Mọi người cho mik hỏi
Em hãy chứng minh văn chương là hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng . Chẳng những thế văn chương còn là sáng tác ra sự sống
Mọi người giúp mik với mik đang gấp
Mọi người cho mik hỏi
Em hãy chứng minh văn chương là hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng . Chẳng những thế văn chương còn là sáng tác ra sự sống
Mọi người giúp mik với mik đang gấp
1. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp và chức năng của văn chương
- Trích dẫn nhận định:
+ "văn chương là hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng . Chẳng những thế văn chương còn là sáng tác ra sự sống"
2. Thân bài: 2.1.Giai thích nhân định
"Văn chương là hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng . Chẳng những thế văn chương còn là sáng tác ra sự sống'': Văn học là bức tranh của cuộc đời, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật. Văn học được sáng tạo nên bởi mảnh đất hiện thực, các tác giả cắm rễ mình xuống mảnh đất ấy, hút lấy những nhựa sống tràn trề, căng đầy và thả mình vào nghiêng mực, vào bài thơ, vào con chữ. Từ chính xã hội được phản ánh vào trang văn, vào câu từ nên thật - giả, thiện - ác tồn tại song hành từ cuộc đời đến văn chương => Chức năng giáo dục là giá trị cơ bản của văn học, văn học giúp con người nhận biết đúng - sai, lợi - hại, tốt - xấu, con người và quỷ dữ qua câu chuyện, qua lời thơ, qua nước mắt và qua cuộc đời,.. => Văn chương là hình dung ra sự sống muon hình vạn trạng
''Chẳng những thế văn chương còn là sáng tác ra sự sống": Văn học không chỉ được dựng nên từ căn cốt có sẵn mà nhà thơ còn thổi hồn mình nồng nàn qua từng dòng văn, nét bút. Tình cảm là đặc trưng vĩnh hằng của con người và vì vậy nó cũng là vốn quý to lớn mà văn học chứa đựng. Ngôn từ là chất liệu xây dựng nên tác phẩm, cái đẹp và cái hay cũng từ đó tuôn trào, lắng đọng người đọc. Văn học không chỉ giáo dục con người làm người, cách thời đại vận động cứng nhắc, khô khan mà còn lưu luyến những giấc mơ, tình yêu và cảm xúc đong đầy tạo nên cái mĩ vị độc đáo, đa dạng => Chức năng thẩm mỹ là giá trị cơ bản của văn học, giúp con người nhận ra cái đẹp, cái hay, cái mỹ của cuộc đời, sự rung động cảm xúc, nhấn mạnh được con người là chủ thể của cuộc đời có thể tác động lên toàn bộ các sinh vật khác. Con người và con vật khác nhau ở suy nghĩ, nhận thức, ngôn trữ, trí tuệ và đặc biệt là tình cảm. Gía trị thẩm mỹ của văn chương còn phân biệt con người với các máy moc robot lao động vô tri, hãy sống như một con người, đừng bao giờ tồn tại như một cỗ máy
=> Văn học bồi dưỡng nên giá trị con người và giá trị cuộc sống, thể hiện cái nhìn nhân đạo và tư tưởng nhân văn, chất thơ và tình người. Từ đây giúp con người, những người thưởng thức thi ca có được cuộc sống tinh tế, phong phú, giàu đẹp hơn. => Văn chương sáng tác ra sự sống, một cuộc sống đẹp hơn, sắc màu hơn
2.2 Chứng minh nhận định
Văn chương bắt đầu và điểm đến cũng là con người. Văn chương trước hêt là cuộc đời, từ chính hiện thực rút ra như ''Cuộc chia tay của những con búp bê'' miêu tả chân thực tình trạng li hôn và những ảnh hưởng tác động xấu đến con trẻ khi bị cha mẹ bắt ép chia xa tình máu mủ . Từ đây, tác giả đánh thức nội tâm người đọc về cách giáo dục con trẻ của phụ huynh cùng theo đó là cái nhìn nhân đạo về nỗi mất mát, thiếu thốn tình càm của con trẻ. Người lớn đã từng là trẻ con, nhưng trẻ con chưa bao giờ là người lớn. Li hôn không xấu vì về bản chất li hôn là cho nhau đi hai lối riêng khi cả hai không tìm được tiếng nói chung nhưng giải quyết vấn đề làm sao cho thỏa đáng và tránh gây nên những kí ức tồi tệ là điều cần thiết. Rõ ràng, qua dẫn chứng trên, ta thấy được văn chương đã giáo dục nên giá trị con người và lòng tin yêu, cái nhìn tốt đẹp, cảm thông của tác giả đến những đối tượng khác nhau trong xã hội
Lấy dẫn chứng thêm từ vẻ đẹp người phụ nữ trong ''Tức nước vỡ bờ'', cái chết của ''Cô bé bán diêm'' hay kiếp làm kĩ nữ trong ''Truyện Kiều'
=> Văn chương hình dung ra cuộc đời, phản ánh sự thật qua lăng kính nghệ thuật của nhà văn, văn chương góp phần tạo nên tiếng nói bình đẳng về giá trị sống con người, sáng tác nên sự sống có giá trị, có ý nghĩa 3. Kết bài: - Khẳng định vấn đề nghị luận
- Liên hệ bản thân