- 14 Tháng chín 2018
- 805
- 1,015
- 181
- 26
- Thừa Thiên Huế
- Đh sư phạm huế


1. Định nghĩa
Dựa vào thực tế khảo sát từ trước cho đến những năm đầu của thế kỉ XXI, khái niệm về chơi chữ vẫn còn nhiều tranh cãi, chưa thống nhất.
Trong Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê viết: “ Chơi chữ (lộng ngữ) là lợi dụng các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa…trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước,..) trong lời nói”.
Chung quanh thuật ngữ này, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa đưa ra ý kiến: “Chơi chữ là phương thức dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ý để tạo ra lượng ngữ nghĩa mới bất ngờ, thú vị”
Xét về hình thức ngữ âm, ta thấy giữa phần tin-tức nội dung cơ sở và phần tin khác loại-tức nghĩa mới là không phù hợp nhau nhưng chúng có cùng một hình thức biểu đạt ít nhất trên một bình diện nào đó.
Ví dụ trong câu ca dao sau có sử dụng chơi chữ:
“Người ta đãi đỗ đãi vừng
Người ta đãi chị, chị đừng đãi em”.
(Ca dao)
Cùng hình thức biểu đạt là “đãi” nhưng đãi1 và đãi2 là thao tác gạn bỏ những tạp chất lẫn vào gạo hoặc ngũ cốc; đãi3 và đãi4 là hành động đối xử tệ bạc. Đây là trường hợp của biện pháp chơi chữ dựa vào hiện tượng đồng âm.
Một ví dụ khác trong chơi chữ theo lối tách từ :
“Lì xì”: lì mà không xì”
(Mực Tím; 2-4-2002)
Chơi chữ theo cách này vẫn khai thác hình thức biểu đạt làm phương tiện để chơi chữ.
2. Phân loại (dựa theo quan điểm của Đinh Trọng Lạc và Nguyên Thái Hòa trong Phong cách học Tiếng Việt)
a) Chơi chữ bằng phép đối
Phép đôi là cách chơi chữ khá nghiêm ngặt, trong đó có hai vế, một vế ra và một vế đối. Chẳng hạn , người ra câu đối là:
- Con ruồi đậu mâm xôi đậu
Vế đối lại là:
- Cái kiến bò dĩa thịt bò
Như vậy, ta có: “cái” đối “con”, “kiến” đối “ruồi”, “bò” (động từ) đối “đậu” (động từ), “dĩa” đối “mâm”, “thịt bò” đối “xôi đậu” (danh ngữ). Thanh điệu cũng phải đối chọi bằng đối trắc, trắc đối bằng v.v... đậu đồng âm thì chọi bò, đồng âm v.v... Phép đối chỉnh phải là:
- Từ đối từ (ý nghĩa, từ loại, chức năng, đồng âm, đồng nghĩa) v.v...
- Thanh đối thanh (bằng đối trắc và ngược lại)
- Sắc thái tu từ (vui,buồn, nghiêm trang,kính trọng v.v...)
Có câu đối Hán, câu đối Nôm và xen kẽ vừa Hán vừa Nôm,hoặc chưc Hán đồng âm với chữ Nôm. Ví dụ:
- Ô (thán từ) có nghĩa là quạ ; xà (thán từ) có nghĩa là rắn . Và như vậy chơi chữ bằng câu đối là loại khó và ngày nay chỉ còn dùng trong câu đối Tết, câu đối mừng thọ,... Tuy nhiên người am hiểu phép đối mới thấy hết cái hay, cái đẹp trong thơ phú ngày trước.
b) Lối chơi câu đố
Ngoài phép đối ra , còn có một hình thức chơi chữ khá phổ biến, đó là lối chơi câu đố. Ngoài ra câu đố phải nắm được những yếu tố,đặc điểm của vật định đưa ra đố và phải có cách diễn đạt làm lạc hướng người đoán thì mới thật khó và càng khó càng thú vị. Chẳng hạn : con gì chín cẳng, chín đầu, chín đuổi? Người nghe suy nghĩ nát óc không tìm ra con vật kì lạ đó, nhưng trả lời là con chó thui, hoặc con lợn luộc là không sai vì chín đồng âm vừa có nghĩa là số 9, vừa có nghĩa là nấu, luộc chín...
Theo lời truyền , Nguyễn Công Trứ để lại một câu đố rất hay:
Đó là chiếc thuyền buồm. Như vậy thì chơi câu đố phải giỏi chơi chữ và phải thông minh, mẫn tiệp. Ngày nay, trên báo chí thỉnh thoảng vẫn còn câu đố ( báo Nhi Đồng, Thiếu niên) Thiết nghĩ đây là một thứ giải trí tao nhã mà ở trường học nên phổ biến.
Hình thức chơi chữ thịnh hành trong lối hát đối đáp của nam nữ ngày trước (hát ví, hát đối) . Có những cách chơi chữ giàu hình tượng và đẹp về ý tưởng:
Truyền thống chơi chữ trào lộng của đân tộc gần đây được sống lạitrong thơ Bút Tre và cả trường phái Bút Tre trẻ( Bao tuổi trẻ cười). Nghệ thuật gây cười của Bút Tre rút lại chỉ là sự chơi chữ rất thú vị, rất mới ở chỗ cố ý làm sai, xuyên tạc quy tắc cú pháp ( phản cú pháp) và quy tắc từ vựng ( phản từ vựng).
c) Dùng lối tách từ : “đã khách thì khứa” (khách khứa), “đã dốt thì nát” (dốt nát), “đã nghèo thì hèn” (nghèo hèn) v.v...
d) Dùng lối tách từ và ghép từ mới: cà phê cà pháo, tàu bay tàu bò, mì chính mì phụ,...v.v...
