Tâm sự Chọn đội tuyển

ღ๖ۣۜPɦυσηɠℓĭηɦღ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng mười một 2019
1,241
1,487
211
16
Thanh Hóa
THCS thiệu chính
Bạn ơi, thi gì là quyết định của bạn, bố mẹ là người góp ý. Bố mẹ không thể nào quyết định hoàn toàn
Khi bạn chọn môn thi việc đầu tiên bạn phải xét sự yêu thích, điểm mạnh rồi mới nhìn nhận xung quanh (môn đó có quá nhiều người giỏi hơn mình ko???....)
Còn bố mẹ quyết chỉ là theo phong trào là chủ yếu chứ ko mấy bố mẹ nhìn nhận về con và bạn bè xung quanh con.
Nếu thi Toán, Anh thì thi môn nào cũng oke vì trong tất cả các kì thi (học kì, đại học, tuyển sinh,...) đều có 2 môn đó. Nhưng về tương lai thì nó theo mình hết cuộc đời. Bây giờ tiếng Anh vẫn đang hot, làm gì người ta cũng đặt ngôn ngữ Anh lên hàng đầu.
Bên cạnh đó, khi bạn đã phát hiện ra điểm mạnh của mình thì nên trải nghiệm điểm mạnh đó. Khi bạn trải nghiệm, bạn sẽ cảm thấy rằng mình tài năng riêng mà ko ai có thể có

Theo mình bạn nên nói chuyện riêng với bố mẹ. Năm ngoái mình thích Hóa mà mẹ muốn thi Lý nhưng mình cũng nói với mẹ, cũng phải cương quyết lắm mẹ mới thay đổi suy nghĩ đấy.
Hy vọng bạn cũng cương quyết như tớ để trải nghiệm tài năng của bản thân nhé!!!
cảm ơn bạn nhé!!!!!!!!!!!!!!!

Thế thì có lẽ tuỳ người em ạ.
Chị thì thấy học Toán rất vui.
mặc dù rất!!!!!nhưng e ko cóa thik hình!!!!!!!
 
Last edited by a moderator:

daukhai

Học sinh chăm học
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
3 Tháng tám 2018
459
391
76
13
Nghệ An
Trường Tiểu Học DIễn Thành
cảm ơn bạn nhé!!!!!!!!!!!!!!!
Bạn phải cương quyết và cũng nên đảm bảo với bản thân rằng con đường mình chọn luôn đúng. Nhưng có lỡ sai thì đừng nản chí nhé. Chọn môn thi chưa phải con đường duy nhất dẫn đến thành công đâu
 
  • Like
Reactions: _KirimiHana_

ღ๖ۣۜPɦυσηɠℓĭηɦღ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng mười một 2019
1,241
1,487
211
16
Thanh Hóa
THCS thiệu chính
Bạn phải cương quyết và cũng nên đảm bảo với bản thân rằng con đường mình chọn luôn đúng. Nhưng có lỡ sai thì đừng nản chí nhé. Chọn môn thi chưa phải con đường duy nhất dẫn đến thành công đâu
hmmm..............mik nghĩ vậy!!!!!cảm ơn đã góp ý nhé!!!!!!
 

ღ๖ۣۜPɦυσηɠℓĭηɦღ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng mười một 2019
1,241
1,487
211
16
Thanh Hóa
THCS thiệu chính
đọc xong bài này thấy rất có ích
Hãy để con cái sống cuộc đời của chúng!

