Có ai biết những tác phẩm (thuộc bất cứ thể loại nào) viết về Nam Định không, giúp mình với, chiều mình nộp rồi
"
Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa mộng" - hiện tượng thiên nhiên ấy không chỉ xảy ra với riêng Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu xưa nay mà thường gặp của những miền quê có rươi của ven biển Bắc Bộ,
"Sống ngâm da, chết ngâm xương", "bông nổi cho chim, bông chìm cho cá" như vẽ lên cả một khung cảnh của vùng chiêm trũng xưa kia quanh năm úng ngập của Ý Yên, Vụ Bản, cũng đâu xa lạ với nhiều vùng quê miền Bắc trước khi được thuỷ lợi hoá.
"Ăn lấy chắc, mặc lấy bền" cũng là nhận thức chung của các thế hệ cư dân Việt tiểu nông hàng ngàn đời đói nghèo, giản dị, chất phác.
"Nuôi lợn thì phải vớt bèo, lấy vợ thì phải nạp cheo cho làng..." hẳn không phải chỉ là lời nhắn gửi, tổng kết của riêng một làng quê nào của Nam Định, mà là tục, là lệ của làng quê Việt Bắc Bộ .v.v.
Có những câu dù chỉ rõ ràng một, thậm chí hai, ba địa danh, làng xã của vùng Nam Định, như "
Xứ Đông Bạch Sam, xứ Nam Hành Thiện", "Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện"- "Sinh Tức Mặc thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc"... đã trở thành câu cửa miệng không riêng người Nam Định.
Điều này là đương nhiên vì những nhận thức, tổng kết đó nảy sinh, lưu truyền từ, trong cùng một môi trường tự nhiên, lịch sử, văn hoá Việt Nam.
Thế nhưng lại có thể nhận ra rất rõ ràng "dấu ấn" Nam Định trong không ít tục ngữ, ca dao.
Trước hết đó là những câu phương ngôn có kèm theo địa chỉ cụ thể (vùng, phần nhiều là những làng - xã theo tên nôm hoặc tên hành chính) chỉ đặc điểm địa lý, tự nhiên hoặc hành chính của một vùng, miền, chẳng hạn:
"
Nam Chân thất Cổ, Giao Thuỷ lục Hoành"
"Nam Chân thất Cổ, Hải Hậu cửu An"
Hoặc để chỉ địa giới vùng Quần Anh, Hải Hậu xưa:
"Đông Cồn Quay, cồn Bẹ,
Tây núi Lẹ, Thần Phù".
Nhiều hơn cả là những phương ngôn về đặc điểm đặc sản, sản vật, nghề nghiệp, tính cách con người - qua cách nhìn, cách phác hoạ dân gian, của một làng quê Nam Định
Về nghề thủ công :
"
Làng Vân lò rèn,
Làng Sen go khổ"
*
" Mộc tượng xã Trung,
Tài phùng xã Thượng,
Nề tượng Phương Đê"
*
"Bình Lãng rút kén, ươm tơ,
Chợ trâu Quỹ Nhất, bánh đa làng Vò "
*
"Hay đan trại Cối
Múa rối làng Tè
Rè rè Liên Tỉnh"
Về đặc sản của làng quê :
"Muối Xuân An, cam xã Thượng"
Giầy Gôi, xôi Báng, rượu Hàu "
Về học hành, dòng họ:
"
Hoành Nha họ Vũ,
Trà Lũ họ Trần"
" Văn quan Phủ,
Phú quan Nghè,
Kinh nghĩa chỉ huy là quan Hoàng giáp"
"Đậu phụ Thuỷ Nhai, Tú tài Hành Thiện",..
Về chợ búa, hội hè:
"Bỏ con bỏ cháu, không bỏ hai mươi sáu chợ Ninh"
"Bỏ tổ bỏ tiên không ai bỏ chợ Viềng mồng tám"...
Về con người :
"
Gái Hải Lạng, lang chợ Chùa",
"Gan như gan Cát Giả"
"Trai Giang Tả, gái Lã Điền " ...
Cũng có những câu, dẫu có nhắc tới địa danh của những miền quê khác, nhưng "dấu ấn" Nam Định lại rất rõ ràng:
"
Than đá Hòn Gai,
Sơn nâu Yên Bái,
Quần Anh lụa nái
Rượu cái Kiên Lao”