Chùa Hương và những thắng cảnh ...

T

tuyen_13

Huyện Thạch Thất: Làng Phùng Xá (làng Bùng), là quê Phùng Khắc Khoan (gọi là trạng Bùng), danh sĩ đời vua Lê Thế Tông, tác giả Nghị Trai Thi Tập, Ngư Phủ Nhập Đào Nguyên Truyện (văn quốc âm); ông còn là ông Tổ nghề dệt the lượt và nghề trồng hai thứ ngô, vừng ở nước ta.
 
T

tuyen_13

Huyện Thường Tín, làng Nhị Khê: Anh hùng Lương Văn Can, người có công lớn trong việc xây dựng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (1907), để truyền bá tư tưởng cách mạng, nêu cao lòng ái quốc và tinh thần tự cường của dân tộc. Ông có năm người con trai và hai người con gái; trong số này, ba người con của ông là Lương Trúc Đàm, Lương Ngọc Quyến, Lương Nghị Khanh và cô con gái thứ năm đều tham gia kháng chiến hết sức kiên trì; đặc biệt là anh hùng Lương Ngọc Quyến, người con thứ hai, một chiến sĩ của Việt Nam Quang Phục Hội đã cùng với anh hùng Trịnh Văn Cấn khởi nghĩa ở Thái Nguyên.
 
T

tuyen_13

Huyện Thường Tín, làng Nhị Khê: Anh hùng Lương Văn Can, người có công lớn trong việc xây dựng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (1907), để truyền bá tư tưởng cách mạng, nêu cao lòng ái quốc và tinh thần tự cường của dân tộc. Ông có năm người con trai và hai người con gái; trong số này, ba người con của ông là Lương Trúc Đàm, Lương Ngọc Quyến, Lương Nghị Khanh và cô con gái thứ năm đều tham gia kháng chiến hết sức kiên trì; đặc biệt là anh hùng Lương Ngọc Quyến, người con thứ hai, một chiến sĩ của Việt Nam Quang Phục Hội đã cùng với anh hùng Trịnh Văn Cấn khởi nghĩa ở Thái Nguyên.
 
T

tuyen_13

Làng Thịnh Hào: Anh hùng Đỗ Chấn Thiết, người có công rất lớn trong việc kinh tài hỗ trợ cho Đông Kinh Nghĩa Thục; sau ông chuyển vũ khí về nước bị quân Pháp bắt mang ra xử tử cùng 17 chiến hữu khác, ngày 2-12-1914, ông có hai người con là Đỗ Bàng và Đỗ Thị Tâm đều chết vì nước. Anh thư Đỗ thị Tâm là một chiến sĩ gan dạ thuộc Việt Nam Quốc Dân Đảng...
 
T

tuyen_13

Huyện Ứng Hòa làng Liên Bạt: Anh hùng Nguyễn Thượng Hiền (đỗ tiến sĩ làm quan tới Án Sát, bỏ quan đi đánh giặc Pháp), cùng với anh hùng Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục Hội chống quân Pháp; ông còn làm văn thơ làm vũ khí, kêu gọi toàn dân kháng chiến và bài Gọi Hồn Nước là một điển hình....
 
T

tuyen_13

Huyện Thường Tín: Quê của ông Doãn Hành, Quốc Tử Giám đời vua Lê Thái Tổ, tác giả Văn Biểu tập; quê ông Nguyễn Văn Tích, văn thần đời vua Lê Nhân Tông tác giả Tiêu Sơn Thi Tập. Xã Triều Đồng, quê ông Lý Tử Tấn, tác giả Hoàng Việt Thi Tuyển và Tuyết Trai Văn Tập. Làng Bình Vọng, quê ông Trần Công, làm quan đời vua Lê Nhân Tông, là Tổ nghề chế sơn và thếp vàng bạc ở nước ta.
 
T

tuyen_13

Huyện Chương Mỹ: Có làng Chúc Lý, quê ông Ngô Sĩ Liên, sử gia đời vua Lê Thánh Tông, tác giả Đại Việt Sử Ký toàn thư. Xã Lương Xá. quê ông Đặng Thụy, danh sĩ đời Lê Hi Tông, tác giả tập thư Trúc Ông Phụng Sứ, cũng là quê ông Trình Thanh, danh sĩ đời vua Lê Thánh Tông, tác giả Khúc Khê tập.