Một trong những lý do khiến các quốc gia Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Iceland…luôn luôn nằm trong top những quốc gia hạnh phúc nhất, hay người dân cảm thấy hạnh phúc nhất, là vì đời sống tại các quốc gia này không quá căng thẳng, con người không phải chịu nhiều sức ép bất kể là từ đâu-gia đình, nhà trường, nơi làm việc hay dư luận xã hội. Chẳng hạn, học sinh tại các quốc gia này không phải chịu sức ép về điểm số, kết quả học tập, học sinh đi học đến lớp 8 mới bắt đầu tính điểm nhưng điểm số cũng chỉ học sinh đó và mỗi giáo viên cho điểm biết, không công khai trước lớp hay toàn trường! Các em có thể học giỏi hay bình thường hay kém cũng chả sao, thầy cô, nhà trường và ngay cả bố mẹ không bao giờ thúc ép hay la mắng, làm khổ con em vì những chuyện như vậy.
Lớn lên một chút, nếu muốn học tiếp lên đại học, cao học, Tiến sĩ thì học, nếu muốn đi học trường nghề hay thậm chí đi làm những nghề bình thường trong xã hội như lau chùi, phục vụ trong nhà hàng, làm việc trong siêu thị, lái xe bus…cũng chả sao. Tại các quốc gia này mọi người đều bình đẳng, con người không bị đánh giá bởi bằng cấp, địa vị, và khoảng cảch giàu nghèo cũng không quá cách biệt, thậm chí học càng nhiều, lương càng cao thì càng bị đánh thuế nặng!
Và dù làm bất cứ công việc gì thì con người ta cũng đủ sống (chưa kể những việc lao động nặng nhọc lương lại nhiều), được hưởng mọi chế độ an sinh xã hội, giáo dục y tế miễn phí, về già có tiền giả, lương hưu…nên con người cứ thế mà thanh thản sống, không quá âu lo. Giàu có, thành đạt, xinh đẹp…càng tốt mà không giàu có, không thành đạt, không xinh đẹp, thậm chí bị tàn tật, khiếm khuyết về sức khỏe…cũng vẫn sống bình thường, không có gì phải mặc cảm! Không việc gì phải đua chen cho bằng với người khác vì như đã nói, xã hội không đánh giá con người bởi bằng cấp hay những cái bên ngoài!
Chính vì thế mà người dân tại các quốc gia này thường cảm thấy hài lòng về cuộc sống, ít căng thẳng, ít lo âu, và do đó, họ hạnh phúc!
Việt Nam, trái lại, con người có quá nhiều nỗi lo từ khi còn ở tuổi mẫu giáo cho tới khi nhắm mắt lìa đời! Sức ép đến từ xã hội, một xã hội quá chuộng bằng cấp, chuộng địa vị, chỗ đứng, cái danh cho tới những cái bên ngoài như phải có nhà lầu xe hơi, phải ăn mặc tiêu xài chưng diện cho bằng với người ta…Con người phải lao vào học, kiếm cái bằng, cái ghế, cái danh, và trên hết là kiếm tiền, vì nhà nước chỉ biết bóc lột, tận thu đủ loại thuế từ người dân mà chả lo cho dân cái gì, nên phải kiếm tiền phòng khi đau ốm, lúc thất nghiệp, khi gặp tai nạn rủi ro, khi về già, đám ma đám cưới, kiếm tiền cho con đi du học ở nước ngoài (cũng lại cho bằng với con người ta)!
Nhưng sức ép còn đến từ trong gia đình, từ trong suy nghĩ, quan niệm sống của đa số người Việt Nam. Bài viết này chỉ tập trung một khía cạnh: tâm lý kỳ vọng vào chuyện học hành từ các bậc phụ huynh người Việt đối với con em.
Ở trong nước, trẻ em VN khổ từ khi mới vào mẫu giáo cho tới suốt những năm đi học cấp một, cấp hai, cấp ba, rồi đại học, vì sự kỳ vọng này của cha mẹ. Học phải giỏi (hơn con nhà hàng xóm), phải điểm cao, phải vô được trường chuyên lớp chuyên, phải đậu đại học, phải học những ngành được xã hội đánh giá cao, trọng vọng như bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, kinh tế…Hết học ở trường lại phải đi học thêm, hết học chữ lại học 1, 2 ngoại ngữ, học nhạc, học hát, học khiêu vũ, bơi, các loại môn thể thao v.v…quanh năm suốt tháng học, không có thời gian nghỉ, không có mùa hè, không có tuổi thơ, chỉ vì cha mẹ muốn con mình trở thành một con người hoàn hảo, cái gì cũng biết, cái gì cũng giỏi!
