Chuyên đề: Al,Zn và các hợp chất của chúng

W

windyheart99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Lí thuyết
1. Tính chất hóa học của ${Al}$, ${Zn}$
${A}$l. ${Zn}$ mang đầy đủ tính chất hóa học chung của kim loại( tác dung với PK, tác dụng với dung dịch Axit, tác dụng với dung dịch muối), ngoài ra ${Al}$, ${Zn}$ có tính chất riêng : Tác dụng với dung dịch bazơ
${2A}$l +${2NaOH}$ +${2H}_{2}$${O}$ → ${2NaAlO}_{2}$ + ${3H}_{2}$
${Zn}$ + ${2NaOH}$ → ${Na}_{2}$${ZnO}_{2}$ + ${H}_{2}$
Phương trình tổng quát: ${M}$ + ${NaOH}$ + ${H}_{2}$${O}$ → ${Na}_{2}$${MO}_{2}$ + ${H}_{2}$
Chú ý: Al không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đnguội
+ Phản ứng nhiệt nhôm :
${Al}$ + ${Fe}_{x}$${O}_{y}$ → ${Al}_{2}$${O}_{3}$ + ${H}_{2}$${O}$
2. Tính chất hóa học của các hợp chất của Al, Zn
a. Oxit
Mang tính chất lưỡng tính : vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ
b. Bazơ
Chúng là những hidroxit lưỡng tính: - Vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ.
- Chúng là những bazơ không tan nên bị nhiệt phân hủy.
c. Muối
+ Với các muối chứa gốc kim loại của Al, Zn như : ${AlCl}_{3}$, ${ZnCl}_{2}$ ... phản ứng với dung dịch bazơ cho kết tủa sau đó kết tủa bị hòa tan trong bazơ dư.
Vd: ${AlCl}_{3}$ + ${3NaOH}$ → ${Al(OH)}_{3}$ + ${3NaCl}$
${Al(OH)}_{3}$ + ${NaOH}$ → ${NaAlO}_{2}$ + ${H}_{2}$${O}$
+ Với các muối gốc – ${AlO}_{2}$, =${ZnO}_{2}$ phản ứng với dung dịch axit và khí ${CO}_{2}$ ( do các axit của chúng là những axit yếu)
Vd: ${NaAlO}_{2}$ + ${HCl}$ + ${H}_{2}$${O}$ → ${NaCl}$ + ${Al(OH)}_{3}$
Nếu HCl dư: ${Al(OH)}_{3}$ + ${HCl}$ → ${AlCl}_{3}$ + ${H}_{2}$${O}$
${NaAlO}_{2}$+${CO}_{2}$ + ${H}_{2}$${O}$ → ${Al(OH)}_{3}$+ ${NaHCO}_{3}$ hoặc ${Na}_{2}$${CO}_{3}$
Chú ý: kết tủa không bị hòa tan.
Các muối ${Al}_{2}$${{CO}_{3}}_{3}$, ${Al}_{2}$${{SO}_{3}}_{3}$ không bền dễ thủy phân trong nước :
${Al}_{2}$${{CO}_{3}}_{3}$ + ${3H}_{2}$${O}$ → ${2Al(OH)}_{3}$ +${3CO}_{2}$




II:Bài tập
1. Hỗn hợp X gồm K và Al có khối lượng 10,5 g. Hoà tan X vào nước thì hỗn hợp X tan hết cho ra dung dịch A.
a. Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch A lúc đầu không có kết tủa. Kể từ thể tích dung dịch HCl 1M thêm vào là 100 ml thì dung dịch bắt đầu kết tủa. Tính % mỗi kim loại?
b. Trộn hỗn hợp Y cũng gồm K và Al. Trộn 10,5 g hỗn hợp X với 9,3 gam hỗn hợp Y thu được hỗn hợp Z. Hỗn hợp Z tan hết trong nước cho dung dịch B. Thêm HCl thì ngay giọt đầu tiên đã có kết tủa. Tính mK. m Al trong Y?

2. Một hỗn hợp A gồm Al, Al2O3, CuO tan hết trong 2 lit dung dịch H2SO4 0,5 M cho dung dịch B và 6,72 lit H2. Để cho dung dịch bắt đầu có kết tủa với NaOH thì thể tích NaOH 0,5 M cần thêm vào là 0,4 l và cho kết tủa bắt đầu không thay đổi thì thể tích NaOH là 4,8 l cho dung dịch C.
a. Tính C% các chất trong A.
b. Thêm dung dịch HCl 1M vào dung dịch C. Tính thể tích HCl 1M cần dùng để:
- Có kết tủa cực đại ?
- Có kết tủa cực tiểu ?
- Có kết tủa sau khi nung cho ra chất rắn có khối lượng 10,2 gam ?

3. A là dung dịch ${AlCl}_{3}$. B là dung dịch NaOH 1 M. Thêm 240 ml dung dịch B vào cốc đựng 100 ml dung dịch A. Khuâý đều tới phản ứng hoàn toàn thấy có 6,24 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch B khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy có 4,68 gam kết tủa. Tính CM của dung dịch A.

4. X là dung dịch${AlCl}_{3}$ , Y là dung dịch NaOH 2M. Thêm 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X. Khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy có 10,92 gam kết tủa. Tính CM của dung dịch X.


5. Hỗn hợp 2 kim loại A và B có hoá trị tương ứng là n và m được chia thành 3 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho hoàn tan hết trong dung dịch HCl thu được 1,792 lit ${H}_{2}$ (đktc).
Phần 2: Cho tác dụng với NaOH dư thu được 1,344 lit khí, còn lại chất rắn không tan có khối lượng bằng 4/13 khối lượng mỗi phần.
Phần 3: Nung trong oxi được 2,84 gam hỗn hợp 2 oxit ${A}_{2}$${O}_{n}$ và ${B}_{2}$${O}_{m}$.
a. Tính tổng khối lượng của 2 kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
b. Xác định A, B?
c. Muốn hoà tan hỗn hợp ban đầu bằng dung dịch ${HNO}_{3}$3,98% (d = 1,02 g/ml) có khí ${N}_{2}$${O}$ duy nhất thoát ra phải dùng tối thiểu bao nhiêu ml axit?

6. Nung 93.9 gam hỗn hợp X gồm ${Fe}_{3}$${O}_{4}$ và Al trong môi trường chân không. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. Chia Y làm 2 phần:
Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1.344 lít ${H}_{2}$
Phần 2:cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 14.112 lít ${H}_{2}$
biết các khí đo ở đktc. Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenso2

Post bài sai vị trí nhé bạn. Mấy ông winterbaekho và sky_net vào xử đi, chứ tui cũng không biết có phải post sai không nữa :D:D
 
Top Bottom