Văn 7 Chương trình tiếng Việt

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Từ ghép: 2 loại

•Chính - phụ: 1 tiếng nghĩa chính, 1 tiếng nghĩa phụ, bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính (1C - 1P)
Vd: Bàn đá, màu xanh, nước mắt,...
-Bàn, màu, nước là tiếng chính
-Đá, xanh, mắt là tiếng phụ, bổ nghĩa

•Đẳng lập: 2 tiếng bình đẳng nghĩa
Vd: quần áo, sách vở, bàn ghế,...

Từ láy: 3 loại, là nghệ thuật dùng từ tạo sinh động cho bài viết, văn bản. Ít nhất 1 tiếng không có nghĩa.

•Láy âm đầu: giống nhau về âm đầu
Vd: run rẩy, rì rào, tính tang,...
-Rẩy, rì, rào, tính, tang các tiếng không có nghĩa

•Láy vần: giống nhau phần vần
Vd: bồi hồi, lập cập, lom khom

•Láy toàn bộ: giống cả phần âm và vần.
Vd: ngoan ngoãn, nong nóng, xanh xanh,..
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: jehinguyen

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đại từ: là các từ ngữ dùng để xưng hô hay dùng để thay thế danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

– Đại từ nhân xưng (dùng để xưng hô), dùng chỉ ngôi, đại diện hay thay thế cho danh từ. Gồm có 3 ngôi:

+ Trong ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,…

+ Trong ngôi thứ hai (chỉ người nghe): cậu, các cậu, …

+ Trong ngôi thứ ba (chỉ người không có trong giao tiếp nhưng được nhắc đến trong giao tiếp): họ, hắn, bọn nó, chúng nó,…

Ngoài các đại từ nhân xưng phổ biến còn có các danh từ làm từ xưng hô ví dụ như trong quan hệ gia đình như ông, bà, anh, chị, em, con, cháu,… trong các nghề nghiệp hoặc chức vụ riêng như bộ trưởng, thầy giáo, luật sư,…

2 loại
-Hỏi:
+Người: Nó về chưa?
+Số lượng: Bao nhiêu người?
+Hoạt động, tính chất sự vật: Câu chuyện ra sao?

Trỏ:
+Người: Nó chưa về
+Số lượng: Tôi chỉ có bấy nhiêu thôi
+Hoạt động, tính chất sự việc: Chúng ta đi ăn nhé

Từ Hán-Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việt

Từ Hán Việt dùng độc lập.Vd: hoa, học, số, lượng,...

Nghĩa của từ Hán Việt
Vd: hoa: bông hoa
hoa mĩ: cái đẹp, thẩm mỹ

thiên: trời
thiên đô: dời đô,...

Trật tự từ ghép Hán Việt:
•Chính - phụ. Vd: ái quốc (ái: yêu, quốc: nước)
•Phụ - chính. Vd: cường quốc (cường: mạnh, quốc: nước),...
 
Last edited by a moderator:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Quan hệ từ là nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau

-Quan hệ từ sở hữu. Vd: Bút đó của tôi
-Quan hệ từ so sánh. Vd: Nó cao bằng tôi
-Quan hệ từ nhân quả. Vd: Mất đồ nên nó buồn
-Quan hệ từ tương phản. Vd: Học nhiều là thế nhưng nó vẫn bị điểm kém,...

Cặp quan hệ từ.
-Vì/Do/Bởi... nên...
-Mặc dù/Tuy... nhưng...
-Vừa... vừa
-Càng...càng
-Hễ/Cứ... thì...
...

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

2 loại
•Từ đồng nghĩa giống nhau:
Vd: cần cù, chăm chỉ, siêng năng,...
*Có thể thay đổi cho nhau.

•Từ đồng nghĩa gần giống nhau:
Vd.Biểu thị mức độ, trạng thái khác nhau : cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô,…( chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước )

+ Cuồn cuộn : hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ.

+ Lăn tăn : chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt.

+ Nhấp nhô : chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh.

*Cân nhắc lựa chọn sử dụng

Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau
Vd: nóng - lạnh, ngoan - hư, buồn - vui,...

1 từ trái nghĩa có thể có nhiều từ trái nghĩa khác nhau.
Vd: nhạt - mặn ( độ mặn)
nhạt - đậm ( màu áo)
nhạt - đằm thắm (tình cảm)
...

Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Vd: thiên đô (dời đô)
thiên hướng (nghiêng về)
thiên niên kỉ (thời gian)
=>Khác về nghĩa
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: jehinguyen

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Thành ngữlà những câu nói không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông thường, đồng thời ý nghĩa của một thành ngữ thường rất khác với ý nghĩa của từng chữ một trong câu.

