Văn 7 Chứng minh câu tục ngữ : Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Narika_Sono

Học sinh
Thành viên
27 Tháng một 2020
16
17
21
16
Nam Định
THCS Lê Đức Thọ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

a) Mở bài
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã có tinh thần yêu nước, giúp đỡ lẫn nhau. Nghĩa cử cao đẹp đó ngời sáng trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Điều đó đã trở thành đạo lý của dân tộc, đã thể hiện rất sâu sắc trong câu tục ngữ : " Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".
b) Thân bài
* Giải thích :
- Nghĩa đen : nói đến lòng yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, câu tục ngữ trên đã đưa ra 2 hình ảnh của 2 loại cây bầu và bí. Hai loại cây này đều thuộc loại cây dây leo, cùng thuộc họ thân mềm, cùng trưởng thành trên một cái giàn tre. Bầu và bí cùng chịu nắng mưa, hạn hán. Chính vì vậy mà chúng phải nương tựa vào giàn, vào nhau để sống.
- Nghĩa bóng : câu tục ngữ nói đến chuyện bầu, bí nhưng nhân gian không nói đến chuyện cỏ cây. Người xưa mượn hình ảnh có thực, quen thuộc ở làng quê Việt Nam để nhắc nhở con cháu rằng : Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy không phải anh em ruột thịt nhưng cũng sống trong một làng, một xã. Vì vậy, con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
* Lý lẽ :
Thật vậy, mọi người dân Việt Nam từ bọc trăm trứng tự bao giờ đã mang trong mình dòng máu rồng, tiên. Dù ở bất cứ nơi đâu, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng đến miền núi, ta đều là anh em ruột thịt. Mặt khác, sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi mà luôn cần sự giúp đỡ, nhất là khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
* Dẫn chứng :
D/c 1 :
Trước hết, tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, rõ nhất là mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng. Vì mỗi người dân VN đều mang chung nỗi khổ mất nước, chịu chung ách nô lệ, cảnh lầm than, họ cùng nhau chiến đấu chống kẻ thù. Dưới thời Trần, giặc Nguyên - Mông hung tàn, ba lần đem quân sang xâm lược nước ta đều chuốc lấy thất bại. Đó là nhờ lúc ấy, từ vua đến dân, từ tướng lĩnh đến quân sĩ đều gắn bó bên nhau, quyết tâm đánh đuổi giặc. Rồi khi cả nước đương đầu với hai thế lực mạnh nhất là : thực dân Pháp và đế quốc Mĩ vào đầu thế kỉ XX ( 20 ) thì tinh thần đoàn kết , lòng yêu thương giữa hậu phương và tiền tuyến được thể hiện rõ nét. Nhờ thế, nhân dân ta chỉ với gậy gộc, búa liềm đã làm nên cuộc cách mạng tháng 8 vang dội và chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu
D/c 2 :
Bài học yêu thương đùm bọc nhau giữa người với người trong một nước, trong từng thời kì có những điểm khác nhau nên trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, có sự đồng tâm, hiệp lực, trên dưới một lòng đánh đuổi giặc ngoại xâm thì mỗi khi thiên tai, hạn hán thì tinh thần " lá lành đùm lá rách " là một nghĩa cử cao đẹp. Khi miền Trung gặp bão lũ thì cả nước hướng về miền Trung ruột thịt để chia sẻ sự mất mát đó đối với đồng bào bị thiên tai. Những tấm áo, bao gạo, thùng mì tôm giúp nhân dân vùng lũ lụt. Chiến tranh đã qua đi, lịch sử đau thương dần khép lại nhưng đất nước ta cũng còn nhiều khó khăn. Nhiều gia đình không đủ ăn, đủ mặc. Để người nghèo cùng đón 1 cái Tết vui vẻ khi xuân về, đảng và chính phủ đã phát lệnh cho nhân dân ủng hộ quỹ " Vì người nghèo ". Sự đùm bọc đó đã tạo nên tình thân ái trong nhân dân. Lòng nhân ái bao la đó của nhân dân VN không chỉ dừng lại ở trong nước mà họ đã hướng lòng mình tới nỗi khổ đau của nhân dân thế giới. Chúng ta không vô cảm trước nỗi đau của nạn nhân sóng thần.
c) Kết bài
Câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lý làm người . Lời dạy ấy đã nhắc nhở mỗi chúng ta mở rộng lòng nhân ái, giúp đỡ những người sống quanh mình. Làm được điều đó, bạn sẽ thấy cuộc đời đẹp hơn.



 
Last edited by a moderator:
Top Bottom