Văn 9 Chuẩn bị bài viết Tập làm văn số 2

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
@Trang Ran Mori Chị ơi, chỉ cho em dàn ý đề 5 với 6 với được không ạ? :) Dàn ý khái quát thôi là được ạ :)
Nhờ nhiều anh chị sao quên nhờ chị Quậy vậy em ~~ :D

Chị cho ý tưởng nhé
I. Mở bài: Hoàn cảnh gặp anh thanh niên
- Khi mới vừa ra trường, tôi hoang mang về công việc sắp tới
- Trên chuyến đi đến nơi làm việc, bác lái xe dừng chân tại Sa Pa và giới thiệu tôi với một anh chàng đặc biệt
II. Thân bài:
1. Anh là một người yêu cái đẹp:
- Bước chân lên những bậc thềm đập vào mắt tôi là một thiên đường trên mặt đất, một ngôi nhà nhỏ xinh trên cao và bên cạnh là những luống hoa đủ màu sắc.
- Anh đang chăm chỉ cắt hoa
- Sau đó, anh tặng tôi bó hoa tuyệt đẹp vừa mới cắt đó. Tôi đã rất ngại ngùng
2. Bên trong căn nhà:
- Anh sắp xếp mọi thứ một cách gọn gàng, ngăn nắp
- Anh thân thiện, rót trà mời bác họa sĩ và đem đến tận bàn tôi đang khẽ đọc cuốn sách trên bàn anh
- Mắt tôi nhìn vào cuốn sách nhưng lại bị chính câu chuyện anh đang kể làm cuốn hút.
- Sau khi nghe anh kể về những khó khăn khi sống ở đây, cảm giác "thèm người" thì bác họa sĩ tỏ ý vẻ anh
- Anh lại khiêm tốn giới thiệu những người đáng vẽ hơn anh nhưng bác họa sĩ vẫn mắt nhìn mà tay vẽ.
3. Ấn tượng trong tôi:
- Sau khi gặp anh, tôi đã có động lực để bước tiếp trên hành trình sắp tới
- Đó là duyên hội ngộ mà ông trời đã sắp đặt như muốn nâng bước tôi trên đường đời
III. Kết bài:
- Đó là cuộc gặp gỡ đáng nhớ nhất đời tôi
- Tôi sẽ không bao giờ quên anh và khao khát được một lần nữa trở lại Sapa gặp anh
 
  • Like
Reactions: Kuroko - chan

beebebu

Học sinh
Thành viên
1 Tháng tư 2016
34
10
21
Nhờ nhiều anh chị sao quên nhờ chị Quậy vậy em ~~ :D

Chị cho ý tưởng nhé
I. Mở bài: Hoàn cảnh gặp anh thanh niên
- Khi mới vừa ra trường, tôi hoang mang về công việc sắp tới
- Trên chuyến đi đến nơi làm việc, bác lái xe dừng chân tại Sa Pa và giới thiệu tôi với một anh chàng đặc biệt
II. Thân bài:
1. Anh là một người yêu cái đẹp:
- Bước chân lên những bậc thềm đập vào mắt tôi là một thiên đường trên mặt đất, một ngôi nhà nhỏ xinh trên cao và bên cạnh là những luống hoa đủ màu sắc.
- Anh đang chăm chỉ cắt hoa
- Sau đó, anh tặng tôi bó hoa tuyệt đẹp vừa mới cắt đó. Tôi đã rất ngại ngùng
2. Bên trong căn nhà:
- Anh sắp xếp mọi thứ một cách gọn gàng, ngăn nắp
- Anh thân thiện, rót trà mời bác họa sĩ và đem đến tận bàn tôi đang khẽ đọc cuốn sách trên bàn anh
- Mắt tôi nhìn vào cuốn sách nhưng lại bị chính câu chuyện anh đang kể làm cuốn hút.
- Sau khi nghe anh kể về những khó khăn khi sống ở đây, cảm giác "thèm người" thì bác họa sĩ tỏ ý vẻ anh
- Anh lại khiêm tốn giới thiệu những người đáng vẽ hơn anh nhưng bác họa sĩ vẫn mắt nhìn mà tay vẽ.
3. Ấn tượng trong tôi:
- Sau khi gặp anh, tôi đã có động lực để bước tiếp trên hành trình sắp tới
- Đó là duyên hội ngộ mà ông trời đã sắp đặt như muốn nâng bước tôi trên đường đời
III. Kết bài:
- Đó là cuộc gặp gỡ đáng nhớ nhất đời tôi
- Tôi sẽ không bao giờ quên anh và khao khát được một lần nữa trở lại Sapa gặp anh
Hiiii :) Em không biết thôi mà :)
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
@baochau1112 Chị ơi, chỉ cho em dàn ý đề 5 với 6 với được không ạ? :) Dàn ý khái quát thôi là được ạ :)
Hiiii :) Em không biết thôi mà :)
À há, cũng có nhờ chị rồi nè thì chị giúp luôn đề cuối cùng cho :D Hì hì ^^