Đã trở thành quá bình thường hình ảnh những ông bố bà mẹ chở con từ trường qua lớp học thêm này rồi lớp học khác, đứa nhỏ ngồi sau tranh thủ ăn lấy sức hoặc gà gật ngù vì buồn ngủ quá sức! Đã trở thành quá bình thường hình ảnh các ông bố bà mẹ đi thi cùng con, con ngồi trong thi thì bên ngoài bố mẹ vật vạ nằm ngồi chờ đợi; vì muốn con phải vào bằng được đại học mà nhiều người sẵn sàng bán ruộng bán vườn, làm đủ thứ nghề nặng nhọc nuôi con, dù những năm sau này số lượng Cử nhân, Thạc sĩ ra trường rồi thất nghiệp đầy rẫy, nhưng cha mẹ vẫn tự an ủi con mình thất nghiệp nhưng mà có học, chứ không phải do thất học nên không kiếm được việc làm!
Cũng đã trở thành bình thường những câu chuyện bố mẹ chọn ngành học cho con, bất chấp con có thích, có phù hợp hay không. Có nhiều bậc cha mẹ thất bại trong cuộc đời, không làm được một công việc nào đó mà họ ao ước, thế là họ muốn con mình cũng theo nghề đó, nối tiếp ước mơ dang dở của họ!
Cũng đã dần dần trở thành bình thường những câu chuyện có những em học sinh bị trầm cảm vì sức ép trong học hành, thậm chí tự tử! Mới đây nhất cái chết của một học sinh lớp 10 trường Nguyễn Khuyến (TP Hồ Chí Minh) bằng việc gieo mình từ tầng cao, để lại những lá thư tuyệt mệnh nói lý do tự tử vì không học giỏi, không đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ khiến cả xã hội bàng hoàng! Nhưng đó không phải là lần đầu tiên cũng không phải là lần cuối cùng, một câu chuyện kiểu như vậy xảy ra! (Đọc thêm bài “Học sinh tự tử vì áp lực học: Chết trong kỳ vọng”, báo Tiền Phong).
Nhưng không phải chỉ do sống trong một môi trường xã hội như ở VN, nhiều bậc phụ huynh mới thúc ép con em học hành, mà ngay cả khi đã ra bên ngoài, sống trong một xã hội tự do, dân chủ như Mỹ, như các nước phương Tây, các bậc phụ huynh người Việt nói riêng và các nước Đông Á nói chung cũng nổi tiếng là hy sinh tất cả cho con, đặt kỳ vọng lên con, vì vậy mà học sinh các nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…thường đạt thứ hạng cao hơn học sinh nhiều quốc gia khác ở bậc trung học, và thường học lên đại học! Nhưng mặt trái là các em phải chịu áp lực từ gia đình, cho dù đã ra sống ở nước ngoài!
Câu chuyện một sinh viên người Mỹ gốc Việt giết mẹ vì bị ép trở thành bác sĩ cách đây đã mười năm ("Thảm kịch giết mẹ trong gia đình gốc Việt vì bị ép trở thành bác sĩ”, VietnamNet, “Con giết mẹ vì bị ép học làm bác sĩ? Báo Người Việt)…đã cho thấy phần nào cái mặt trái ấy.
Là bởi vì, tuy đã ra sống ở nước ngoài, nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng thay đổi, tiến bộ về nhận thức, quan điểm cho phù hợp với một xã hội tự do, dân chủ, văn minh. Trong khi đối với phụ huynh các nước Âu Mỹ, họ đã quen với việc coi trọng con từ khi còn bé, cho con tự lập, tự quyết định hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống, cha mẹ chỉ lắng nghe, góp ý, ủng hộ hoặc khuyên nhủ thêm, thì đa số các bậc phụ huynh VN, dù còn sống trong nước hay đã ra bên ngoài, vẫn xem con cái như trẻ nhỏ, thậm chí, như “tài sản”, “vật sở hữu” của mình.
Con cái là phải nghe lời, phải tuân theo ý muốn của bố mẹ, phải học ngành này, chọn lấy người kia v.v…Và đối với đa số người Việt ở trong nước hay thuộc thế hệ thứ nhất, thứ hai ở nước người, bác sĩ vẫn là một nghề được trọng vọng, ước ao. Thành đạt với đa số những người Việt này sau nhiều năm sống ở nước ngoài là có một cái nhà, cái xe và có con học bác sĩ, cùng lắm thì dược sĩ, kỹ sư, luật sư! Còn bao nhiêu cái nghề khác trong lĩnh vực media, điện ảnh, nghệ thuật…họ không biết tới hoặc cho là…tào lao!
Đến bao giờ thì nhiều bậc cha mẹ VN hiểu được một điều đơn giản: Hãy để con cái sống cuộc đời của chúng, chứ đừng sống thay chúng hoặc bắt chúng sống thay cho những giấc mơ, những kỳ vọng của chính mình?
 

