cho em xin dàn bài và ý của các đề này đi

P

pisces1203

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay
2.Anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh thành tích - một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay
3.Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử.Theo anh (chị) làm thế nào để khắc phục được thái độ đó
4.Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông
5.Theo anh (chị) làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh,sạch đẹp
Em cảm ơn nhìu:D
 
S

seagirl_41119

1
Theo mjn` khi làm dài bài này bạn cần nêu vài ý cơ bản :
_ định nghĩa " vô cảm " là j` ?
_ Tại sao lại gọi đó là 1 căn bệnh ( nhớ rằng là bệnh thì không phải là toàn xã hội đâu nhé )
_ Biểu hiện của căn bệnh này trong xã hội ( vô tâm , sống chỉ biết mjn` thể hiện qua như bác sĩ ... , cán bộ nhà nước vô tâm với nhân dân.... )
_ Căn bệnh này sẽ có tác hại nào đối với bản thân mỗi người và rộng ra là cả cộng đồng , xã hội .
_ cách chữa căn bệnh này theo bạn có thể là gì ?
_ ( ý này nói hay hok tùy bạn ) : với tư cách là 1 thanh niên trẻ của xã hội hiện đại , bạn đã đang và sẽ sống như thế nào để sống tích cực , không mắc phải căn bệnh " vô cảm "

Còn
đây là một số thông tin mình sưu tầm đc trên mạng:
Hiện nay, nhiều người dân Việt - nhất là tầng lớp thanh niên- mắc bệnh vô cảm. Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày.

Bệnh thể hiện ở những hiện tượng sau:

- Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn.

- Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ.

- Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết.

- Các cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. Trên các báo có đưa nhiều tin về những người bị lấy đất nhưng không được giải quyết thỏa đáng, có người liên tục mấy năm phải đội đơn đi kêu mà không ai giải quyết.

- Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được.

Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là “thương người như thể thương thân”.


Hoặc:

Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, nhưng “những điều trông thấy” luôn “làm đau đớn lòng”. Xin được mạn phép liệt kê ra vài triệu chứng:

* Ở giữa đường phố nọ có cái nắp cống bị cập kênh giống như một cái bẫy. Người xe nườm nượp, ai ngã mặc ai. Chẳng ai sửa lại cho an toàn!?

* Ngày nay, con trẻ chúng ta “gùi” sách vở đến trường nặng như gùi hàng lậu ở biên giới. Tối ngày sấp ngửa học thêm tựa đánh vật, mà người lớn cứ dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra!?

* Một công trình kiến trúc thô kệch, một nhóm tượng thô thiển, một danh lam thắng cảnh bị xâm hại, nhưng cứ ngang nhiên tồn tại, thách thức, trêu ngươi quốc hồn, quốc túy giữa thanh thiên bạch nhật.

* Thấy một vụ tai nạn giao thông, dù chỉ sây sát nhẹ hay phải “đắp chiếu”, mọi người xúm xít kéo đến xem đông nghịt. Mặc cho các nạn nhân dù đang nằm bất tỉnh, hay đang võ mồm, võ chân, tay với nhau bươu đầu, mẻ trán... Mọi người vẫn thờ ơ!?

* Một cuộc biểu diễn nghệ thuật được tường thuật trực tiếp trên truyền hình nhạt nhẽo, cẩu thả đến mức người ta phải “xin” từng tràng pháo tay lẹt đẹt. Vậy mà đồng nghiệp, công chúng vẫn chẳng có phản ứng gì!?

* Một chuyện cười ra nước mắt nữa là có nỗi oan của một công dân thiêu đốt thời gian hơn 10 năm chạy kiện, lê bước hàng ngàn cây số qua các cửa, viết và sao chụp hàng chục cân đơn từ để đòi lẽ phải, công bằng. Thế mà, những người có trách nhiệm xét xử vẫn phán theo một kiểu tư duy kỳ lạ “sống chết mặc bay”!?

Rồi những công chức với vẻ mặt tỉnh khô trước nỗi bức xúc của người dân. Họ có thể là người đang ăn lương Nhà nước, lậu Giời. Nhưng giữa họ và cuộc sống đích thực (những vấn đề sát sườn của nhân dân) còn rất xa. Khoảng cách ấy lâu ngày sinh ra căn bệnh vô cảm, vô cảm với chính trách nhiệm của mình và những gì đang diễn ra trong đời sống của cộng đồng.
 