I. Mở bài:
- Cứ mỗi lần trở trời là cơ thể tôi lại đau nhức hết sức
- Cứ mỗi lần như vậy thì tôi không sao làm việc được nên ngồi tựa vào ghế và bâng khuâng nhớ lại chuyện cũ
- Những vết thương này chính là huy chương chứng minh lòng dũng cảm của tôi cùng đồng đội trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp.
II. Thân bài:
1. Hoàn cảnh gặp gỡ:
- Năm đó nghe theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, tôi cùng mọi người xung phong tòng quân đánh giặc
- Xuất thân nông dân nên lúc đầu tôi khá ngại
- Nhưng sau đó, tôi vào một đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
- Ở đó có nhiều người giống như tôi nhưng lại đến từ nhiều vùng miền khác nhau
- Chúng tôi đã trò chuyện với nhau rất nhiều:
+ Về miền ven biển khó cày cấy
+ Về miền núi hay sạt lở
+ Về miền trung du sỏi đá ngập tràn
=> Chung xuất thân, chung lí tưởng, chúng tôi đã kết thân với nhau, cùng cầm sung chiến đấu để bảo vệ quê hương
2. Khi cùng hoạt động:
- Hiện thực:
+ Tây Bắc vốn nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc. Những cơn sốt rét rừng vẫn còn ám ảnh tôi tới tận bây giờ, khi nghĩ lại vẫn thấy rùng mình ớn lạnh.
+ Khó khăn lắm mới có một chiếc chăn và đồng đội của tôi đã chia sẻ để cùng đắp với tôi
+ Cái khốn khó đó đã giúp tôi thấu hiểu và cảm thông cho nhau hơn
+ Sự thiếu thốn quân trang, cái rét buốt của rừng sâu khiến cuộc hành quân trở nên gian nan hơn nhưng nhờ mọi người động viên nên tôi vững chí tiến bước về phía trước.
- Lãng mạn:
+ Trong những đem phục kích hay canh giữ thì bên cạnh đồng đội, chúng tôi có trăng sao bầu bạn
+ Chúng tôi nhìn trăng mà ngâm thơ về cuộc đời mình, về những gian khó chúng tôi đã cùng nhau trải qua
+ Thật là những đêm thật đáng nhớ
III. Kết bài:
- Chiến tranh đã qua nhiều năm nhưng những kỉ niệm đó vẫn in đậm trong tim tôi
- Người còn kẻ mất nhưng tình đồng đội keo sơn là sức mạnh thiêng liêng giúp chúng tôi đứng vững và giành được thắng lợi vẻ vang
 
  • Like
Reactions: beebebu

beebebu

Học sinh
Thành viên
1 Tháng tư 2016
34
10
21
À há, cũng có nhờ chị rồi nè thì chị giúp luôn đề cuối cùng cho :D Hì hì ^^

