CHUYÊN ĐỀ 1: Lý luận Văn học - Nhận xét và góp ý!

T

tranquang

1. Anh sẽ không chấm điểm và không nhận xét cho bài viết tuần này!

2. A nghĩ các bài viết trong chủ đề lần này các mem có thể copy về và in ra làm tài liệu tham khảo cho việc học Văn. Đơn giản vì đấy là kiến thức cơ bản về Lí luận văn học!


Đồng ý rằng Lí luận văn học rất cần... Nhưng mục tiêu của chúng ta là ôn tập kiến thức để thi đại học! Vậy nên cái việc anh không chấm điểm và không nhận xét cũng có lí do riêng, rất tế nhị!

Trong các chuyên đề tiếp theo chúng ta có thể kết hợp "lồng" phần kiến thức Lí luận văn học vào trong từng tác phẩm. Như thế thì Lí luận mới không xa rời thực tế!
 
P

phanhuuduy90

conu said:
Em cũng đồng ý. về mặt bằng kiến thức thì có như vậy, nhưng nhyuwngx chuyên đề thì nên tổng hợp và đòi hỏi hiểu sâu sắc + vận dụng hợp lý, dù sao, chúng ta vẫn nên có ít nhất 1 bài viết (để còn luyện nữa chứ) và do anh tranquang chấm điểm để biết mức độ khả năng của mình đến đâu. Còn lại chủ yếu là tranh luận, và những bài trả lời cho đề văn hầu như nên chỉ là những dàn ý, cách thức tổ chức hệ thống ý và kiến thức (mình cũng đã định như thế trong chuyên đề tới), anh Phát sẽ điều hành và sửa chữa từ trên.
Mọi người thấy thế nào? :)
Dù sao các bài viết lần này cũng đã viết rồi, mong anh Phát cho vài nhận xét và cả điểm để mọi người được biết sự cố gắng của mình đã thu được những ưu điểm gì ngoài những nhược điểm như anh vừa kể trên. :D
Nhưng chủ đề nào cũng quan trọng đõi vói mình cả , vậy chủ đề nào là lớn :D :D
, vậy viết cô đọng , đủ ý là viết những gì :(( :((
 
H

huongtomboy

tranquang said:
1. Anh sẽ không chấm điểm và không nhận xét cho bài viết tuần này!

2. A nghĩ các bài viết trong chủ đề lần này các mem có thể copy về và in ra làm tài liệu tham khảo cho việc học Văn. Đơn giản vì đấy là kiến thức cơ bản về Lí luận văn học!


Đồng ý rằng Lí luận văn học rất cần... Nhưng mục tiêu của chúng ta là ôn tập kiến thức để thi đại học! Vậy nên cái việc anh không chấm điểm và không nhận xét cũng có lí do riêng, rất tế nhị!

Trong các chuyên đề tiếp theo chúng ta có thể kết hợp "lồng" phần kiến thức Lí luận văn học vào trong từng tác phẩm. Như thế thì Lí luận mới không xa rời thực tế!

Em cũng đồng ý!
Em nghĩ lần sau nên đi chuyên sâu vào kiến thức thực tiễn hơn bằng cách phân tích, bình giảng...các tác phẩm. Vì kiến thức về lí luận khá trừu tượng, ko phải viết là ăn chắc luôn.
Nhưng dù sao những bài viết trên là thành quả của những nỗ lực lớn từ phía bọn em,trong quá trình viết bài chúng em đã học hỏi được thêm rất nhiều đấy! Hi vọng anh tranquang cho chúng em một số nhận xét để chúng em rút kinh nghiệm.

@ CÁc bạn : Tớ nghĩ thành công lớn nhất của chúng ta là đã nghiêm túc và nỗ lực hết mình đấy chứ! Cùng cố gắng nha :x :x
 
D

ducdung.com

Những ngày vừa qua, dù có 1 số mem chưa thật sự tích cực, thì bọn em, những thành viên học tập của nhóm 1 và 4 đã nỗ lực học hỏi, làm việc nghiêm túc, và giúp đỡ lẫn nhau, thậm chí có nhóm còn cố gắng dành thời gian ra online hàng tối với mong muốn cho ra sản phẩm tốt nhất, dù gì đó cũng là những thành quả của sự đầu tư và cố gắng, và bọn em mong nhận được những nhận xét góp ý, thậm chí chê bôi về chất lượng bài cũng được bọn em cũng vui lòng> Nếu biết viết chỉ để nhận được thế này từ trước chắc em đã ko viết nữa làm gì, dẫu sao cũng cảm ơn mọi người đã tạo cơ hội cho mình được học hỏi thêm nhiều điều.
 
