Văn 11 Chữ người tử tù

Silver flame

Học sinh
Thành viên
10 Tháng ba 2020
59
69
46
19
Bắc Kạn
Trường THCS

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
- Hãy cho biết đặc sắc nghệ thuật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm "Chữ người tử tù".
- Lập dàn ý phân tích tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân.
- Đặc sắc nghệ thuật của "Chữ người tử tù":
+ Nguyễn Tuân đã xây dựng tình huống truyện giàu kịch tính, độc đáo và hấp dẫn
+ Ngôn ngữ tác phẩm giàu tính tạo hình, gợi không khí cổ xưa, rất phù hợp để nói về "một thời vang bóng"
+ Tác giả cũng sử dụng nhuần nhuyễn và hiệu quả thủ pháp tương phản đối lập
+ Nhịp điệu và kết cấu câu văn cân đối, hài hòa, góp phần tạo nên chất nhạc và tô đậm nét cổ kính của truyện
- Chủ đề tư tưởng: Truyện ngắn "Chữ người tử tù" gợi ca ngợi vẻ đẹp hào hoa, khí phách hiên ngang, bất khuất và thiên lương trong sáng của Huấn Cao.

Dàn ý phân tích tác phẩm "Chữ người tử tù"
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Thân bài:
1. Khái quát tác giả, tác phẩm.
- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại với những đóng góp to lớn trong nền văn học. Ông có hai giai đoạn sáng tác: trước và sau năm 1945
- Là con người rất mực tài hoa, uyên bác, suốt đời tìm tòi, học hỏi. Tác phẩm của ông rất giàu có về tri thức thuộc nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau
- "Chữ người tử tù" là truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập "Vang bóng một thời" (xuất bản đầu năm 1940) của Nguyễn Tuân
2. Hình ảnh tương phản đối lập
- Đối lập giữa tử tù và quản ngục
- Đối lập giữa người anh hùng, con người tài hoa với cái tàn ác, xấu xa của triều đình
- Hình ảnh đối nghịch: đáng lẽ người tử tù phải là người bề dưới, chịu lép vế trước cai ngục nhưng ở đây thì ngược lại
3. Nhân vật Huấn Cao
- Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, bất khuất. Ông bình tĩnh đón nhận sự đoạ đày nơi tù ngục, coi thường cái chết và rất khinh bỉ những kẻ cam tâm làm tôi mọi.
- Không chỉ tài hoa, khí phách, con người này còn tỏa sáng bởi "thiên lương trong sạch". Ông đã tỏ thái độ khinh bạc đến tàn nhẫn khi chưa hiểu quản ngục, ngay cả khi được ông ta biệt đãi. Nhưng ông cũng đã mềm lòng khi biết rõ thực chất của con người tuy sống nơi tàn ác xấu xa mà vẫn giữ được "thiên lương lành vững" này. Chính vì "cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của" quản ngục và thơ lại, ông sẵn lòng cho chữ trong đêm cuối cùng của tử tù ở nhà giam tỉnh Sơn trong cái cảnh tượng mà Nguyễn Tuân gọi là "xưa nay chưa từng có"
=> Có thể nói Huấn Cao là nhân vật tiêu biểu bộc lộ rõ quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân: cái đẹp phải gắn liền với cái thiện, chữ tài phải gắn với chữ tâm
4. Hình ảnh nhân vật quản ngục
- Bên cạnh Huấn Cao, nhân vật ông quản ngục cũng là một hình tượng độc đáo, một sáng tạo nghệ thuật thành công của Nguyễn Tuân
- Viên quản ngục tuy sống giữa chốn ngục tù đầy lọc lừa, dối trá và tàn nhẫn mà vẫn giữ được cái "thiên lương lành vững", vẫn say mê, yêu quý, trân trọng và nâng niu cái đẹp, cái tài
- Viên quản ngục là "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ", tôn vinh thêm vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao
5. Đánh giá nội dung, nghệ thuật
(Như câu trên)
Kết bài: Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật

P/s: Chúc bạn học tốt. Nếu có gì không hiểu thì hỏi lại mình nhé.