S

seagirl_41119

2,cũng tìm trên mạng nè:

....Y học phát triển bệnh gì mà không chữa được ...nhưng có một loại bêng đúng là đang làm đau đầu toàn xã hội ...Như một thứ ung nhọt thách thức,mầm bệng nan y...Bệnh thành tích ...Một đât nước phát triển không thể ủ trong mình mầm bênh j này dược ..Dám nhìn thẳng vào vắn đề tìm hiểu rõ vấn đề là bước đầu để giải quyết tận gốc vấn đề...

Trước hết phải hiểu thế nào là bệnh thành tích .Thành tích là kết quả là mồ hôi nước mắt đạt được...Là những thành quả tốt đẹp đạt được nhờ vào lao động sáng tạo ,vào tài năng thực sự ...Nhưng bệnh thành tích là chạy theo thành tích ảo , kết quả ma . Nói như bác đó là " làm báo cáo láo thì hay"...Căn bệnh đó có từ át lâu nhưng nay đã lan tràn khắp các địa phương , tỉnh thÀNH , đáng sợ là nó lan vào những các nghàng mà lẽ ra không thể mang bệnh đặc biệt là giáo dục ....nghàng nghề cao quý nhất trong một xã hội ...

Vậy gốc rễ của bệnh thành tích là ở đâu ? Trước hết khẳng định ..nó xuất phát từ tâm lí hám danh hám lợi ...Chua chát nhớ lại khi xưa bảng nhãn Lê quí đôn cũng chỉ vì mong cho quí tử đỗ thi hội mà để lại tiếng xấu , đó là bệnh thành tích.Nhưng cũng cần nói thêm cái danh hão đó lại đem lại cái lợi thật , được trọng vọng ....Rồi từ đó kéo theo bao cái lợi thử hỏi ai cưỡng lại nổi ...Cứ thế bệnh thành tích trở nên phát triển ngày càng trầm trọng hơn .Nhớ lại thầy giám thị dũng cảm ở Hà tay tố cáo việc coi thi tốt nghiệp phổ thông không nghiêm túc...Đã bị nhân dân ác cảm, bị học sinh ném đá vào đầu ...Dĩ nhiên đó chỉ là những hòn đá ném dấu tay ...NHưng để lại một nỗi buồn vô hạn cho những người đứng lên phản đối bệnh thành tích trong giáo dục...Cư s thử nghĩ xem biết bao nhiêu những thủ thuật tinh vi được sử dụng trong kì thi đại học thì mới chua xót nhận ra ...Vẫn còn nhiều kẻ nuôi mộng làm tiến sĩ giấy...Bệnh thành tích có thể lộ liễu thô lậu ,có thể tinh vi khó lường . Và hậu quả của nó có thể nhìn thấy ngày một ngày hai đó là kinh tế ,giáo dục đất nước đi xuống ....Nhưng đó còn là những vấn đề về văn hóa truyền thống , đạo đức , và tương lai của dân tộc ....những điều còn phải nhắc đến nhiều hơn nữa

Vấn đề thứ 3 cần nói tới đó là những di căn để lại của bệnh thành tích( BTT)...Trước hết là cái hại to về tiền của ,hàng nghìn tỉ đồng đổ xuống bể vì thói ham phát triển dự án theo phong trào không hề tính tới sự khả thi của công trình .Cái hại đó vì ham cái tiếng " xuất sắc " , "hoàn thành trước thời hạn ''. biết bao công trình vừa xây xong đã phải phá đi vi ko đủ chất lượng như sân vận động việt trì phú thọ ...Nhưng còn cài hại khác đó là uy tín của Nhà nước sự bpos méo các thể chế của nhà nước . Việc thi tốt nghiệp các cấp tốn rất nhiều tiền hơn thế nữa thể chế thi hết sức nghiêm túc nhưng thật sự thì sao ? Có bao nhiêu học sinh thật sự đủ khả năng vượt cấp thực sự hàng năm khi mà điều mầccs trường quan tâm là tỷ lệ đỗ tốt nhgieepj cao ....Các trường thi bát nháo , học sinh làm bài kiểu gì mà trường thi trắng những tờ tài liệu ..



Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.