T

tranquang

@all: Anh sẽ có nhận xét cụ thể cho từng bài viết! Chắc chắn là như thế rồi!
... Nhưng về vấn đề điểm thì anh nghĩ là để bắt đầu từ chuyên đề sau. Ok?
Chào thân ái và quyết thắng!
 
C

conu

tranquang said:
@all: Anh sẽ có nhận xét cụ thể cho từng bài viết! Chắc chắn là như thế rồi!
... Nhưng về vấn đề điểm thì anh nghĩ là để bắt đầu từ chuyên đề sau. Ok?
Chào thân ái và quyết thắng!
Anh Phát ơi, chuyên đề sau sẽ do em post hay anh post lên? Em đã chuẩn bị xong rồi. :D
 
N

nhungvisaolaplanh

Phan tich ve dep hinh tuong nguoi linh trong bai tho Tay Tien cua Quang Dung

Người lính hiện về trong hồi tưởng như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian hoài niệm về một nỗi nhớ thương mênh mang ''Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !....chơi vơi ''.Người lính được miêu tả rất thực trong sinh hoạt hàng ngày trong những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân với những đói rét bệnh tật tiều tuỵ về hình hài song vẫn phong phú trong đời sống tâm hồn với những khát vọng tuổi trẻ. Liên hệ so sánh với người lính trong Đồng chí để thấy được nét tương đồng của người lính vệ quốc tác giả phát hiện ra vẻ đẹp người lính Tây Tiến nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với cảnh sắc độc đáo tinh tế hùng vĩ dữ dội phi hùng và duyên dáng trữ tình thơ mộng. Trong bài Đồng chí người lính được khắc hoạ bằng bút pháp hiện thực ra trong không gian môi trường quen thuộc gần gũi cái chung được làm nổi bật chân thực cụ thể .Nét chung hình tượng người lính trong hai bài thơ đều là những người chiến sĩ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ xả thân vì Tổ quốc xứng đáng là những anh hùng.
 
P

phaodaibatkhaxampham

một số thuật ngữ lí luận

hẳn là trong quá trình đọc ,học văn các bạn sẽ gặp các thuật ngữ mà mình không hiểu ,hay các từ mà đọc xong như có một tấm vải buông trên mắt mình:eek: đây sẽ là nơi để các bạn thắc mắc và giả thích cho những khúc mắc của mọi người:)>-

1. Đề tài:

- Đề tài là hiện tượng đời sống được thể hiện qua miêu tả.

- Ví dụ: “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Tắt đèn”,… viết về đề tài nông dân.

2. Chủ đề:

- Chủ đề là vấn đề chính, vấn đề chủ yếu mà tác phẩm muốn nêu lên qua một hiện tượng đời sống.

- Ví dụ: Chủ đề truyện “Đời thừa” là bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội thực dân phong kiến.

3. Cảm hứng:

- Cảm hứng “là nội dung tình cảm của tác phẩm”

- Ví dụ, bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan, cảm hứng chủ đạo là nỗi buồn cô đơn, lạnh lẽo và nỗi buồn nhớ nhà của người lữ khách.

4. Nội dung triết lý:

- Quan niệm về thế giới, quan niệm về con người là nội dung triết lý của tác phẩm văn học.

- Ví dụ, nội dung triết lý của truyện ngắn “Đời thừa” là gì?

+ Là khoái cảm của văn chương “dẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích bằng”

+ Là nghề văn tuy nghèo mà sang trọng: “Tuy khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi (Hộ), chưa chắc tôi đã đổi”.

+ Là quan niệm về kẻ manh: “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”.

5. Sắc điệu thẩm mỹ của tác phẩm là vẻ đẹp chủ yếu tương ứng với cảm hứng và chủ đề tác phẩm.

- Ta thường nói: “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” là một cách đánh giá sắc điệu thẩm mỹ của tác phẩm văn học.

- Nói về sắc điệu thẩm mỹ trong “Nhật ký trong tù”, Hoàng Trung Thông viết:

“Văn thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.
 