Xem thêm: Tổng hợp các topic học thuật đặc sắc của box Văn
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Hãy cho biết đặc sắc nghệ thuật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm "Chữ người tử tù".
- Nghệ thuật:
  • Kết câu truyện chặt chẽ, có kịch tính.
  • Xây dựng được tình huống truyện độc đáo, đặc biệt, éo le.
  • Thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật.
    + Với Huấn Cao, tác giả sử dụng nghệ thuật phương Đông cổ.
    + Với quản ngục lại mang lại nhiều bất ngờ cho người đọc.
  • Phục chế không khí cổ xưa qua việc sử dụng nhôn ngữ trang trọng, cổ kính cùng nghệ thuật dựng cảnh, tạo hình.
  • Thành công ở bút pháp lãng mạn.
chủ đề tư tưởng của tác phẩm "Chữ người tử tù".
- Tôn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng định sự bất tử- sống mãi của cái đẹp trong cuộc đời. Cái đẹp không thể sống chung, sống lẫn lộn với cái ác, cái xấu, cái đẹp chỉ có thể đi liền với thiên lương lành vững.
Lập dàn ý phân tích tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân
Dàn ý phân tích:
I, Tình huống truyện:
- Khái niệm:
  • Tình huống truyện là sự kiện, là hoàn cảnh, tình thế đặc biệt của câu chuyện. Đó là tình huống chứa đựng những mâu thuẫn, những điều “bất thường” éo le, nghịch lý trong cuộc sống thường ngày của nhân vật. Từ đó tạo nên một hoàn cảnh, tình thế cho nhân vật, bắt buộc nhân vật phải có sự lựa chọn, thể hiện rõ tư tưởng, tâm lý, hành động của nhân vật.
  • Nguyễn Minh Châu: Tình huống truyện là một lát cắt trên thân cây mà qua đó thấy được trăm năm đời thảo mộc.
  • Tình huống là mối quan hệ đặc biệt giữa cá nhân vật. Qua tình huống thấy được tính cách, số phận nhân vật. Đồng thời thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm.
  • Tình huống là vấn đề then chốt trong viết truyện ngắn. Tài năng của nhà văn sẽ được thể hiện qua việc sáng tạo ra tình huống truyện.
- Chữ người tử tù đã xây dựng cuộc gặp gỡ giữa viễn quan coi ngục và Huấn Cao.
* Phân tích cụ thể:
a, Tình huống gặp gỡ đã tạo nên mối quan hệ đặc biệt giữa Huấn Cao và quản ngục:
- Xét trên bình diện xã hội, họ ở vị trí đối lập.
  • HC là một kẻ phản nghịch chống lại triều đình, bị kết án tử hình.
  • Quản ngục là đại diện cho bộ máy triều đình phong kiến, đứng đầu nhà lao có chức phận cai quản và trừng phạt phạm nhân.
- Trên bình diện nghệ thuật: là tri âm, tri kỷ:
  • HC là người có tài, có thể sáng tạo ra cái đẹp: nghệ thuật thư pháp.
    Là người tôn trọng cái đẹp.
  • QN là người có tâm hồn cao quý, ngưỡng mộ, tôn thờ cái đẹp, kính trọng người sáng tạo ra cái đẹp.
b, Cuộc gặp gỡ của hai nhân vật trong hoàn cảnh đặc biệt- đặt trong chốn lao tù. (Chú ý lấy dẫn chứng trong tác phẩm)
* Chốn lao tù- là nơi như thế nào?
* Thái độ, cách ứng xử đặc biệt giữa các nhân vật qua các lần chạm mặt.
- Trong lần gặp thứ nhất:
  • HC: gỗ gông....đánh thuỳnh một cái.
    [tex]\rightarrow[/tex] biểu hiện khí phách, bản lĩnh của một kẻ tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang, làm chủ tình thế.
  • QN: "đón tử tù....lính canh phải nhắc nhở"
- Cuộc gặp gỡ trong buồng giam:
  • QN thăm HC[tex]\rightarrow[/tex] muốn giúp đỡ HC.