I. Mở bài:
- Cứ mỗi lần trở trời là cơ thể tôi lại đau nhức hết sức
- Cứ mỗi lần như vậy thì tôi không sao làm việc được nên ngồi tựa vào ghế và bâng khuâng nhớ lại chuyện cũ
- Những vết thương này chính là huy chương chứng minh lòng dũng cảm của tôi cùng đồng đội trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp.
II. Thân bài:
1. Hoàn cảnh gặp gỡ:
- Năm đó nghe theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, tôi cùng mọi người xung phong tòng quân đánh giặc
- Xuất thân nông dân nên lúc đầu tôi khá ngại
- Nhưng sau đó, tôi vào một đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
- Ở đó có nhiều người giống như tôi nhưng lại đến từ nhiều vùng miền khác nhau
- Chúng tôi đã trò chuyện với nhau rất nhiều:
+ Về miền ven biển khó cày cấy
+ Về miền núi hay sạt lở
+ Về miền trung du sỏi đá ngập tràn
=> Chung xuất thân, chung lí tưởng, chúng tôi đã kết thân với nhau, cùng cầm sung chiến đấu để bảo vệ quê hương
2. Khi cùng hoạt động:
- Hiện thực:
+ Tây Bắc vốn nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc. Những cơn sốt rét rừng vẫn còn ám ảnh tôi tới tận bây giờ, khi nghĩ lại vẫn thấy rùng mình ớn lạnh.
+ Khó khăn lắm mới có một chiếc chăn và đồng đội của tôi đã chia sẻ để cùng đắp với tôi
+ Cái khốn khó đó đã giúp tôi thấu hiểu và cảm thông cho nhau hơn
+ Sự thiếu thốn quân trang, cái rét buốt của rừng sâu khiến cuộc hành quân trở nên gian nan hơn nhưng nhờ mọi người động viên nên tôi vững chí tiến bước về phía trước.
- Lãng mạn:
+ Trong những đem phục kích hay canh giữ thì bên cạnh đồng đội, chúng tôi có trăng sao bầu bạn
+ Chúng tôi nhìn trăng mà ngâm thơ về cuộc đời mình, về những gian khó chúng tôi đã cùng nhau trải qua
+ Thật là những đêm thật đáng nhớ
III. Kết bài:
- Chiến tranh đã qua nhiều năm nhưng những kỉ niệm đó vẫn in đậm trong tim tôi
- Người còn kẻ mất nhưng tình đồng đội keo sơn là sức mạnh thiêng liêng giúp chúng tôi đứng vững và giành được thắng lợi vẻ vang
Nhờ chị nữa thì hơi ngại, nhưng chị chỉ giùm em đề 3 với đề 4 được không ạ? :) Chị trên kia viết thành bài rồi, em đọc mà không nắm được ý chính mấy :)
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Nhờ chị nữa thì hơi ngại, nhưng chị chỉ giùm em đề 3 với đề 4 được không ạ? :) Chị trên kia viết thành bài rồi, em đọc mà không nắm được ý chính mấy :)
Ừ được, không có chi đâu em. Cứ thoải mái đi. Chị dễ tính mà :D Nhưng em cần gấp không? Để mai chị làm được chứ? ^^
 
  • Like
Reactions: Kuroko - chan

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Hì, em đang phải làm luôn để thầy giáo mai kiểm tra chị ơi :)
Ok em. Vậy thì em cứ hoàn thiện những bài đã được hướng dẫn trước đi nhé.
Tối nay chị ưu tiên hỗ trợ em xong luôn rồi mới đi ngủ :>
Em chờ chị một chút nhé. Tối nay sẽ xong, cứ yên tâm giao cho chị :D :D
 
  • Like
Reactions: beebebu

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 3:
I. Mở bài:
- Giờ tôi đã có gia đình riêng nhưng mỗi lần thấy vợ tôi bật bếp ga lên nấu nướng là tôi lại bâng khuâng nhớ về ánh lửa ngày xưa
- Hình ảnh bà tôi tầm tảo sớm hôm, còng lưng thổi bếp để nấu cho tôi những bữa ăn đạm bạc hàng ngày
II. Thân bài:
1. Kí ức ùa về:
- Từ trong màn sương kí ức, tôi nhớ về kỉ niệm với bà
- Nước ta lâm vào nạn đói khủng khiếp, người người nhà nhà thây chất thành đống, không khí âm u bao trùm muôn nơi
- Ba tôi lo đi làm cả ngày để nuôi mấy miệng ăn
- Tôi ở bên bà, cặm cụi nhóm lửa, nghe bà động viên, cùng bà nhóm bếp nấu từng bữa ăn để duy trì sức sống cho gia đình
=> Khóe mắt tôi cay cay khi nhớ những năm tháng đói nghèo đủ bề
==> Nhưng thật hạnh phúc khi có bà ở bên, có bà là điểm tựa bên ánh lửa bập bùng để biết rằng tôi sẽ có thức ăn mà kiên trì sống tiếp
2. Đằng sau ánh lửa:
- Mọi người đoàn tụ sau một ngày mưu sinh, cùng sum họp quanh bếp bảo ban động viên nhau
- Bà kể chuyện ngày xưa, bên bếp lửa truyền niềm tin vào tương lai cho cả nhà
- Bà đã thổi lửa cho bếp, thổi bùng niềm tin bằng tất cả tình yêu cũng như sự hi sinh của mình.
3. Giặc càn quét:
- Khi giặc Pháp trở lại xâm lăng thì người người phải tòng quân đánh giặc
- Bà một mình nhóm bếp thổi lửa nuôi lớn tôi
- Bà thay bố mẹ, thầy cô chăm sóc, dạy dỗ tôi những điều hay lẽ phải
- Giặc Pháp đốt nhà tôi, may mắn là cả hai bà cháu vẫn được bình yên
- Khi ba mẹ gửi thư hỏi thăm thì bà dặn tôi phải bảo là nhà vẫn yên bình để cha mẹ yên tâm công tác
=> Ôi, bà tôi thật cao cả, sẵn sàng hi sinh trước mọi khó khăn.
III. Kết bài:
- Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng hình ảnh bà thổi lửa, giữ lửa với một niềm tin không thể chuyển lay khiến tôi luôn nhớ về bà, thương bà không sao kể xiết
- Cuộc sống dần đổi thay, bếp lửa truyền thống được thay dần nhưng mỗi khi nhìn thấy ánh lửa, tôi lại luôn nhớ về một thời khó khăn, gian khổ nhưng lại hạnh phúc thuở nào.
 