C

conu

Đây cũng là 1 vấn đề rất hay, được nêu ra rất bổ ích cho các mem ôn thi ĐH.
Cảm ơn đóng góp của phaodaibatkhaxampham, sắp tới mình sẽ đưa thêm 1 số thuật ngữ lý luận Văn học để bổ sung thêm, ko chỉ có thuật ngữ mà cả những nội dung của lý luận như chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chủ nghĩa nhân đạo... gồm những biểu hiện gì.
Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các mem trong quá trình học tập.
 
P

phaodaibatkhaxampham

cảm hứng nhân đạo

Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn

thiên về ngợi ca vẻ đẹp của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm.

Cốt lõi của cảm hứng nhân đạo là lòng thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người. Một tác phẩm mang cảm

hứng nhân đạo khi nó ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người, không những thế phải đồng cảm xót thương những số

phận bị chà đạp, lên án tố cáo những thế lực thù địch, đồng thời phải biết đồng tình với khát vọng và ước mơ chính

đáng của con người.
 
P

phaodaibatkhaxampham

+ Khuynh hướng sử thi thể hiện:

* Đề tài : những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc

* Nhân vật chính : những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bó số phận

cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, tình cảm lớn, lẽ

sống lớn lên hàng đầu

* Lời văn : ngợi ca, trang trọng và lấp lánh vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng.

+ Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng (ở thời kì này là ngợi

ca cuộc sống mới, con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

+ Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp

ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.
 
C

conu

Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo:

- Đề cao, trân trọng những giá trị tốt đẹp của con người.
- Yêu thương, đồng cảm với những con người bất hạnh.
- Đồng tình với khát vọng chân chính của con người.
- Lên án những gì làm hại con người.

* Trào lưu Văn học:

Là 1 hiện tượng lịch sử gắn liền với sự vận động của quá trình Văn học nhằm khắc phục những mâu thuẫn bên trong để đưa nền văn học phát triển sang 1 giai đoạn mới hoặc theo 1 xu hướng văn học nhất định.
- Biểu hiện của 1 trào lưu Văn học: là 1 dòng chảy văn học bao gồm 1 loạt những sáng tác của các nhà văn, nhà thơ có cùng quan điểm tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ, cương lĩnh sáng tác với 1 số lượng lớn tạo nên sự cách tân mạnh mẽ cho nền văn học.

* Trữ tình ngoại đề:

Trữ tình ngoại đề, hay còn có tên ngoại đề trữ tình là một thuật ngữ văn học dùng để chỉ một hình thức của ngôn từ tác giả: là ngôn từ của tác giả kiêm người trần thuật bị chệch ra ngoài việc miêu tả các sự kiện trong cốt truyện nhằm bình luận hoặc đánh giá về chúng, hoặc về những điều khác, không trực tiếp gắn với hành động của tác phẩm.

Tác giả trực tiếp bộc lộ những tư tưởng tình cảm, quan niệm của mình của mình đối với cuộc sống và nhân vật được trình bày qua cốt truyện.
 
Last edited by a moderator:
K

kiuctuoi20

minh tr loi 1 số câu
câu 3: Tác phẩm văn học là một chinh thể thẩm mĩ. Tức là có sự hoàh hơp giữa nội dung và hình thức , nhăm phản ánh quan điểm của tác giả va cách thể hiện của tác giả về cuộc sống.
_Hình tượng nghệ thuật :đối với thơ la hình tượng cảm xúc; với tác phẩm tự sự là các nhân vật có thể la con người,con vật được tác giả xây dưng dể thể hiện tư tưởng cua mình.
có hai lại nhân vật:1:nhân vật chính la nhân vật trung tâm, la nơi tập trung nghệ thuật của tác giả; 2:nhân vật phụ dược xây dựng dể làm nổi bật nhân vật chính
Câu 4: mỗi tác phẩm văn học thường có hai lớp nội dung: 1.nội dung trực cảm_là nội dung biểu hiện trực tiếp qua tác phẩm; 2. nội dung tượng đồng sáng tạo_là nội dung được người đọc suy ra từ nội dung trực cảm
 
J

jun11791

Bổ sung thêm 1 số thuật ngữ lý luận mình thấy hay có trg các đề đh

- Ko biết nhân đạonhân văn khác j` nhau nhỉ?