CẤP 2 mình HỌC NGÔ SỸ LIÊN!
 
T

tuyen_13

Huyện Thanh Oai: Làng Bối Khê, quê ông Nguyễn Trực, văn thần đời vua Lê Thái Tông và Lê Thánh Tông tác giả Bộ Vu Liêu tập. Làng Đôn Thư là quê Vũ Phạm Hàm, thông minh xuất chúng, đỗ Nhất giáp Tam nguyên lúc 27 tuổi, triều Nguyễn có ba Tam nguyên; Vị Xuyên Trần Bích San, Yên Đỗ, Nguyễn Khuyến và ông. Nhưng Vị Xuyên và Yên Đỗ tiên sinh đỗ Nhị giáp. Nước ta chỉ có Vũ Phạm Hàm và Lê Quý Đôn (triều Lê) là đỗ Nhất giáp trong ba kỳ thi.
 
T

tuyen_13

Huyện Hoài Đức: Có làng Đông Ngạc (làng Vẽ) nổi danh đàn ông anh hùng, đàn bà khéo tay. Đây là quê ông Phan Phù Tiên. sử gia đời Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông, tác giả Đại Việt Sử Ký tục biên và Việt Âm Thi Tạâp (ghi lại sử từ đời vua Trần Thái Tông đến hết đời Minh thuộc và sưu tập thơ văn chữ Hán của đời Trần, Lê.
 
T

tuyen_13

Tựu chung như sau:
Trong Lịch triều hiến chương loại chí có đoạn viết về Hà Tây: Trấn Sơn Tây là một khu có hình thế tốt đẹp và chỗ đất có khí thế hùng hậu. Trấn Sơn Nam đất tụ khí anh hoa, tục gọi văn nhã thực là cái bình phong, phên chắn của trung đô và là kho tàng của nhà vua...
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng Tây Bắc và trung du Bắc bộ với vùng đồng bằng sông Hồng, thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Tây một vùng núi non, sông, hồ, suối, thác, hang động... tạo nên những khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần với phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, hấp dẫn du khách bốn phương như Ao Vua, Khoang Xanh, thác Đa, thác Ngà, hồ Đồng Mô, hồ Quan Sơn, hồ Suối Hai, đồi cò Ngọc Nhị, rừng nguyên sinh Bằng Tạ, Vân Canh vườn, Song Phương vườn, nhà vườn Nửa Vầng Trăng, trang trại Nam Hải ...
Đến Hà Tây, du khách sẽ được hoà mình vào không khí nguyên sơ của Vườn Quốc gia Ba Vì, thưởng thức sự trong mát của làn nước suối thác Ao Vua, Khoang Xanh, thác Ngà, thác Đa, Suối Mơ... cảm nhận được ấn tượng đá và nước của hồ Quan Sơn – Hạ Long thu nhỏ, cái mênh mông trời nước của hồ Đồng Mô, hồ Suối Hai, bắt gặp sự trầm tích của văn hoá qua những lễ hội dân gian như hội Chùa Hương, chùa Đậu, Chùa Thầy, chùa Trăm Gian, chùa Mía...
Khí hậu và địa hình của Tỉnh tương đối đa dạng và phong phú. Nơi đây có nhiều cảnh đẹp lý tưởng cho phát triển du lịch như núi rừng Ba Vì, Ao Vua... Trong một số rừng có tới hơn 200 loài cây thuốc quý rất có ích cho ngành y học dân tộc, có 812 loài cây cao thuộc 427 nhánh của 987 họ, hàng trăm loại lan đẹp và có những cây rất hiếm như thông đỏ, bách... Ngoài ra, động vật trong rừng Hà Tây rất phong phú mà rừng Quốc gia Ba Vì là một điển hình. Nơi đây có tới 114 loài chim, 12 loài bò sát, đặc biệt một số loài chim quý và chim rừng thường xuyên di trú theo mùa.
Đất Hà Tây Sơn thuỷ hữu tình, người Hà Tây mặn nồng, hiếu khách Hà Tây là điểm hẹn lý tưởng của du khách bốn phương.
 
Top Bottom