  • Like
Reactions: beebebu

buianh15121990

Học sinh
Thành viên
1 Tháng mười hai 2018
135
86
31
TP Hồ Chí Minh
THPT Tây Thạnh
Chuyện là thầy giáo em có giao mấy đề văn về nhà chuẩn bị, tuần sau viết bài Tập làm văn. Mà em không biết là nên làm như thế nào cả, nên mọi người có thể chỉ cho em một số ý chính cần viết trong bài văn được không ạ? Và cụ thể thì nên viết theo cách nào ạ? :3

Đề 1: Tưởng tượng được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Hãy viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ ấy
Đề 2: Đóng vai người lính trong "Ánh trăng" kể lại chuyện của Nguyễn Duy qua bài thơ
Đề 3: Đóng vai người cháu trong "Bếp lửa" của Bằng Việt, kể lại tình bà cháu trong bài thơ
Đề 4: Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng
Đề 5: Đóng vai cô kỹ sư nông nghiệp kể lại cuộc gặp gỡ đầy thú vị trong Lặng lẽ Sa Pa
Đề 6: Đóng vai người lính trong Đồng chí kể lại tình đồng đội
đề 5:
Đóng vai cô kỹ sư trẻ kể lại buổi gặp gỡ với anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
Mỗi lần ngắm nhìn luống hoa đang hé nụ trước nhà, tôi vẫn thường mỉm cười mà nhớ lại một kỉ niệm ngắn ngủi nhưng đẹp đẽ trong cuộc đời mình. Trong chuyến đi đầu tiên công tác, giữa cái nắng rực rỡ của Sapa, tôi may mắn được tiếp xúc và trò chuyện với một người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn 2600m. Anh bình dị mà thật đặc biệt, cuộc gặp gỡ với anh đã khắc một dấu ấn sâu đậm khó có thể phai mờ trong tâm trí tôi.
Ngày ấy, sau một chuyến xe dài lên tới Tà Phỉnh, bác lái xe dừng lại bên đỉnh Yên Sơn, vừa cho mọi người nghỉ ngơi đồng thời cũng kẻ cho tôi và ông họa sĩ già về người thanh niên "cô độc nhất thế gian". Anh "thèm người" tới nỗi chắn cây ngang đường cho xe khách dừng lại để có cơ hội được nghe thấy tiếng người và được trò chuyện trong giây lát. Lời kể hồ hởi gây cho tôi một nỗi xúc động lạ lùng khi trong núi rừng Sapa hiện ra một thanh niên tầm vóc bé nhỏ nhưng nét mặt thật rạng rỡ. Sau đôi lời thăm hỏi và giới thiệu, chúng tôi lên thăm nhà anh - một căn nhà mà tôi nghĩ chắc có lẽ cô độc giữa bốn bề chỉ có mây và rừng. Nhưng không, bước chân tới đỉnh Yên Sơn, tôi ngạc nhiên tới nỗi chỉ kịp " ô " lên một tiếng. Không gian tràn ngập sắc hoa rực rỡ và anh thanh niên đang ôm một bó hoa thật to, mỉm cười nhìn chúng tôi. Quên mất sự ngập ngừng ban đầu, tôi chạy lại bên anh và nhận lấy bó hoa tự nhiên như những người bạn. Anh nói to và rõ ràng những ý nghĩ chân thành ít ai nghĩ và càng ít người nói ra: bó hoa đó để kỉ niệm cho lần gặp gỡ tình cờ mà long trọng này, trong 4 năm đây là đoàn t2 thăm a và tôi là cô gái thứ nhất từ Hà Nội. Bỗng dưng tôi cảm thấy anh thật gần gũi. Cô độc làm sao được con người đang đứng trước mặt - một anh thanh niên rạng rỡ từ nét mặt và trìu mến trong từng cử chỉ? hình như cả tôi và ông họa sĩ đều bị cuốn hút, đặc biệt là khi anh say sưa kể về công việc của mình. công việc của anh đơn điệu, lặp đi lặp lại hằng ngày mà gian khổ lắm. Anh trầm ngâm kể lại những đêm 1h sáng lạnh đến buốt da buốt thịt, những