Từ một phẩm chất tốt trở thành… bệnh

Theo định nghĩa đó, nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nổ lực đe đạt những thành tích cao hơn trên các lĩnh vực hoạt động: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sản xuất, thương mại, công nghệ... vì lợi ích cho mình và cho cả cộng đồng. Xã hội đó chắc chắn tiến bộ, nền kinh tế nước đó chắc chắn phát triển, dân nước đó chắc chắn giàu có, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh.

Nhưng đen khi nào thì những nỗ lực đạt thành tích, một phẩm chất tốt và cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội, lại trở thành một bệnh, mà ngày nay chúng ta gọi tên nó là bệnh thành tích? Suy cho cùng, nếu diễn dịch bằng thuật ngữ kinh tế thông thường, sự khác nhau căn bản giữa thành tích và bệnh thành tích chỉ là sự khác nhau giữa hàng thật và hàng giả, hàng nhái. Và yếu tố then chốt làm nên sụ khác biệt đó chính là sự có mật hay không của lòng trung thực.

Điều lo ngại chung hiện nay là căn bệnh thành tích đang lan tràn trong ngành giáo dục của nước ta, không phải chỉ lây nhiễm cho một bộ phận nhưng người công tác trong ngành mà còn cho nhiều gia đình trong xã hội. Ông Nguyễn Thiện Nhân, tân bộ trưởng Bộ GDĐT, người được kỳ vọng rất nhiều trong công tác chấn hưng nền giáo dục nước nhà, đã nhận xét rằng không chỉ "các thầy cô, các trường ham muốn thành tích bằng kết quả thi cử cao" mà "hàng chục triệu phu huynh và học sinh chính là đồng tác giả của bệnh thành tích". Bệnh thành tích được ông phân tích như là "các thầy cô, các trường ham muốn kết quả thi cử cao" và "hàng triệu gia đình muốn con em mình có điểm cao (hơn thực chất), sẵn sàng đóng tiền bồi dưỡng các thầy cô để các em thi được điểm cao".

Tuy nhiên, muốn khắc phục căn bệnh nguy hiểm này, có nhiều vấn đề cần được phân tích thêm và làm sáng tỏ. Tại sao các trường và các thầy cô ham muốn kết quả thi cao? Phải chăng vì kết quả thi cử cao đó - dù là kết quả không phản ánh đúng thực chất - là tiêu chí được Sở hay Bộ sử dụng để đánh giá thành tích điều hành và giảng dạy của Ban Giám hiệu trưởng và các thầy cô, phải chăng với thành tích được đánh giá cao theo cách đó, chắc chắn ban giám hiệu và thầy cô sẽ có được lợi ích là được nâng lương, khen thưởng, tiếp tục trụ lại ở trường, ở lớp và tiếp tục "sự nghiệp" nhân lên căn bệnh thành tích. Và nếu tất cả các trường trên cả nước đều có những kết quả xuất sắc tương tự, phải chăng Bộ GDĐT sẽ được đánh giá là có thành tích tốt trong công tác điều hành giáo dục trên cả nước. Tại sao các phụ huynh muốn con em mình có điểm cao hơn thực chất ở đây cũng cần có hai cách nhìn: thực chất và thực dụng. Xét về thực chất, không có phu huynh học sinh nào muốn con em mình là học "giả". Họ là những người đã bỏ ra tiền của thật, công sức thật, thời gian thật và những hy vọng thật về một tương lai tốt đẹp thật của con em mình khi lo cho chúng được ăn học đến thành tài. Không có lý do gì họ lại mong muốn nhận được một món hàng giả. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm thực dụng, họ sẵn sàng làm mọi cách, kể cả những cách tệ hại nhất mà chúng ta đã được biết qua báo chí, để con em họ qua được một kỳ thi, có một manh bằng đề làm cần câu cơm sau này. Có một mảnh bằng đi đã, vì đó là mảnh bằng được xã hội thừa nhận, rồi sau này khi có điều kiện sẽ cố mà học tiếp một cách chân thực. Như vậy, suy cho cùng, các phu huynh học sinh và các học sinh chính là nạn nhân của bệnh thành tích hơn là “đồng tác giả". Khi sự lây nhiễm của bệnh thành tích đã trở thành phổ biến, làm gì có ai được miễn dịch? Cuối cùng, không có ai khác hơn là xã hội phải gánh chịu rủi ro và chi phí cao hơn, một sự lãng phí nghiêm trọng về thời gian và tiền bạc, hậu quả của bệnh thành tích. Khi nguồn nhân lực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế bị méo mó nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng, các doanh nghiệp đành phải chấp nhận "hàng giả" lẫn lộn với "hàng thật" và phải dành thêm ngân sách đế đào tạo và huấn luyện lại sau khi tuyển dụng.