ღ๖ۣۜPɦυσηɠℓĭηɦღ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng mười một 2019
1,241
1,487
211
16
Thanh Hóa
THCS thiệu chính
Bạn phải cương quyết và cũng nên đảm bảo với bản thân rằng con đường mình chọn luôn đúng. Nhưng có lỡ sai thì đừng nản chí nhé. Chọn môn thi chưa phải con đường duy nhất dẫn đến thành công đâu
mik dễ nản chí lắm!!!ko có chí hướng xa

Theo quan sát của TS Vũ Thu Hương (Trường ĐHSP Hà Nội), ở độ tuổi 3-4, các bé biết nhiều lắm. Vì thế, các cha mẹ hãy để các con tự lo cho bản thân nhiều hơn và học hỏi nhiều hơn.
Con biết tắm
Độ tuổi này mà con chưa tự tắm được thì hơi kì lạ. Nếu tuổi trước các mẹ chưa cho con tự tắm thì tuổi này bắt buộc phải cho. Cơ thể của con là riêng tư mà con cần phải được trân trọng. Cha mẹ có thể chuẩn bị trước một thau nước lớn, dặn con tự cởi đồ và vào trong thau nước ngồi tắm. Sau khi con đã tắm xong, con cũng cần biết cách tự lau khô người và mặc quần áo sạch vào. Cha mẹ cũng cần dạy con dọn dẹp xô chậu, quần áo bẩn sau khi tắm cho thành thói quen tốt.
Con biết chuẩn bị chỗ ngủ và dọn dẹp giường sau khi thức dậy
Có không ít cha mẹ kêu ca, con cấp 2, 3 rồi vẫn vứt chăn chiếu loạn xạ khi ngủ dậy. Nhưng tại sao các cha mẹ không dạy con một cách bài bản từ khi con còn nhỏ? Các cha mẹ cần phải dạy con lấy chăn, gối chuẩn bị đi ngủ. Những việc khó hơn như mắc màn (nếu cần thiết) thì cha mẹ làm giúp con.
Khi thức dậy, cha mẹ cũng cần dạy con dọn dẹp. Đơn giản nhất là cha mẹ dọn trước một góc tủ để con gấp chăn gối và đem vào góc tủ cất. Cách này làm cho giường nhanh chóng trở nên gọn gàng mà cha mẹ không phải trợ giúp gì cả.
Con biết dọn bát đũa chuẩn bị bữa cơm
Khi gia đình chuẩn bị ăn cơm, việc dọn dẹp bàn ăn là rất cần thiết. Con hoàn toàn có thể lấy bát, dọn đũa sắp xếp đồ trên bàn được rồi. Những món canh nóng hay thức ăn dễ rơi vỡ thì cha mẹ làm giúp con.

Sau khi ăn cơm xong, cha mẹ lại nhờ con dọn bát bẩn và lau bàn. Việc này thì bọn trẻ làm rất tốt và chúng cũng rất thích làm để tỏ ra là người có ích. Vì thế, cha mẹ nhớ tạo điều kiện cho con thể hiện nhé.
Dọn nhà
Tuổi này các bé nhanh nhẹn lắm rồi. Cầm chổi quét nhà có lẽ chưa sạch nhưng cũng làm bé vô cùng hào hứng. Vì thế, cha mẹ nên tạo điều kiện cho con tập làm.
Lựa chọn đồ để giặt
Các gia đình sử dụng máy giặt đều biết, trước khi giặt đồ bằng máy, việc cần làm là phân loại đồ. Những đồ sáng mầu sẽ giặt cùng nhau và đồ tối mầu giặt cùng nhau. Chưa kể, những đồ đắt tiền, không thể sử dụng máy giặt thì phải để riêng.
Việc này cha mẹ dạy một chút là con làm rất tốt. Cha mẹ nên đổ đống quần áo bẩn ra góc nhà và nhờ con phân loại giúp chứ đừng cho con lại gần máy giặt. Các con chưa biết cách sử dụng và hay nghịch ngợm. Nhiều bé đã chui vào máy giặt chơi, rất nguy hiểm.
Vẽ tranh
Thực tế trẻ không thích tô màu. Nhưng “bôi” màu thì rất thích. Thay vì ép con tô màu theo ý mình, các cha mẹ nên mua cho con một hộp bột màu, một tờ giấy A0 lớn và để con tự sáng tạo.