khoảnh khắc lặng im của núi rừng cùng sự đáng sợ của gió và mưa tuyết. Gian khổ như thế nhưng anh đâu có chịu khuất phục! anh vẫn làm việc đều đặn và quả quyết chống lại cái rét căm căm của Sapa bằng tất cả tình yêu công việc và tinh thần tự giác, kỉ luật, trách nghiệm với nghề. Nhưng anh chỉ dừng ở đó bởi có lẽ thời gian đang thúc giục anh. anh mời chúng tôi vào nhà. Đây thực sự là ngôi nhà của một anh thanh niên sống độc thân ư? Một không gian không lớn nhưng sạch sẽ và gọn gàng, đủ biết chủ nhân là con người có nếp sống ngăn nắp và khoa học. Anh không có nhiều vật dụng nhưng giá sách gây cho tôi một sự tò mò đặc biệt. Anh ắt hẳn phải là con người có tâm hồn đẹp và đầy mộng mơ. Thật hiếm có! đọc tên nhưng cuốn sách của anh và chọn lấy một quyển, tôi vừa chăm chú đọc vừa lắng nghe cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên và người họa sĩ. Những tâm sự chân thành của anh , tâm sự về công việc, về sự cô đơn mà anh từng nghĩ đến, về lẽ sống và lý tưởng sống anh đã chọn, cả câu chuyện về ông kỹ sư vườn rau hay đồng chí nghiên cứu bản đồ sét. Con người ấy, trong khi kẻ khác còn ngại ngùng rời xa cuộc sống đô thị, lại hứng khởi xung phong tới một nơi hiu quạnh để làm việc và cống hiến, anh và công việc là đôi bởi anh hiểu rõ công việc của mình, mỗi khi nghỉ ngơi sách thành bạn và anh hạnh phúc không điều gì khác ngoài việc được hết mình dâng cho đất nước tuổi xanh và lòng nhiệt huyết luôn cháy sáng. Đó lại là một thanh niên khiêm tốn, dễ gần. có lẽ những ấn tượng quá sức sâu sắc về anh khiến ông họa sĩ già không ngừng hí hoáy với cây bút của mình . Anh đã tặng cho ông một tác phẩm ông hằng mong muốn và tặng cho tôi một bó hoa nào nữa của sự háo hức và mơ mộng. Hình ảnh của anh, cuốn sách lời anh nói khiến tôi thấy rõ hơn cuộc đời cao đẹp của anh, của nhiều người lao động lặng thầm trong lòng Sapa này, và càng tin tưởng hơn con đường tôi đã chọn. Những xúc cảm anh tặng tôi vượt lên mối tình tôi đã bỏ, bằng một thứ ánh sáng diệu kì của lòng tin đã thôi thúc tôi mạnh dạn bước tiếp con đường phía trước. Tôi muốn tặng lại cho anh một vật gì đó nên kẹp lại chiếc khăn mùi soa vào quyển sách của anh. Chiếc khăn sẽ kỉ niệm 30 phút ngắn ngủi nhưng đáng nhớ này. Vậy nhưng trong giờ phút chia tay, có lẽ không hiểu được tấm chân tình tôi gửi lại, anh trả cho tôi chiếc khăn và không quên nói lời chào. Làm sao để anh nhớ về tôi đây? Hình như anh cũng bịn rịn luyến tiếc như cả tôi và ông họa sĩ, sau khi trao cho chúng tôi một giỏ trứng ăn đường, anh vội vã quay về và mất hút trong núi rừng Sapa. Anh xuất hiện đột ngột như một cơn gió rồi biến mất vào mây nhưng những gì anh để lại không mờ nhạt chút nào.
Cuộc gặp gỡ diễn ra đã 2 năm và tôi giờ là một phần của Sapa thầm lặng. Người thanh niên ấy có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhưng dấu ấn về anh vẫn còn vẹn nguyên như ngày hôm qua. Bó hoa dơn, thược dược với đủ màu sắc đã tàn nhưng bó hoa của lòng tin và lý tưởng sống anh vô tình trao cho tôi vẫn đang còn rực rỡ cháy sáng như một ngọn đuốc.
 