Chuẩn bệnh và trị bệnh

Bệnh thành tích là hậu quả của chủ nghĩa hình thức và chính nó là mẹ đẻ của bệnh sao chép, học thuộc lòng và hiện tượng đào tạo hình ống của hệ thống Đại học ở nước ta. Với bệnh thành tích, các phương pháp đánh giá, kiếm tra kết quả học tập trở nên dày đặc, nặng nề, phức tạp nhưng lại mang tỉnh chất rập khuôn, không có chỗ dành cho sự sáng tạo của học sinh, sinh viên. Bệnh thành tích và chủ nghĩa hình thức có thể có đất đứng trong thời kỳ bao cấp, trong một nền kinh tế khép kín, môi trường cạnh tranh không tồn tại. Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường, trong khi các ngành kinh tế đi bước trước và tích cực nỗ lực để hoàn thiện cho phù hợp với một môi trường cạnh tranh mới, ngành giáo dục vẫn còn khá tụt hậu. Phương pháp giảng dạy và học tập ít thay đổi. Các giáo trình, giáo án khuôn mẫu vấn tiếp tục tồn tai. Học sinh, Sinh viên chỉ biết học mà không biết hỏi. Việc học hành chủ yếu dựa trên sao chép, không có không gian cho tư duy, suy luận. Các trường dân lập đã không phát triển đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu học tập trong xã hội và tạo nên một môi trưởng cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn nữa, hàng rào thi cứ quá nhiều và tập trung càng làm nặng thêm tinh than học tủ, học rập khuôn, sao chép của học sinh. Cánh cửa vào Đại học lại quá hẹp, một phải cạnh tranh với hàng trăm, khiến cho không thể không xảy ra tiêu cực và làm cho bệnh thành tích càng phát triển.

Chúng ta đều nhận thức rỏ ràng, một xã hội muốn phát triển tiến bộ phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có chân tài thực học, được tiếp thu những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh hoa của nhân loại và của dân tộc thông qua hệ thống giáo dục của cộng đồng. Giáo dục chỉnh là xuất phát điểm, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thinh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục tốt và trung thực sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển.

Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tỉnh chất thắng bại sinh tử không khác gì trên thao trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì có một văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào việc nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những chân tài thực học hay không. Trên tiến trình đổi mới giáo dục, bệnh thành tích phải được xóa bỏ. Đó không phải là một việc quá khó, nhưng chắc chắn cũng không dễ dàng.
 
S

seagirl_41119

3,

Nền giáo dục ngày nay, mục đích thi cử rõ ràng là để lựa chọn những người đủ tâm, đủ tài cho đất nước. Nhưng chúng ta không khỏi băn khoăn, trăn trở qua những kỳ thi nhiều khi bị biến tướng, không phản ánh thực chất của việc học hành và trình độ các thí sinh hiện tại, không phản ánh đúng thực chất của tình hình giáo dục hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên". Điều nguy hại của bệnh thành tích trong giáo dục là thế hệ trẻ dần dần coi chuyện dối trá là bình thường, trong khi tuổi niên thiếu là tuổi bước đầu được giáo dục để hình thành về nhân cách.

Có phải, trong hành trang vào đời của những đứa trẻ hôm nay, dối trá đã là một thứ cần thiết đi theo chúng? Những đứa trẻ đó sẽ là chủ nhân đất nước trong tương lai. Vậy những ông chủ này sẽ điều hành, làm chủ giang sơn ra sao, khi mà trong đầu họ cái cần nhất là kiến thức, nhân cách thì thiếu hụt nhưng chúng lại thừa những điều không đáng có: Sự dối trá.