  • HC khinh bỉ "ngươi đừng vào đây nữa".
  • QN khép nép đi ra "xin lĩnh ý".
- Lần gặp trong cảnh cho chữ:
  • HC: ung dung, đường bệ cho chữ rồi khuyên bảo QN.
  • QN khúm núm, cảm động đến nghẹn nào.
c, Ý nghĩa của tình huống truyện:
  • Giúp làm rõ tính cách, phẩm chất của HC: sự tài hoa và bản lĩnh khí phách.
  • - Làm rõ tính chất ủa qn, tuy làm công việc xấu xa, ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt, đanh ác nhưng ông lại có tầm lòng yêu quý của cái đẹp đối với con người.
II, Hình tượng nhân vật Huấn Cao:
a, Là nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu Cao Bá Quát (giải thích chút về CBQ)
- HC là nhân vật lí tưởng, hiện thân của tài, của đức, kết tinh nhiều phẩm chất cao quý và giá trị của con người.
b, Phân tích cụ thể:
* HC có tài viết chữ đẹp:
- Viết chữ là môn nghệ thuật thư pháp. Chữ Hán- 1 thứ chữ tượng hình với những đường nét tinh tế, thể hiện cái đẹp của nghệ thuật. Người xưa thường treo chữ ở những nơi trang trọng để thưởng thức, coi đó là thú vui tao nhã.
- HC là người nghệ sĩ trong lĩnh vuẹc thư pháp "chữ ông HC đẹp lắm, vuông lắm", "những nét chữ vuông tươi tắn noislee hoài bão tung hoành của 1 đời người".
[tex]\rightarrow[/tex] Nét chữ HC dường như đã chứa tính cách của HC- sự phóng khoáng, mạnh mé, chín chắn. Hơn hết là cái hoài bão lớn lao.
- Tài viết chứ khiến HC nổi danh và được lưu truyền thiên hạ "hay là cái người....rất đẹp".
"tôi nghe thấy người ta....vượt ngục nữa"
[tex]\rightarrow[/tex]Tài năng được ngợi ca, mến mộ.
[tex]\rightarrow[/tex] Cách giới thiệu khéo léo, tạo ấn tượng với người đọc dù HC chưa xuất hiện.
- Ông có tài khiến kẻ thù phải ngưỡng mộ:
+ Với thầy thơ lại "giả thử tôi là đao phủ....luyến tiếc"
+ Thái độ của qn "mơ ước suốt đời ...HC viết"
[tex]\rightarrow[/tex] Sở nguyện bền bỉ, luôn được qn ấp ủ từ lúc biết đọc chữ thánh hiền".
+ với qn chữ của HC có giá trị như một vật báu phải nâng niu, trân trọng.
+ Được gặp dỡ HC trong hoàn cảnh éo le, qn băn khoăn trăn trở, thậm chí liều mình biệt đãi HC rồi nhẫn nhục, khổ tâm không biết làm như thế nào để xin được chữ. Hốt hoảng, tái mét khi nghe công văn bắt giải HC về dinh.
[tex]\rightarrow[/tex]QN tôn thờ, sùng bái tài năng của HC. Sẵn sàng liều mình để bộc lộ sự tôn thờ.
[tex]\rightarrow[/tex]Tài năng của HC được bộc lộ trực tiếp- HC trổ tài trong 1 hoàn cảnh đặc biệt.
- Địa điểm trổ tài là chốn ngục tù nhơ bẩn với căn buồng tối chật hẹp ẩm ướt.
- Tư thế cổ đeo gông....hoài bão tung hoành của 1 đời người.
[tex]\rightarrow[/tex]Tài năng vẫn thăng hoa trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.
[tex]\rightarrow[/tex]Thái độ của tác giả:
- Ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp tài hoa của HC, cũng là 1 cách NTR thể hiện niềm yêu quý và tự hào về cái đẹp cổ truyền của nhân vật.
* HC: khí phách hiên ngang, bất khuất:
- Mang vẻ đẹp của 1 con người hào kiệt: dựng cờ khởi nghĩa, đòi lại công bằng, chống lại triều đình thối nát.
* Đặt Huấn cao trong hoàn cảnh đã thất thế nhưng vẫn hiên ngang:
  • Hành động giỗ không đuổi rệp trong buổi sáng khi được giải tới nhà lao tỉnh Sơn "Huấn cao lạnh lùng.... đánh thuỳnh 1 cái"