Nhớ mặc cho con quần áo cũ bởi con có thể bôi be bét ra quần áo. Sau khi con sáng tạo xong, cha mẹ hướng dẫn con thay đồ, dọn dẹp chỗ học vẽ, lau nhà nếu bị bẩn. Bột màu dễ lau rửa lắm, các cha mẹ cứ yên tâm.
Nghe nhạc
Các con tuổi này nên nghe nhạc thật nhiều, các cha mẹ đừng dừng lại ở các bài hát thiếu nhi, các con có thể nghe được nhạc không lời giải trí nhẹ nhàng. Cho con nghe nhạc và lâu lâu hỏi con xem con thích bài gì cũng sẽ là cách để con tự tạo gu âm nhạc của mình và đồng thời tăng khả năng thẩm âm của bé.
Cho con đi xem viện bảo tàng
Tầm này việc học của con nên dừng ở nghe, nhìn, sờ và cảm nhận. Viện bảo tàng có nhiều thứ để con khám phá lắm. Các cha mẹ nên cho con đi nhiều nhé.
Học luật giao thông
Ở trường lúc này cô giáo đã dạy con. Cha mẹ nên cho con ra ngoài đường đứng nhìn và chỉ xem ai tham gia giao thông đúng luật và ai vi phạm. Sau đó, cùng con về nhà mở sách tìm hiểu xem những người vi phạm luật đó sẽ bị phạt gì nếu cảnh sát bắt được. Đây là cách học luật hay nhất và nhẹ nhàng nhất với cả con lẫn bố mẹ.
Tập thể thao
Lúc này cơ thể bé phát triển khá rồi, đã đến lúc con chơi thể thao. Cha mẹ cho con tập một số môn thể thao để con tự chọn ra món con thích nhé. Khi tập, cha mẹ nhớ đảm bảo an toàn cho con bằng các thiết bị bảo vệ như mũ bảo hiểm, găng tay bảo hiểm nếu trượt patin.

Học cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm
Cha mẹ nên chuẩn bị trước một số tình huống và cùng con thảo luận phương án thoát hiểm. Cách học này sẽ giúp con rất nhiều nếu không may con rơi vào tình huống giống vậy. Vì thế, cha mẹ cần dạy con nhiều hơn nữa.
Chơi xếp hình
Những đồ chơi xếp hình sẽ giúp con rất nhiều trong việc nâng cao năng lực tư duy, khả năng kiên nhẫn và giữ bình tĩnh. Cha mẹ mua cho con những hình khối vừa độ tuổi và để con học sáng tạo.
Sáng tạo từ những đồ bỏ đi đơn giản
Cha mẹ hãy cho con những hộp, thùng carton to, rồi cho con tự chơi. Con sẽ có nhiều sáng tạo lắm đấy.

Chơi cát
Đừng quên bài học này nha các mẹ. Con sẽ học được rất nhiều từ cát. Đây là bài học vô cùng quan trọng nên các bé cần được chơi ít nhất là 1 giờ trong ngày từ lúc tròn 1 tuổi đến khi 7 tuổi. Cha mẹ nhớ tạo điều kiện cho con học.
 
Last edited by a moderator:

mbappe2k5

Học sinh gương mẫu
Thành viên
7 Tháng tám 2019
2,577
2,114
336
Hà Nội
Trường Đời
mọi người oy,tình hình là năm lớp 5,nhóc đi thi Anh ,nhưng năm nay bố mẹ bảo phải thi Toán mà nhóc học dót lém!!!!!! Ở lớp còn rất nhìu đứa học giỏi Toán,nhóc ko vượt lên được,mà bài kt đc điểm thấP quá!!!!!!!:>(
MONG MỌI NGƯỜI GÓP Ý 1 CHÚT!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Theo em môn nào giỏi thì em thi, môn nào kém thì cố gắng học để cho đều thôi. Em nên giải thích với bố mẹ để bố mẹ hiểu và ủng hộ em thi Anh. Em nên nhớ bố mẹ làm sao bắt em được, đúng không? Vậy nên em cứ mạnh dạn nói ý kiến của mình nhé.
 

Cherry_cherry

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng mười 2018
333
976
96
18
Thanh Hóa
trường trung học cơ sở hoằng hà
mọi người oy,tình hình là năm lớp 5,nhóc đi thi Anh ,nhưng năm nay bố mẹ bảo phải thi Toán mà nhóc học dót lém!!!!!! Ở lớp còn rất nhìu đứa học giỏi Toán,nhóc ko vượt lên được,mà bài kt đc điểm thấP quá!!!!!!!:>(
MONG MỌI NGƯỜI GÓP Ý 1 CHÚT!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Thi cả hai môn đi em
 

mbappe2k5

Học sinh gương mẫu
Thành viên
7 Tháng tám 2019
2,577
2,114
336
Hà Nội
Trường Đời
Sao không được vậy...áp lực???.....cô giáo hoặc bố mẹ không cho????....
Nếu môn thứ 2 là khoa học (3 môn TN Sinh Lý Hóa) thì còn đc chứ nếu 2 môn văn hóa thường sẽ không được đâu. Đa số tỉnh thành phố đều chỉ cho thi 1 môn mà, vì thời điểm thi sẽ trùng nhau, chỉ môn Khoa học được thi khác buổi thôi.
 