Sự dối trá, thiếu nhân cách đã khiến nhiều người không muốn từ bỏ những cơ chế đặc quyền, đặc lợi, họ chỉ muốn sống bằng những cái không thuộc năng lực của mình, dù ai cũng biết rằng đó là điều cần loại bỏ nếu muốn có một xã hội tốt đẹp. Khi con người không đủ khả năng đi lên bằng chính đôi chân vững chắc, những kiến thức của mình, thì việc tạo nên và dung dưỡng một môi trường như thế để dung thân là điều dễ xảy ra.

Dù đã muộn, nhưng chúng ta vẫn cần đặt lại vấn đề một cách nghiêm túc với nền giáo dục nước nhà: Làm gì để sự nghiệp "trồng người” được phát triển đúng yêu cầu của đất nước đặt ra? Đã đến lúc không thể chần chừ nữa.

Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông các cấp con số đạt tốt nghiệp thường là từ 90% trở lên, thậm chí có những nơi đến 99,067%. Trong số đó, số lượng đỗ loại khá giỏi khá cao. Nhưng cũng chính những cô tú, cậu tú đỗ khá giỏi ấy bước sang kỳ thi Đại học, để rồi đã có một khối lượng khổng lồ những điểm 0 trong các bài thi môn tự nhiên, một khối lượng không nhỏ những bài văn cười ra nước mắt, những bài lịch sử ngô nghê, không kiến thức đã nói trên thực chất của những kỳ thi trước đó.


1. Mở bài

Nêu ra vấn đề (thực trạng hiện nay là chất lượng dạy và đặc biệt nhấn mạnh là chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng giảm sút đi rất nhiều, một trong số những nguyên nhân là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả thi giả...)

2. Thân bài

(Theo mình thì đề bài này yêu cầu phân tích tác hại, nên cần đi sâu vào luận điểm đó, xong nếu chỉ có tác hại mà bỏ qua biểu hiện, nguyên nhân thì không thể được, mà nếu có tác hại rồi lại không nêu ra hướng giải quyết thì bài văn sẽ đi bài hướng bế tắc đó....)

LĐ1: Giải thích thái độ thiếu trung thực là gì?

- Thiếu trung thực là làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình , với những gì đã có, đã xảy ra.

-Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực ( đoạn này nêu luôn biểu hiện của thái độ thiếu trung thực)

LĐ2: Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh

- Học trò lười học, học không hết bài mà muốn được điểm cao thì phải gian lận thôi.

-Có những người cũng có kiến thức xong cứ đến giờ kiểm tra là họ không thể tự chủ được bản thân, không tự tin và họ không dám tin rằng mình có thể làm được bài mà không cần đến sách, thế là quay bài.

LĐ3: Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ bên ngoài

- Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nên gây áp lực: nào học thêm, nào con nhất định phải đạt học sinh giỏi... khiến các con cũng phải oằn mình gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ cho dù không phải ai cũng "thông minh vốn sắn tính trời."

- Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đánh phải thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn.

LĐ4: Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử

- Không có kiến thức khi bước vào đời

-Gian lận được mộ lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn.

- Người có chí dễ bi quan do nhiều người không bằng họ xong lại có vị trí cao hơn nhờ quay cóp, luồn cúi

-Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.

-Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.

LĐ5: Biện pháp khắc phục

- Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân, tin rằng thế hệ 8x, 9x chúng ta cóp thể làm được ngay cả những điều mà chúng ta nghĩ mình không làm được, hãy dũng cảm thoát li khỏi cuốn sách, quyển vở trong giờ kiểm tra, không vụ lợi, không vì điểm số, không thàn tích giả.

- Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất

- Khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.

3. Kết bài:

Bày tỏ niềm tin rằng trong tương lai, thái độ thiếu trung thực này sẽ được khắc phục

Chú ý tìm kiếm số liệu, lời lẽ phải thuyết phục xong dừng lại đúng mực, không chỉ trích mà cần có thái độ xây dựng nhìu hơn cho nước nhà....
 
