Chủ đề tác phẩm Vợ nhặt

H

huongmotor

Em có thể tham khảo ý kiến sau:
Kim Lân muốn bày tỏ quan niệm:trong cái đói người ta không nghĩ đến cái chết mà vẫn nghĩ đến sự sống
Em có thể tìm ra được điều này khi tìm hiểu tình huống nhặt vợ của Tràng
Sau đó,tìm hiểu những diễn biến tâm lý, cách xử lý của Tràng, vợ Tràng, bà cụ Tứ khi tình huống xảy ra.
Đây là một tác phẩm hay, mong em ôn tập hiệu quả!
 
1

1051990

mình mới học đến bài vợ nhặt xong đọc thì có vẻ là chẳng có gì là đặc săc scar nhưng khi tìm hiểu sâu thì mới thấy cái hay của no
 
M

mimina

mình thjx bài nài đóa ( tuy chưa đc học nhưng đã.......đọc :mrgreen: )
noái về tình cảnh đất nước những năm chiến tranh phải chạy giặc , cảnh sống nghèo khổ nhưng rất đầm ấm ^___________^
 
H

h5n1vn

Bài này mình đọc qua thôi Mấy năm trước ra thi rồi nên năm nay chắc là không ra lại Đừng tốn nội công vào bài này làm gì các bạn ah
Ngày xưa cưới vợ dể nhỉ Còn bây giờ thi anh có nhà không ? anh có xe hơi không ? anh có money trong bank không ? Chứ đâu phải chỉ mấy lát bánh trong chuyện
 
T

tranquang

Ờ thì các cụ vẫn nói "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Kiểu người nào sẽ va chạm phải dạng người đó, vì tôi tin rằng cái gì cũng có nguyên nhân của nó. "Vợ nhặt" vẫn có thể ra lại (có thể năm nay chăng), ông h5n1... có phải tiên tri đâu, nói sai tùm lum... Khi mất niềm tin vào 1 con người, khó có thể tin lại trong 1 thời gian ngắn . Riêng tôi, tôi chẳng tin lời ông nói.
Chào thân ái và quyết thắng!
 
H

huongmotor

Nếu tôi là nhân vật "thị " trong Vợ nhặt tôi vẫn sẽ làm như cô
Chỉ vài bát bánh đúc vẫn có thể chập nhận theo không về làm vợ, vì trong hoàn cảnh ấy người ta cần sống hơn là danh dự!
Hoàn cảnh ko cho con ngừoi lựa chọn, lúc ấy nhu cầu về miếng ăn là quan trọng hơn, dẫu thế nhưng trên con đường về làm dâu ta vẫn nhận ra lòng tự trọng của cô gái!
bây giờ khi nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao, người ta có quyền đòi hỏi một cuộc sống cả tinh thần lẫn vật chất!
Tôi thấy H5n1vn hay lấy quan niệm và cách nghĩ rất cảm tính và cá nhân để áp đặt, mọi quan điểm đều mang tính lịch sử của nó, hãy đặt mọi suy nghĩ vào đúng chỗ của nó!
 
H

huongmotor

Tôi rất thích tìm hiểu những diễn biễn tâm lý của nhân vật 'thị " trong tác phẩm
Cái chao chát chỏng lỏn của vẻ bề ngoài là vũ khí để tự bảo vệ cho một tâm hồn rất dễ tổn thương ở bên trong
Thị về với chồng mà hành trang là cái thúng và vài đồ lặt vặt
Thị che nón rách khi mọi ngừoi xung quanh dèm pha
Thị ngồi ở mép giường trong tư thế chông chênh và bất trắc
Lại thẹn thùng trong câu chuyện với bà cụ Tứ
Cái đói làm người ta quên đi sĩ diện và danh dự nhưng chỉ là trong giây lát, quên nhưng ko đánh mất
Hơn thế họ lại lấy danh dự tự trọng và khát vọng sống để hoạch định cho tương lai!
Kim Lân rất có tài khi đặt nhân vật vào một hoàn cảnh đặc biệt để chứng mình một điều đã là lẽ sống :họ muốn giành lấy sự sống từ trong khốn khó và túng thiếu!
 
H

huyenbang

tôi cũng rất thích học Văn , nhưng bận quá các bác ơi! khi nào có thời gian tui vào sau nya! okie chứ ?? byeeeee
 
S

s2nh1mqs2

tôi thấy nhân vật thị làm như vậy là đúng thui:
-lúc đó hoàn cảnh khó khăn, ngươif ta phải tìm mọi cách để kiếm cái ăn,sống qua giai đoạn gian khó
-nhân vật Tràng cũng là người tốt,đáng để thị theo,anh đã cưu mang thị,giúp thị hok phải chết đói dù biết là gia đình mình cũng chẳng khá khẩm gì,cũng hok có cái ăn. Nếu là kẻ xấu nó đã chẳng rước thị về,để mang thêm gánh nặng vào người
 
H

hanhle

Nhân vật "thị" trong tác phẩm cũng chỉ vì miếng cơm mà theo Tràng làm vợ ,thật ra trong hoàn cảnh ấy thì ai cũng làm thế thui nhưng đó cũng ko thể phủ nhận rằng nhân vật Tràng tất cả vì lòng tốt mà đưa "thị" theo .Nếu Tràng tài giỏi và khôi ngo như những người khác thì liệu rằng Tràng có lấy "thị "ko?
 
Y

yankante

"Vợ nhặt" là tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân văn sâu sắc.
+ Hiện thực vì nó đã tái hiện một thời kỳ khủng khiếp của nước ta. Khi mà sự đói khát đã lấy đi của con người tất cả, thậm chí cả nhân cách.
+ Nhân đạo vì trong hoản cảnh trớ trêu ấy, giữa cái đói quay quắt ấy, ta thấy sáng ngời nên niềm tin, lòng khát khao hạnh phúc của những nhân vật trong truyện.
 
Top Bottom