  • Like
Reactions: beebebu

buianh15121990

Học sinh
Thành viên
1 Tháng mười hai 2018
135
86
31
TP Hồ Chí Minh
THPT Tây Thạnh
Chuyện là thầy giáo em có giao mấy đề văn về nhà chuẩn bị, tuần sau viết bài Tập làm văn. Mà em không biết là nên làm như thế nào cả, nên mọi người có thể chỉ cho em một số ý chính cần viết trong bài văn được không ạ? Và cụ thể thì nên viết theo cách nào ạ? :3

Đề 1: Tưởng tượng được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Hãy viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ ấy
Đề 2: Đóng vai người lính trong "Ánh trăng" kể lại chuyện của Nguyễn Duy qua bài thơ
Đề 3: Đóng vai người cháu trong "Bếp lửa" của Bằng Việt, kể lại tình bà cháu trong bài thơ
Đề 4: Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng
Đề 5: Đóng vai cô kỹ sư nông nghiệp kể lại cuộc gặp gỡ đầy thú vị trong Lặng lẽ Sa Pa
Đề 6: Đóng vai người lính trong Đồng chí kể lại tình đồng đội
Đề 1:
tưởng tượng mình được gặp gỡ và trò chuyện với người chiến sĩ lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật rồi viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.
Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam
Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:
- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.
Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.
Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.
Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.
 
  • Like
Reactions: beebebu

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 4:
I. Mở bài:
- Làng Chợ Dầu là ngôi làng gắn bó giúp tôi nhiều năm
- Nhưng bọn Tây đến đốt phá khiến chúng tôi phải đi tản cư ở nơi khác
- Giờ đây tôi thật hạnh phúc khi được trở về nhà, trở về nơi "chôn rau cắt rốn" của tuổi thơ
II. Thân bài:
1. Nghe tin đồn nhảm:
- Lúc đi tản cư, tôi luôn nghe ngóng các thông tin về làng của mình
- Bỗng có một ngày, có một người bảo rằng làng tôi theo Tây phản cách mạng.
- Giọng nói đó khiến tôi vừa căm giận vừa cảm thấy tủi hổ xen lẫn thất vọng
- Tôi luôn là người yêu làng, tôi tự hào khi kể với mọi người về làng của mình
- Khi nhận được tin dữ, tôi đã không sao giữ được bình tĩnh và rồi lảng đi nơi khác để khỏi về gặp gia đình mình
- Tôi đã trải qua một cuộc đấu tranh nội tâm cực kì gay gắt đến mức khù khờ
- Tôi bèn kể cho thằng út mọi chuyện và khi kể xong thì trong lòng nhẹ nhõm hơn rất nhiều
2. Nghe tin cải chính:
- Vài ngày sau, nghe ông chủ tịch làng chợ Dầu lên cải chính thông tin
- Cái tin đó là Tây tung ra để làm hoang mang người dân chứ không phải thật. Làng tôi đến phút cuối cùng vẫn oanh liệt, nhất quyết không theo Tây làm Việt gian.
- Trở về nhà với sự thật, tôi hô hào với bọn trẻ và thật tự hào làm sao khi trong lòng tôi: Làng Chợ Dầu - nơi tôi sinh ra và lớn lên là một vùng đất vĩ đại cùng những con người kiên cường, bất khuất
- Tôi hãnh diện kể lại mọi chuyện với mọi người, khoe rằng nhà đã bị đốt sạch, ruộng nương bị phá nát nhưng ai nấy đều vui mừng với tin cải chính đó
- Riêng bà chủ nhà thì kể từ lúc đó im phăng phắc
III. Kết bài:
- Tôi có niềm tin mãnh liệt vào làng của tôi. Tôi sinh ra và lớn lên ở đó nên tôi hiểu rõ nó hơn ai hết
- Làng tôi là một làng anh hùng, dù giặc phá nát như thế nào thì trong linh hồn của làng vẫn luôn hướng về một hướng: cách mạng
 
Top Bottom