B

bonghongnho_95

Có lẽ chúng ta sống trong một thời đại luôn luôn phát triển và luôn luôn chạy theo đồng tiền nên chúng ta đã quên đi cái "tâm" mà nó đã có sẵn trong mỗi chúng ta từ rất lâu lâu ... lắm rối !
Hôm nay với sự chứng kiến cùng với những lời bình trên báo chí và đài truyền thanh - truyền hình thì Út cũng có một số tâm sự , ý kiến nhỏ trong vấn đề căn bệnh " vô tâm" đã thật sự xâm nhập và ăn sâu trong thế hệ trẻ hiện giờ !
Bạn có phải là một người vô cảm không ? khi thấy một em bé ăn xin ngoài cửa mà dửng dưng xua đuổi , bạn có phải là là một người vô cảm không mà khi bạn phớt lờ một cụ già rất khó khăn khi băng qua đường đầy xe cộ ....bạn có phải là một người vô cảm không khi thấy một người phụ nữ mang thai trên xe buýt khi có chổ ngồi và phải hết sức khó khăn khi sự thắng gấp của xe.... bạn có phải là một người vô cảm không khi bạn chỉ biết ăn chơi lêu lỏng và chỉ biết khóc khi biết rằng bác sĩ bảo rằng mẹ của bạn đã mắc phải căn bệnh nan y ......
Trên đường bạn đi làm về ... bạn thấy một người đàn bà trung niên loạng chọng té xe trên đường .... Và nếu người đàn bà đó là người thân của bạn - khi cô ấy về nhà mà trên người đầy trầy xước và kể rằng không ai giúp cô khi mình bị ngã xe ..... rất rất nhiều mà Út ở đây không thể kể hết được nhiều tình huống khác .....
Và có lẻ không phải ai cũng mắc bệnh " Vô tâm , vô cảm" đó mà vẫn có người luôn hết mình vì mọi người ..... Trên đoạn đường về nhà A chứng kiến bọn cướp giựt túi xách của người đi đường và anh A đã dũng cảm phóng xe theo bọn cướp truy hô cùng người dân bắt cướp và anh cũng đã bị bọn chúng đâm cho một nhát đầy thương tích .....
Vâng và đoạn kết mjk` muốn nói ở đây cho dù... thế nào đi nữa chúng ta cũng phải luôn quan tâm đến mọi người và ngay chính cả người thân của mình ...Luôn sống có ích vì xã hội các bạn nhé !!!
 
H

hoanghanhchi

thế đề 4 thì sao? hihi làm ngay giúp tớ với , tối nay tớ cần ngay
 
O

o0albus0o

Đề 4 nè:
I, Mở bài :
- Đặt vấn đề : trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.
- Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước – cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

II. Thân bài :
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay:
+ Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương / 1 ngày
+ Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
2. Hậu quả của vấn đề:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề :
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
4. Hành động của tuổi trê học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...

III. Kết bài :
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .

Một vài số liệu thực tế:
Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.
Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe:D:D
 
O

o0albus0o

Đề 3:
Trước tiên nêu mình nên nêu qua cái nguyên nhân chính yếu dẫn đến thái độ thiếu trung thực trong thi cử.
+Có rất nhiều lí do chủ quan cũng như khách quan cho thái độ này nhưng chủ yếu là do ý thức học tập chưa tốt của học sinh, ko học bài kĩ khiến kiến thức hổng và khi ko có cái gì trong đầu để làm bài thì tất yếu phải tiêu cực để có bài mà nộp, nặng hơn là đi "lấy cắp" bài của người khác như một bản copy.
_ Thái độ thế này sẽ gây ra cho học sinh chúng ta nhiều tác hại.
+ Trước tiên, khi chúng ta quay cóp, là chúng ta bị phụ thuộc. Cái tâm lý dựa dẫm một cách lén lút khiến chúng ta như những kẻ bị động trong một cuộc chiến, hay như những con cá đã nằm lên thớt, ko bao giờ có thể làm bài đc tốt.
+ Hơn thế, nếu khi gian lận mà bị giám khảo phát hiện, ko những kết quả sau suốt thời gian "thụt thò liếc mắt" đổ xuống sông xuống biển mà bạn sẽ phải hứng chịu những ánh nhìn ko mấy thiện cảm từ các bạn xung quanh. Ấn tượng xấu sẽ rất khó phai mờ, và cho dù cái lí do để bạn quay cóp có vì do khách quan đem đến, thì bạn vẫn bị thầy cô, bạn bè nhìn nhận, đánh giá khác.
+ Đặc biệt, khi gian lận, bạn đang tự rèn luyện cho mình tính ko trung thực. Điều này, ko chỉ với học tập, mà trong cuộc sống thường nhật của bạn. Nếu bạn ko trung thực, có thể một lần chưa bị phát hiện đâu, nhưng cứ tái phạm mà để người khác biết, bạn sẽ phải trả giá nhiều thứ cho sự ko trung thực của mình.
(Dàn ý sơ sơ như thế, mong giúp đc bạn nhé):D
 
