C
chodohoi
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Sau đây là một số chú ý khi giải các bài toán về nồng độ ion mà tớ muốn chia sẻ cho các bạn Chúc các bạn hoc hóa thật giỏi!! >->->-
1. Các bước giải:
+ Độ điện li bằng 1: B1: Viết phương trình điện li, cân bằng
B2: Tính nồng độ của chất điện li
B3: Tính nồng độ các ion
+ 0 < độ điện li < 1: B1: Viết phương trình điện li, cân bằng
B2: Tính nồng độ của chất điện li ban đầu
B3: Tính nồng độ của chất bị phân li
B4: Tính nồng độ các ion
2. Chú ý:
* Với bài toán trộn lẫn nhiều dung dịch:
+ Đầu tiên, phải xét xem có phản ứng hóa học xảy ra giữa các chất tan hay không. Sau đó mới tính nồng độ các ion thực tế có trong dung dịch sau cùng.
+ Nếu các ion giống nhau phải cộng số mol của chúng lại rồi mới tính nồng độ ion trong dung dịch mới.
* Với trường hợp chất điện li yếu, điện li nhiều nấc phải viết đầy đủ các nấc rồi mới tính nồng độ ion thực tế trong dung dịch sau cùng.
* Trong dung dịch có nhiều ion:
+ Tổng nồng độ các ion dương nhân với hệ số điện tích bằng tổng nồng độ các ion âm nhân với hệ số của nó.
* Khi một hỗn hợp axit phản ứng với một hỗn hợp bazo thì tổng số mol OH- bằng tổng số mol H+
* Với các bài toán hỗn hợp có nhiều chất vô cơ phản ứng với nhau trong dung dịch thì nên viết phương trình phản ứng và tính toán dạng ion.
Một số chú ý khi giải các bài toán về nồng độ ion
1. Các bước giải:
+ Độ điện li bằng 1: B1: Viết phương trình điện li, cân bằng
B2: Tính nồng độ của chất điện li
B3: Tính nồng độ các ion
+ 0 < độ điện li < 1: B1: Viết phương trình điện li, cân bằng
B2: Tính nồng độ của chất điện li ban đầu
B3: Tính nồng độ của chất bị phân li
B4: Tính nồng độ các ion
2. Chú ý:
* Với bài toán trộn lẫn nhiều dung dịch:
+ Đầu tiên, phải xét xem có phản ứng hóa học xảy ra giữa các chất tan hay không. Sau đó mới tính nồng độ các ion thực tế có trong dung dịch sau cùng.
+ Nếu các ion giống nhau phải cộng số mol của chúng lại rồi mới tính nồng độ ion trong dung dịch mới.
* Với trường hợp chất điện li yếu, điện li nhiều nấc phải viết đầy đủ các nấc rồi mới tính nồng độ ion thực tế trong dung dịch sau cùng.
* Trong dung dịch có nhiều ion:
+ Tổng nồng độ các ion dương nhân với hệ số điện tích bằng tổng nồng độ các ion âm nhân với hệ số của nó.
* Khi một hỗn hợp axit phản ứng với một hỗn hợp bazo thì tổng số mol OH- bằng tổng số mol H+
* Với các bài toán hỗn hợp có nhiều chất vô cơ phản ứng với nhau trong dung dịch thì nên viết phương trình phản ứng và tính toán dạng ion.
Last edited by a moderator: