- 10 Tháng tám 2021
- 1,501
- 1
- 1,435
- 231
- 19
- Cà Mau
- Trường THPT Thới Bình
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Ấn Độ (1945-2000).
a. Cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ (1945 – 1950)- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ.
- Trước sức ép của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ, trao quyền tự trị theo “phương án Mao bát tin" chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở tôn giáo. Ấn Độ của những người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của những người theo Hồi giáo. Ngày 15/8/1947, hai nhà nước Ấn Độ và Pakistan được thành lập.
- Không thỏa mãn quy chế tự trị, Đảng Quốc đại lãnh đạo nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyển bố độc lập và thành lập nước cộng hoà Ấn Độ.
b, Công cuộc xây dựng đất nước (1954 – nay )
+ Kinh tế.
- Nhờ tiến hành “Cách mạng xanh" trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực và từ năm 1995, là nước xuất khẩu gạo hàng thứ ba trên thế giới.
-Ấn Độ đã chế tạo được máy móc, thiết bị ngành dệt, hóa chất, máy bay, tàu thủy, đầu máy xe lửa và
+ Khoa học – kĩ thuật, văn hóa, giáo dục: Là cường quốc công nghệ phần mềm công nghệ phần mềm, công nghệ vũ trụ. Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử (1974), phóng vệ tinh nhân tạo (1975).
+ Đối ngoại: Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực, luôn luôn Ủng hộ cuộc điều tranh giành độc lập của các dân tộc.
3. Trình bày khái quát cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giành độc lập diễn ra sôi nổi, bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi, mở đầu là cuộc binh biến ở Ai Cập và sự thành lập nước Cộng hòa Ai Cập (1953). Nửa sau thập niên 50, có nhiều quốc gia giành độc lập như: Tuynidi Maroc, Xuđang, Gana, Ghinê, Angiêri v
- Lịch sử ghi nhận năm 1960 là "Năm châu Phi" với 17 nước giành được độc lập. Năm 1975, Mô dăm-bích, Ănggôla giành độc lập, đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ.
- Sau năm 1975, các nước thuộc địa còn lại hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ ách thống trị của chế độ thực dân cũ, giành độc lập và quyền sống con người, tiêu biểu là cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai của nhân dân Nam Phi giành thắng lợi (1993), ông Nenxon Mandela trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hoà Nam
Phi. Sự kiện này đánh dấu việc chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc tồn tại 3 thế kỷ ở nước này.
Câu hỏi luyện chuyên đề
* Trình bày khái quát cuộc đấu tranh giành độc lập ở Mỹ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước Mỹ La tinh sớm giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ đầu thế kỷ XIX, nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mỹ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ tìm cách biến khu vực Mỹ Latinh thành "sân sau" của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mỹ. Phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ phát triển, nhất là ở Cuba.
- Tháng 3/1952, với sự giúp đỡ của Mỹ. Batixia đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Caba. Nhân dân Cuba đứng lên chống chế độ độc tài thân Mỹ dưới sự lãnh đạo của Phiden Catstarô. Ngày 1/1/1954, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hoà Cuba ra đời
- Do ảnh hưởng của cách mạng CuBa, trong những năm 60-70 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi; 15 quốc đảo vùng biển Caribê lần lượt giành độc lập.
- Cùng với các hình thức đấu tranh đấu tranh như bãi công, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, phong trào đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ độc tài thành lập chính phủ mới tiến bộ diễn ở nhiều nước như Vênêxuêla, Nicaragoa, Pêru, chilê vvv....