Cấu tạo của thành ngữ

Có các cách phân loại cấu tạo ngôn ngữ như sau:

– Dựa vào số lượng thành tố trong ngôn ngữ:

+ Thành ngữ kết cấu ba tiếng: Ác như hùm, bụng bảo dạ, bé hạt tiêu…

Trong trường hợp này có câu hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép, như: Bé hạt tiêu, có máu mặt, chết nhăn răng…; kiểu có ba từ đơn, kết cấu giống như cụm
từ C-V: Bạn nối khố, cá cắn câu…

+ Thành ngữ kết cấu bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay xen kẽ. Đây là kiểu phổ biến nhất của thành ngữ tiếng Việt: Bán vợ đợ con, bảng vàng bia đá, phong ba bão táp, ăn to nói lớn, ác giả ác báo, …

Trong đó các tác giả chia ra các kiểu:

* Kiểu thành ngữ có láy ghép: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt, chúi đầu
chúi mũi…

* Kiểu thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép: Nhắm mắt xuôi tay, nhà tranh
vách đất, ăn bờ ở bụi, bàn mưu tính kế…

+ Thành ngữ kết cấu năm hay sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó…

Một số thành ngữ có kiểu kết cấu từ bảy, tám, mười tiếng. Nó có thể hai hay ba ngữ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tổ hợp kiểu ngữ cú dài cố định, như: Vênh váo như bố vợ phải đâm, vén tay áo xô đốt nhà táng giày .v.v…

=> Như vậy, dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ để phân loại thành ngữ là chỉ dựa vào hình thức, không phản ánh được tính chất quan hệ và đặc điểm bên trong của chúng.

– Dựa vào kết cấu ngữ pháp:

+ Câu có kết cấu CN-VN + trạng ngữ hoặc tân ngữ: Nước đổ đầu vịt, Chuột sa chĩnh gạo…

+ Câu có kết cấu C-V, V-C: Vườn không nhà trống, mẹ tròn con vuông…

Đặc điểm thành ngữ

Thành ngữ có tính hình tượng và thường được xây dựng dựa trên các hình ảnh cụ thể.

Thành ngữ có tính hàm súc, khái quát cao. Mặc dù được xây dựng từ những sự vật, sự việc nhưng nghĩa của nó không dựa trên từ ngữ tạo thành mà mang ý nghĩa rộng và khái quát hơn, có tính chất biểu trưng và đầy sắc thái biểu cảm.

Tác dụng của thành ngữ

Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới.

Ví dụ: Trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương sử dụng rất nhiều thành ngữ:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Ở đây, Trần Tế Xương sử dụng thành ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” để chỉ sự lam lũ, vất vả của người đàn bà trong cuộc đời ông. Tấm thân gầy gò “lặn lội”, lam lũ của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya. Tác dụng của thành ngữ mà Tế Xương sử dụng ở đây là thể hiện tình cảm, nỗi xót xa trước sự vất vả, nhọc nhằn của người vợ. Từ đó ông càng yêu thương người phụ nữ của ông hơn.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật mà ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ hay cả một câu với dụng ý cụ thể để tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, đoạn thơ.

Việc lặp một từ người ta hay gọi là điệp từ, lặp các cụm hay câu gọi là điệp ngữ. Người ta còn có cách lặp lại một dạng câu (câu hỏi, câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán…) nhiều lần trong cùng đoạn văn, đoạn thơ thì gọi là điệp cấu trúc câu (điệp cấu trúc cú pháp).

Ví dụ:

+ “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái”

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

Trong khổ thơ trên tác giả điệp từ “nhìn thấy” 2 lần nhấn mạnh hành động nhắc tới trong câu.

+ “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Cụm từ “Một ngọn lửa” được tác giả lặp lại 2 lần trong khổ thơ có tác dụng gợi nhắc về hình ảnh bếp lửa của bà.

+ “Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”

(Hồ Chí Minh)

Trong câu văn trên sử dụng biện pháp lặp cấu trúc câu vừa tạo tính nhạc cho câu vừa thể hiện sự quyết tâm của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Các loại điệp ngữ

Điệp nối tiếp

Điệp nối tiếp là kiểu điệp mà các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là để tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Thương em, thương em, thương em biết mấy”

(Phạm Tiến Duật)

Hai câu thơ trên có phép điệp nối: “rất lâu” lặp 2 lần trong câu 1 và “thương em” lặp 3 lần liên tiếp trong câu 2. Với việc sử dụng phép lặp nối tạo sự da diết như tăng lên gấp bội, nỗi nhớ nhung tác giả đối với nhân vật “em”.

Điệp ngắt quãng

Điệp ngắt quãng là các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong một câu văn hoặc cách nhau trong hai, ba câu thơ của một khổ thơ.

Ví dụ:

+ “Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Trong khổ thơ trên điệp từ “ta” được lặp lại 3 lần ở đầu mỗi câu thơ cho thấy khát khao của nhân vật “ta” được hòa mình làm mọi điều trong cuộc sống.

+ “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

Điệp từ “Tre” được lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi câu văn và “giữ” lặp lại 4 lần trong cùng một câu. Đây là phép điệp ngắt quãng có tác dụng nhấn mạnh vào chủ thể và hành động kiên cường, bất khuất của người anh hùng “tre”.