- Chủ nghĩa Anh hùng Cách Mạng + biểu hiện (cụ thể trg tp "Những đứa con trong gia đình" và "Rừng xà nu" )

- Nêu n~ đặc sắc trg tp (đề này khá rộng nhỉ, chăc phải đi vào cụ thể từng bài)

- Tính dân tộc (trg "Việt Bắc", "Đất nước")

- Cảm hứng lãng mạn anh hùng ( trg "Tây Tiến")

- Cái "tôi" của t/g được thể hiện ntn trg t/p

- tính chính luận (trg "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" )

Về CNAHCM trg tp "Rừng xà nu" + Tính dân tộc trg "Việt Bắc" + đặc sắc trg tp "Những đứa con trong gia đình" trg ct Tư vấn mùa thi, các thầy cô đã gợi ý rất chi tiết, chta ko cần nói thêm trên đây, chỉ giải quyết n~ cái còn lại thôi. ok?

 
A

annsuri

tiếp tục LLVH

:D Bổ sung tiếp mấy định nghĩa, những kiến thức bổ trợ cần thiết cho bạn nào chuẩn bị thi ĐH. Tuỳ từng khái niệm, mình sẽ lồng ghép cho mọi người tác phẩm đã được học trong chương trình phổ thông để cho dễ liên hệ, ứng dụng cho các tác phẩm khác). Nào mại dzô mại dzô. Dz0ooooooo……

1/ Tình huống truyện: tình huống truyện trong tác phẩm tự sự là sự sắp xếp các sự kiện, tình tiết trong 1 mối quan hệ theo dụng ý của nhà văn. Việc sang tạo nên tình huống truyện có ý nghĩa to lớn quy định đến chất lượng, giá trị của tác phẩm. Vì thế mỗi nhà văn khi cầm bút, đều không ngừng cố gắng khám phá, tìm tòi để tạo nên những tình huống truyện đặc sắc hấp dẫn. (Tình huống truyện trong “Vợ nhặt” của Kim Lân là một trong những tình huống tiêu biểu cho giá trị đó.Tình huống truyện trong tác phẩm chính là sự việc xoay quanh Tràng nhặt được vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã đem đến giá trị sâu sắc và thể hiện được chiều sâu tư tưởng của nhà văn KL.)

2/ Chi tiết: mang dấu ấn tư tưởng chủ đề. Trong mỗi chi tiết chứa đựng điều mà nhà văn muốn nói. Nó có những tình tiết, sự kiện rất chân thực sống động như hiện thực cuộc đời. Nhưng đằng sau những câu chữ ấy lại chứa đựng một hàm ý nào đó của nhà văn về một bức thông điệp tư tưởng mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc.

3/ Xung đột kịch: Khi nhắc đến tác phẩm kịch, người ta thường nghĩ đến xung đột kịch trong đó. Bởi xung đột kịch chính là linh hồn, là yếu tố góp phần tạo nên những giá trị trong tác phẩm. Cũng nhờ xung đột kịch, nhà văn mới có thể xây dựng và khắc hoạ được tính cách của nhân vật kịch trong đó. (Trong vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ cũng xây dựng được xung đột kịch rất đặc sắc. Nhà văn đã xây dựng những xung đột mâu thuẫn bên trong nhân vật và cả những xung đột mâu thuẫn giữa các nhân vật trong vở kịch. Những xung đột này đan cài vào nhau để tạo nên sự kịch tính, cao trào cho xung đột kịch. Nó cũng đặt ra một thử thách to lớn, đòi hỏi nhân vật phải tháo gỡ cái xung đột ấy một cách đặc sắc, thuyết phục và thể hiện được cái chiều sâu tư tưởng của nhà văn.)

4/ Nhân vật văn học: là con người sống động, có lí lịch, có hoàn cảnh cụ thể nhưng mang một ý nghĩ điển hình cho 1 tầng lớp, 1 giai cấp, 1 thời đại. Đó là đứa con đẻ của nhà văn.

5/ Giá trị nhân đạo của tác phẩm:
-[FONT=&quot] [/FONT]Là tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bi kịch của con người.
-[FONT=&quot] [/FONT]Lên án, tố cáo những thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của con người.
-[FONT=&quot] [/FONT]Là tiếng nói ngợi ca những vẻ đẹp, những phẩm chất, những khát vọng chân chính của con người.
-[FONT=&quot] [/FONT]Là mở ra một lối thoát giúp cho họ có tương lai tươi sang.
Riêng bài này, ngay cả trong đề thi TN văn năm 200 8- 2009, mình thấy cũng có câu hỏi về GTNĐ trong tác phẩm VCAP của nhà văn Tô Hoài.
Lưu ý, ở mỗi bài, 4 biểu hiện của giá trị nhân đạo vừa nói ở trên, có thể biểu hiện rõ hoặc không. Cần xác định điểm mới, đặc sắc nhất của biểu hiện GTNĐ trong tác phẩm đó để lập dàn bài có trọng tâm, đưa đến kết quả cao nhất!

