CHUYÊN ĐỀ 2: Thơ Mới.

C

conu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chúng ta vừa đi xong chuyên đề lý luận Văn học, trong chuyên đề trước 1 câu liên quan đến nội dung 3 trào lưu Văn học 1930 - 1945, vừa kết hợp ôn lại về kiến thức lý luận, cũng để là cái đà cho chúng mình bước tiếp sang 3 chuyên đề tiếp theo: Thơ mới, Văn xuôi hiện thực và văn xuôi lãng mạn...
Đối với chuyên đề thơ mới, chúng mình đã có những buổi thảo luận từ chuyên đề trước thông qua 1 câu hỏi lý luận, nhưng đó là cái nhìn 1 cách tổng quan từ phương diện lý luận, còn ở đây chúng ta sẽ đi sâu hơn vào các tác phẩm cụ thể.
Vậy thơ mới là gì?
Chỉ đơn giản là cách gọi để phân biệt với thơ cũ. Đây là 1 bộ phận của trào lưu Văn học lãng mạn những năm 30 - 45.
Tại sao lại gọi là Thơ mới?
Vì Thơ mới xuất hiên trên Văn đàn trong sự giao thời, vẫn còn tồn tại những quan niệm cũ và đã có sự du nhâp của Văn hóa phương Tây. Thơ mới đã thực sự có những cách tân cả về nội dung và nghệ thuật - những đóng góp lớn cho việc đổi mới diện mạo Văn học Việt Nam.
Đặc biệt đây là sư giải phóng cái tôi cá nhân, đây là sáng tác của 1 lớp tri thức tiểu tư sản.
*HCLS: 1930: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các pt yêu nước ngày càng dâng cao đập vào thành lũy của bọn cướp nước bán nước.
+ Bọn đế quốc thi hành những chính sách đàn áp về chính trị, bóc lột về kinh tế, đầu độc về VHóa -> tình cảnh khốn cùng của ndân.
=> Bối cảnh ấy đã hạn chế và bóp nghẹt khả năng phát triển của nền Văn học công khai, đẩy nó vào con đường bế tắc.
+Cuộc đấu tranh giữa các hệ tư tưởng tất yếu sẽ xảy ra -> Sự phân hóa các tầng lớp trí thức.
*HCTT (tư tưởng):
+Bị ảnh hưởng rõ rệt của Văn hóa phương Tây.
+Tâm tính thay đổi -> cuộc Cách mạng thơ ca -> Thơ thay đổi.
+"Cái tôi" đã có mầm mống từ trước, đã bắt đầu phát triển cuối thế kỉ 18.
*Nguyên nhân trực tiếp:
+Ở thời điểm này, chế độ khoa cử đã tàn -> Thơ Đường Luật thất thế, bị người ta công kích.
+Cuộc tuyên truyền cho thơ mới trên báo chí về lối Thơ, đem ý thật mà tả = câu có vần, ko bó buộc bởi niêm luật.
+Cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và thơ mới.
*L2 sáng tác: Tầng lớp trí thức tiểu tư sản và viên chức thành thị, những ng` tuy thoát li cuộc yêu đấu tranh chính trị nhưng vẫn ấp ủ tâm sự yêu nước thầm kín.

Phía trên là 1 vài khái quát, và nét phác về "Thơ mới".

Các nhóm sẽ cùng thảo luận vấn đề sau:

1/ Hãy tìm hiểu những nét chính về "cái Mới" trong "Thơ Mới" thông qua những tác phảm đã học trong chương trình.

2/ Thơ lãng mạn thấm đượm nỗi buồn, hãy lý giải vì sao như vậy và chứng minh qua các bài thơ "Đây mùa thu tới" - Xuân Diệu, "Đây thôn Vĩ Dạ" - Hàn Mặc Tử, "Tống Biệt Hành" - Thâm Tâm, "Tràng Giang" - Huy Cận. Nêu rõ những nét chung và nét riêng của nỗi buồn trong các bài thơ nêu trên.

Các nhóm sẽ cùng tranh luận trên đây, mọi hình thức trao đổi sẽ là sự tương tác giứa các nhóm và được công khai trên diễn đàn. Chúng ta sẽ làm việc theo phương pháp tương tác và sự phân đinh, chốt hạ vấn đề sẽ do mod tranquang đảm nhiệm.
Kết quả của chuyên đề 1 sẽ được thông báo sau.
Hi vọng mọi người sẽ làm việc 1 cách hiệu quả, cảm ơn. :)
 
H

huongtomboy

khoảng tuần sau tớ sẽ post bài lên. Tuần này ôn thi thử nhìu bài tập lắm ^^
Bạn nào co bài trước thì cứ viết nhé :)
 
C

conu

Vì tất cả chúng ta đều ôn thi Tốt nghiệp, nên mình sẽ dãn thời gian ra, kể cả chuyên đề này và chuyên đề Văn xuôi lãng mạn - Văn xuôi hiện thực phê phán sẽ cùng có hạn chót là đến hết tháng 5.
Nhưng bù lại, khi thi Tốt nghiệp xong, bọn mình phải tích cực làm việc hơn để làm cùng lúc nhiều chuyên đề hơn cho kịp tiến độ đến khi thi ĐH. ;)
 
S

sunflower0610

nhưng ma` trong 1 tháng bọn minh` có thể hoan` thành nhiều vấn đề lớn như vậy ko?Thấy chẳng ổn tí nao` :(
 
Top Bottom