    [tex]\rightarrow[/tex] Thể hiện thái độ coi thường của một người làm chủ tình thế.
    [tex]\rightarrow[/tex] Biểu thị sức mạnh phi thường của một con người ngang tàng mạnh mẽ.
  • Thái độ khi được biệt đãi "ông Huấn Cao vẫn thản nhiên ... lúc chưa bị giam cầm" -> phong thái ung dung tự tại của con người làm chung cả chốn lao tù
  • Sự hiên ngang còn thể hiện ở thái độ của huấn cao với quản ngục khi quán mở cửa buồng giam giải bẩy mong ước được đãi. Huấn Cao đã mắng chửi xua đuổi "người hỏi ta muốn gì... chân vào đây nữa"
  • Huấn cao coi thường cái chết "đến cái cảnh chết chém ông chả sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này"
    [tex]\rightarrow[/tex] Sự cao ngạo, ngang tàng, bản lĩnh
  • Cận kề cái chết Huấn Cao vẫn ung dung, bình thản cho chữ quản ngục "người tù cổ đeo... tấm lụa trắng tinh"
  • Huấn cao còn khuyên bảo về cách sống
  • [tex]\rightarrow[/tex] Giữa chốn ngục tù, hình tượng Huấn Cao vẫn tỏa sáng.
* Huấn Cao, con người có thiên lương trong sáng:
  • Huấn Cao ý thức rõ giá trị của cái tài, cái đẹp, có thái độ rõ ràng khi sử dụng tài năng của mình.
  • Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỷ ông ít chịu cho chữ.
  • "Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ."
  • [tex]\rightarrow[/tex] Trân trọng cái đẹp, coi trọng sự trong trắng của tâm hồn, coi trọng giá trị của cái đẹp là trên sức mạnh và uy quyền.
* Huấn cao, trân trọng tấm lòng của người khác.
  • Cảm động khi nhận ra tấm lòng của quản ngục "Ta cảm cái tấm lòng biệt những liên tài... phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"
    [tex]\rightarrow[/tex] Đối chiếu với thái độ bị mắng chửi oan ở phần trước thì câu văn này Huấn Cao đã thể hiện một sự ân hận chân thành.
    [tex]\rightarrow[/tex] Hé mở một quan điểm sống của ông không cúi đầu trước vàng bạc quyền thế, cúi đầu trước những tấm lòng cao cả.
Thiên lương của Huấn Cao còn được thể hiện trong cái hành động mà trước đây ông vốn khinh miệt-> hành động của một tấm lòng đền đáp 1 tấm lòng. Hành động của người sáng tạo ra cái đẹp đem đắp lại hành động của một con người trân trọng và yêu quý cái đẹp.
* Nhân vật quản ngục
- Phân tích:
  • Vị thế của quản ngục.
  • hoàn cảnh sống của quản ngục.
  • Ngoại hình.
  • Vẻ đẹp của quản ngục:
    + Quản ngục có tâm hồn yêu quý cái đẹp.
    + Tấm lòng biệt nhỡn liên tài- kính trọng và đối xử đặc biệt với người có tài.
    + Là con người thức tỉnh, biết hướng tới thiên lương.
* Phân tích cảnh cho chữ:
  • Giới thiệu chung cảnh cho chữ.
Phân tích cụ thể:
  • Cảnh cho chữa- 1 cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
    + NT chọn không gian và thời gian đặc biệt để dựng lên cảnh cho chữ.
    + Nhân vật trung tâm của cảnh cho chữ là Huấn Cao- người tử tù nhưng lại được miêu tả với phong thái rất đặc biệt.
    + Trong cảnh cho chữ, trật tự kỉ ương của nhà tù bị đảo lộn.
  • Phân tích ý nghĩa của cảnh cho chữ.
  • Đặc sắc nghệ thuật.
Cuối cùng, bạn nêu khái quát nghệ thuật, nội dung và đánh giá tác phẩm, vấn đề nghị luận nhé
 
  • Like
Reactions: Silver flame
Top Bottom