Điệp vòng (điệp chuyển tiếp)

Điệp vòng được hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn, câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu văn. Câu thơ sau tạo sự chuyển tiếp, gây cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.

Ví dụ:

“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh Phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

“Thấy” và “ngàn dâu” là hai từ ngữ được lặp lại ở đầu câu sau tạo sự chuyển tiếp, trùng trùng, điệp điệp như ngút ngàn không chỉ của màu xanh của dâu. Đây còn là sự trải dài nỗi nhớ chồng của người chinh phụ.

Tác dụng của điệp ngữ

Tác dụng nhấn mạnh

Điệp ngữ được sử dụng câu thơ, văn thường có tác dụng nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc nào đó hoặc việc lặp lại có chủ đích nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật được nhắc tới trong câu.

Ví dụ:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Trong khổ thơ trên “Một bếp lửa” được lặp lại 2 lần ở đầu mỗi câu thơ có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa trong trí nhớ của người cháu. Từ đó thể hiện tình cảm là nỗi nhớ nhung da diết về “bếp”, về bà dấu yêu.

Tác dụng liệt kê

Điệp ngữ còn có tác dụng liệt kê các sự vật, sự việc được nói tới trong câu làm sáng tỏ ý nghĩa, tính chất của sự vật, sự việc.

Ví dụ:

“Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát….

Có bão tháng bẩy

Có mưa tháng ba”

(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)

Điệp từ “có” lặp lại 5 lần tạo sự liệt kê làm nổi bật tinh túy làm nên hạt gạo đó là vị phù sa, hương sen, lời mẹ hát, bão tháng bảy, mưa tháng ba. Từ đó cảm nhận vất vả, nhọc nhằn hậu phương khi làm ra lương thực cung cấp cho tiền tuyến.

Tác dụng khẳng định

Các từ ngữ lặp lại tác dụng khẳng định điều tất yếu, niềm tin tác giả vào sự việc sẽ xảy ra.

Ví dụ:

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

“Dân tộc đó phải” được lặp lại 2 lần là sự khẳng định điều chắc chắn, tất yếu “phải được độc lập” của dân tộc kiên cường, bất khuất.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Chơi chữ là lợi dụng sắc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn, thú vị.

-Các lối chơi chữ:

+ Dùng từ ngữ đồng âm

+ Dùng lối nói trại âm

+ Dùng lối nói lái

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

Ví dụ:

+ Dùng từ ngữ đồng âm

Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ có chồng lợi chăng?

Thầy bói gieo quẻ mà rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

+ Dùng lối nói trại âm

Sánh vơi Na va ranh tướng Pháp ( Danh tướng)

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

+ Dùng lối nói lái

VD: Khi đi cưa ngọn khi về cũng cưa ngọn ( Con ngựa)

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

Đi tu Phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không. --> Đồng nghĩa.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Câu đặc biệt là câu không theo mô hình chủ - vị (0C - 0V)

Vd:Lại mưa!

Câu rút gọn là câu được lược bỏ chủ hoặc vị hoặc cả chủ lẫn vị ngữ

Vd: Đã đến rồi.
(lược bỏ chủ ngữ)

Một giờ trôi qua. Rồi hai giờ, ba giờ,...
(lược bỏ vị ngữ)

Nó tới lúc nào?
-Hôm qua
(lược bỏ cả chủ - vị ngữ)
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm

Các loại trạng ngữ
•Thời gian: Bảy giờ, nhà tôi chuẩn bị ăn cơm tối
•Không gian: Dưới ánh nắng, hoa mai như muốn sáng bừng bên sắc vàng rực rỡ
•Cách thức: Mẹ đã may xong áo với đôi tay khéo léo
•Nơi chốn: Ở nhà, nó đang học bài
•Mục đích: Phải ra sức học tập để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
•Nguyên nhân: Vì muốn được điểm cao, tôi cố gắng học hành

Vị trí
Trạng ngữ có thể đứng đầu, giữa, cuối câu
•Đầu: Hôm nay, tôi buồn
•Giữa: Tôi dậy vào sáng sớm giúp mẹ làm việc nhà
•Cuối: Nó bị điểm thấp, vì không lo ôn bài
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt động)

Chuyển câu chủ động -> bị động
Vd: Mẹ khen Minh
-> Minh được mẹ khen/Minh được khen bởi mẹ. (ý nghĩa tích cực: "được")

Dì Năm đánh Bình vì không trông nhà
->Bình bị dì Năm đánh/Bình bị đánh bởi dì Năm. (ý nghĩa tiêu cực: "bị")

=>Dấu hiệu nhận biết: được, bị,...
-Ý nghĩa câu bị động và chủ động cơ bản như nhau.

Tác dụng
Câu bị động thường được dùng trong các trường hợp sau:

– Khi cần nhấn mạnh tình trạng, trạng thái của đối tượng.

– Khi không cần nhấn mạnh chủ thể của hành động.

Liên kết câu trong văn bản để văn bản trở nên mạch lạc hơn.
 
Top Bottom