6/ Thơ:
-[FONT=&quot] [/FONT]Ý thơ: điều tác giả muốn nói với người đọc qua bài thơ.
-[FONT=&quot] [/FONT]Hình thơ: là những hình ảnh hiện thực được miêu tả, khai thác ở trong bài thơ để phục vụ cho tư tưởng bài thơ.
-[FONT=&quot] [/FONT]Tình thơ: tình cảm, thái độ nhà thơ trước vấn đề được nêu ra trong thơ.
-[FONT=&quot] [/FONT]Hình tượng trong tác phẩm: là những hình ảnh cụ thể, sinh động trong cuộc sống hiện thực. Khi đi vào tác phẩm thơ, nó trở thành biểu tượng cho cuộc sống con ngưòi. Những biểu tượng ấy trở thành cảm hứng chủ đạo xuyên suốt toàn tác phẩm.

* Lời gửi tới các sĩ tử năm nay: Nhiệt tình – Nhìn xa trông rộng – Hành động, đó là công thức của sự thành công.
- M. King-

Vận may có đôi chút đỏng đảnh, nếu bạn săn đuổi quá nhiều nó sẽ tránh xa bạn. Hãy học tập chăm chỉ, chuẩn bị sẵn sàng “ứng phó” với mọi tình huống. Vận may sẽ mỉm cười với bạn đúng lúc. Vận may là do chính sự chuẩn bị của chúng ta tạo nên.

* dear mod (không rõ là dear mấy mod mới đủ đây, cấp số n mất!!!) (^_^) em nghĩ, forum nên tích cực đẩy mạnh việc nêu định nghĩa văn học, lý luận văn học cơ bản cho các bạn chuẩn bị thi ĐH năm nay. Sau đó, sẽ đóng gói lại thành 1 bản word, pdf, txt,.. để “làm quà” cho các bạn í chuẩn bị tinh thần vượt vũ môn trong năm nay. Về sau, mình vẫn sẽ tiếp tục bổ sung thêm các chi tiết cần thiết sau, để tiếp tục duy trì cho những năm sau nữa thì càng tốt. Dù sao, đây cũng là công sức góp ý của mọi người. Việc mình cần làm là tập hợp và chia sẻ.

* Cuối cùng, chúc mọi người vui vẻ, sức khoẻ để còn chiến đấu dài dài. Câu này, nhận thấy không hay bằng “Chào thân ái, quyết thắng” của mod tranquang òi =.= :p
 
J

jun11791

* dear mod (không rõ là dear mấy mod mới đủ đây, cấp số n mất!!!) (^_^) em nghĩ, forum nên tích cực đẩy mạnh việc nêu định nghĩa văn học, lý luận văn học cơ bản cho các bạn chuẩn bị thi ĐH năm nay. Sau đó, sẽ đóng gói lại thành 1 bản word, pdf, txt,.. để “làm quà” cho các bạn í chuẩn bị tinh thần vượt vũ môn trong năm nay. Về sau, mình vẫn sẽ tiếp tục bổ sung thêm các chi tiết cần thiết sau, để tiếp tục duy trì cho những năm sau nữa thì càng tốt. Dù sao, đây cũng là công sức góp ý của mọi người. Việc mình cần làm là tập hợp và chia sẻ.

Mình cũng cùng quan điểm với bạn nì

Sao có mấy thuật ngữ lý luận ở trên (nhân đạo vs nhân văn, CNAHCM, cảm hứng lãng mạn anh hùng, ...) mà chưa ai giúp mình nếu gặp n~ bài nghị luận văn học có "dính" đến n~ thuật nhữ đó thì chi tiết bài làm phải đi theo n~ hướng nào (mà đề thi đh thg` hay cho ra dạng kiểu này). Tự dưng có bạn nào lại cảm ơn mình mà ko giúp mới sợ chứ (?)
 
Top Bottom