đ) Dùng lối hát đối đáp:
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ?
(Ca dao)
3. Chức năng
Chơi chữ có tác dụng là tạo ra những liên tưởng bất ngờ, châm biếm, đã kích và hài hước vui nhộn. Chính vì vậy mà trong xã hội xưa đầy bất công, các nhà thơ, nhà văn đã vận dụng nó như một lời đả kích, chống lại sự bất công của xã hội một cách gián tiếp.
Dựa vào thực tế khảo sát từ trước cho đến những năm đầu của thế kỉ XXI, khái niệm về chơi chữ vẫn còn nhiều tranh cãi, chưa thống nhất.
Trong Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê viết: “ Chơi chữ (lộng ngữ) là lợi dụng các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa…trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước,..) trong lời nói”.
Chung quanh thuật ngữ này, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa đưa ra ý kiến: “Chơi chữ là phương thức dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ý để tạo ra lượng ngữ nghĩa mới bất ngờ, thú vị”
Xét về hình thức ngữ âm, ta thấy giữa phần tin-tức nội dung cơ sở và phần tin khác loại-tức nghĩa mới là không phù hợp nhau nhưng chúng có cùng một hình thức biểu đạt ít nhất trên một bình diện nào đó.
Ví dụ trong câu ca dao sau có sử dụng chơi chữ:
“Người ta đãi đỗ đãi vừng
Người ta đãi chị, chị đừng đãi em”.
(Ca dao)
Cùng hình thức biểu đạt là “đãi” nhưng đãi1 và đãi2 là thao tác gạn bỏ những tạp chất lẫn vào gạo hoặc ngũ cốc; đãi3 và đãi4 là hành động đối xử tệ bạc. Đây là trường hợp của biện pháp chơi chữ dựa vào hiện tượng đồng âm.
Một ví dụ khác trong chơi chữ theo lối tách từ :
“Lì xì”: lì mà không xì”
(Mực Tím; 2-4-2002)
Chơi chữ theo cách này vẫn khai thác hình thức biểu đạt làm phương tiện để chơi chữ.
2. Phân loại (dựa theo quan điểm của Đinh Trọng Lạc và Nguyên Thái Hòa trong Phong cách học Tiếng Việt)
a) Chơi chữ bằng phép đối
Phép đôi là cách chơi chữ khá nghiêm ngặt, trong đó có hai vế, một vế ra và một vế đối. Chẳng hạn , người ra câu đối là:
- Con ruồi đậu mâm xôi đậu
Vế đối lại là:
- Cái kiến bò dĩa thịt bò
Như vậy, ta có: “cái” đối “con”, “kiến” đối “ruồi”, “bò” (động từ) đối “đậu” (động từ), “dĩa” đối “mâm”, “thịt bò” đối “xôi đậu” (danh ngữ). Thanh điệu cũng phải đối chọi bằng đối trắc, trắc đối bằng v.v... đậu đồng âm thì chọi bò, đồng âm v.v... Phép đối chỉnh phải là:
- Từ đối từ (ý nghĩa, từ loại, chức năng, đồng âm, đồng nghĩa) v.v...
- Thanh đối thanh (bằng đối trắc và ngược lại)
- Sắc thái tu từ (vui,buồn, nghiêm trang,kính trọng v.v...)
Có câu đối Hán, câu đối Nôm và xen kẽ vừa Hán vừa Nôm,hoặc chưc Hán đồng âm với chữ Nôm. Ví dụ:
- Ô! Quạ bắt gà
- Xà ! Rắn ăn ngóe
- Xà ! Rắn ăn ngóe
b) Lối chơi câu đố
Ngoài phép đối ra , còn có một hình thức chơi chữ khá phổ biến, đó là lối chơi câu đố. Ngoài ra câu đố phải nắm được những yếu tố,đặc điểm của vật định đưa ra đố và phải có cách diễn đạt làm lạc hướng người đoán thì mới thật khó và càng khó càng thú vị. Chẳng hạn : con gì chín cẳng, chín đầu, chín đuổi? Người nghe suy nghĩ nát óc không tìm ra con vật kì lạ đó, nhưng trả lời là con chó thui, hoặc con lợn luộc là không sai vì chín đồng âm vừa có nghĩa là số 9, vừa có nghĩa là nấu, luộc chín...
Đố: Trên trời rơi xuống mau co là cái gì?
Đáp: Mau co nói lái là mo cau , vậy : rơi xuống mo cau
Đáp: Mau co nói lái là mo cau , vậy : rơi xuống mo cau
Đến đây hỏi khách tương phùng
Con chim chi một cánh bạn cùng nước non
Con chim chi một cánh bạn cùng nước non
Hình thức chơi chữ thịnh hành trong lối hát đối đáp của nam nữ ngày trước (hát ví, hát đối) . Có những cách chơi chữ giàu hình tượng và đẹp về ý tưởng:
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?
(Ca dao)
c) Dùng lối tách từ : “đã khách thì khứa” (khách khứa), “đã dốt thì nát” (dốt nát), “đã nghèo thì hèn” (nghèo hèn) v.v...
d) Dùng lối tách từ và ghép từ mới: cà phê cà pháo, tàu bay tàu bò, mì chính mì phụ,...v.v...
đ) Dùng lối hát đối đáp:
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ?
(Ca dao)
3. Chức năng
Chơi chữ có tác dụng là tạo ra những liên tưởng bất ngờ, châm biếm, đã kích và hài hước vui nhộn. Chính vì vậy mà trong xã hội xưa đầy bất công, các nhà thơ, nhà văn đã vận dụng nó như một lời đả kích, chống lại sự bất công của xã hội một cách gián tiếp.