Toán 9 Chứng minh trực tâm của $\Delta AMN$ là trung điểm của đoạn OH

thangbebu1112004

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng hai 2018
236
50
71
20
Nghệ An
THCS Tôn Quang Phiệt
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH . Đường tròn tâm O đường kính AH cắt các cạnh AB, AC lần lượt tại D và E . gọi M, N lần lượt là trung điểm của BH,CH.chứng minh
a. MD song song với NE
b. trực tâm của [tex]\Delta[/tex]AMN là trung điểm của đoạn OH
c.[tex]\Delta[/tex]ABC có thêm điều kiện gì để [tex]\Delta[/tex]AMN có diện tích nhỏ nhất
 

Ann Lee

Cựu Mod Toán
Thành viên
14 Tháng tám 2017
1,782
2,981
459
Hưng Yên
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH . Đường tròn tâm O đường kính AH cắt các cạnh AB, AC lần lượt tại D và E . gọi M, N lần lượt là trung điểm của BH,CH.chứng minh
a. MD song song với NE
b. trực tâm của [tex]\Delta[/tex]AMN là trung điểm của đoạn OH
c.[tex]\Delta[/tex]ABC có thêm điều kiện gì để [tex]\Delta[/tex]AMN có diện tích nhỏ nhất
upload_2018-8-15_10-49-7.png
a) Ta có:
[tex]\widehat{ADH}=\widehat{AEH}=90^{\circ}[/tex] (2 góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Xét [tex]\Delta BDM[/tex] vuông tại D có đường trung tuyến DM
[tex]\Rightarrow DM=\frac{BH}{2}=MH\Rightarrow \Delta DMH[/tex] cân [tex]\Rightarrow \widehat{DMH}=1800^{\circ}-2\widehat{DHM}[/tex]
Tương tự: [TEX]\widehat{ENH}=1800^{\circ}-2\widehat{EHN}[/TEX]
Suy ra [tex]\widehat{DMH}+\widehat{ENH}=180^{\circ}\Rightarrow DM//EN[/tex]

b) Từ M hạ đường vuông góc với AN tại G cắt OH tại F.
[tex]\Rightarrow[/tex] F là trực tâm của [tex]\Delta AMN[/tex] (1)
Ta có: [tex]HB.HC=AH^2\\\Leftrightarrow \frac{HB}{AH}=\frac{AH}{HC}\\\Leftrightarrow \frac{HB}{2OH}=\frac{AB}{2HN}\\\Leftrightarrow \frac{HB}{OH}=\frac{AH}{HN}[/tex]
[tex]\Delta BHO\sim \Delta AHN(c-g-c)\Rightarrow \widehat{HBO}=\widehat{HAN}[/tex]
Lại có [tex]\widehat{HAN}=\widehat{HMG}\Rightarrow \widehat{HMG}=\widehat{HBO}\Rightarrow BO//MG[/tex]
Lại có M là trung điểm của BH
Suy ra F là trung điểm của OH (2)
Từ (1),(2) suy ra đpcm

c) [tex]S_{AMN}=\frac{1}{2}.AH.MN=\frac{1}{4}AH.BC=\frac{1}{4}AH.(BH+HC)\geq \frac{1}{4}AH.2\sqrt{BH.HC}=\frac{1}{2}AH^2[/tex] không đổi
Dấu = xảy ra khi [TEX]BH=HC [/TEX] [tex]\Leftrightarrow \Delta ABC[/tex] vuông cân tại A
 
Top Bottom