_KirimiHana_

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười một 2019
273
155
36
Nghệ An
THCS Anh Sơn
Em lớp mấy, thi môn gì thi phải tuỳ em chọn, theo chị, nếu được, em hãy thi môn em giỏi, em thích. Còn nếu em phải thi Toán thì... Cô chị bảo:"Toán rất dễ, bài giải nằm ngay trên đề".
Em nói em không thích hình, đề toán chỉ có 1/5-1/4 là hình học, còn lại là đại cả thôi em ạ.
 
Last edited:

Cherry_cherry

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng mười 2018
333
976
96
18
Thanh Hóa
trường trung học cơ sở hoằng hà
ng ta ko cho thi cả 2 ạ!!!!!
Nếu môn thứ 2 là khoa học (3 môn TN Sinh Lý Hóa) thì còn đc chứ nếu 2 môn văn hóa thường sẽ không được đâu. Đa số tỉnh thành phố đều chỉ cho thi 1 môn mà, vì thời điểm thi sẽ trùng nhau, chỉ môn Khoa học được thi khác buổi thôi.
Tại chỗ mình thi khác chỗ các bạn ,chỗ mình có bạn thi 3 môn vẫn được á ...tùy vào khả năng của từng bạn
Nếu vậy thì chị nghĩ em nên vào đội tuyển có môn mà em thích,cô giáo dạy đội tuyển của chị cũng từng nói:"tuy bạn ấy học bình thường nhưng cô vẫn chọn bạn vào đội tuyển vì bạn ấy có tình yêu cho môn học của mình:,lớp chị cũng có một bạn học giỏi nhưng bạn ấy không thích mà vẫn phải vô nên thi hỉ được giải rất thấp,còn môn toán thì em có thể tham gia các khóa học thêm hoặc đăng kí trên học mãi nhưng nếu bố mẹ em còn bắt em học thì em nên khyên bố mẹ đi có khi vô không theo được rồi bị trầm cảm đó em ạ ...(mình có quá lời không nhỉ...nếu có cho chị xin lỗi nha ^^)
 

ღ๖ۣۜPɦυσηɠℓĭηɦღ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng mười một 2019
1,241
1,487
211
16
Thanh Hóa
THCS thiệu chính
Tại chỗ mình thi khác chỗ các bạn ,chỗ mình có bạn thi 3 môn vẫn được á ...tùy vào khả năng của từng bạn
Nếu vậy thì chị nghĩ em nên vào đội tuyển có môn mà em thích,cô giáo dạy đội tuyển của chị cũng từng nói:"tuy bạn ấy học bình thường nhưng cô vẫn chọn bạn vào đội tuyển vì bạn ấy có tình yêu cho môn học của mình:,lớp chị cũng có một bạn học giỏi nhưng bạn ấy không thích mà vẫn phải vô nên thi hỉ được giải rất thấp,còn môn toán thì em có thể tham gia các khóa học thêm hoặc đăng kí trên học mãi nhưng nếu bố mẹ em còn bắt em học thì em nên khyên bố mẹ đi có khi vô không theo được rồi bị trầm cảm đó em ạ ...(mình có quá lời không nhỉ...nếu có cho chị xin lỗi nha ^^)
e biết,nhưng điều kiện kinh tế ở huyện e còn kém lắm,ko có giáo viên giỏi anh,bố mẹ sợ e ko theo đc mấy bạn cùng tỉnh
 
  • Like
Reactions: Hà Anh Nguyễn

Cherry_cherry

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng mười 2018
333
976
96
18
Thanh Hóa
trường trung học cơ sở hoằng hà
e biết,nhưng điều kiện kinh tế ở huyện e còn kém lắm,ko có giáo viên giỏi anh,bố mẹ sợ e ko theo đc mấy bạn cùng tỉnh
chị nghĩ đâù tư cho học nhiều tý cũng chính đáng thôi em ạ,vì chị thấy trên học mãi một khóa toán cũng chỉ có hơn 600k mà học được cả năm chị cũng đã học thử rồi bài giảng cũng rất là tốt em nhé ....còn nếu không thì em có thể tìm kiếm các video bài giảng trên youtube nè cũng rất là hữu hiệu đó ^^
 
Top Bottom