O

o0albus0o

Đề 2 đây:
Bệnh thành tích xuất phát từ quan niệm của những người có nghiệp vụ sư phạm, họ cho rằng nếu làm đúng quy định thì những đứa trẽ bị lưu bang sẻ mất tự tin trong tương lai, bản thân họ ko có uy tín và ko được cấp trên trọng dụng, bên cạnh đó phụ huynh học sinh củng ko hoan nghên họ.
Tuy nhiên trong quá trình hình thành bệnh thành tích có những yếu tố khác tác động như: Bình bầu khen thưởng, coi trọng thành tích cá nhân, đặt cái tôi lên trên mọi lợi ích khác. Là nhà sư phạm ai ai củng đều cho rằng nghiệp vụ kiến thức như nhau chỉ cần nổ lực là có thể vươn tới đỉnh cao của nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy, rèn luyện cho học sinh trong tất cã các môn học đạt được loại giỏi, khá và đa số điểm trên trung bình.
Nhưng sự thật vô tình đã đưa đẫy số phận của các nhà giáo thật là nghiệt ngã. Ba lần cải cách giáo dục mà đời sống của giáo viên ko thể nâng lên thì thữ hỏi dạy kiểu nào để có được học sinh loại giỏi khá mà ko có HS trung bình, Bệnh thành tích có được là vì cuộc sống tinh thần vật chất đã tham gia vào trong quá trình gian truân lận đận của các nhà sư phạm trong thời kỳ đầu giải phóng và đất nước chuyễn mình đổi mới. Nếu bệnh thành tích dần dần mất đi thì chúng ta có quyền tự hào rằng đất nước và con người việt nam chúng ta là anh hùng duy nhất của thế giới đã dám đương đầu với những thách thức mà ko ai vượt qua nỗi.
Chúng em là mầm non tương lai của đất nước của thế hệ mai sau luôn luôn mơ ước rằng những điều ông cha chưa thực hiện được thì thế hệ chúng con phải có trách nhiệm hoàn thành mơ ước ấy.:D:D:D
 
O

o0albus0o

he he đề 5 đây: nhớ tks nhé!!
Trong môi trường chúng ta, để phát triển toàn diện thì ngoài những yếu tố như tri thức, có điềi kiện sống tốt,.. chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa vấn đề về môi trường. Vì đó củng là nhân tố và đồng thời là điều kiện thiết yếu quyết định sự sống cón của cả nhân loại nói chung và sự phát triển của từng người chúng ta nói riêng. Khi sống, làm việc và học tập trong môi trường tốt, bầu không khí mát mẽ trong lànhnói chung và sự phát triển của từng người chúng ta nói riêng. Khi sống, làm việc và học tập trong môi trường tốt, bầu không khí mát mẽ trong lành thì tối thiểu ta lại cảm thấy dể chịu và hưng phấn hơn, giúp ta hiểu sâu và tiếp thu rộng hơn những vấn đề nan giải ở lớp. Hoặc sẽ cảm thấy thư giãn và thoãi mái hơn sau những giờ lao động cực nhọc ở đồng ruộng công trường… Vì tất cả chúng ta được sống trong bầu không khí trong lành và hít thở không khí trong lành.
Nhưng có thể nói hiện nay con người đang dần dần tự cướp đi sự sống của mình. Mỗi người đã vô tình hay vô ý làm cho môi trường sống của mỗi chúng ta ngày mội ô nhiễm. Chúng ta đều biết rằng việc bảo vệ môi trường không phải là một nhiệm vụ hay một “công trình” mà đó là ý thức trách nhiệm của từng người, từng cá nhân trên trái đất. Mỗi chúng ta phải biết tự giữ gìn nguồn sống cua chúng mình.
Vẫn còn kho khăn khi phải đối mặt với câu hỏi: “hành tinh hay nói cách khác xã hội này sẽ ra sao nếu chúng ta sống trong môi trường bị ô nhiễm nặng?”. Trước tiên hãy nghĩ về nguyên nhân của vấn đề này, rác thảy là nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm không khí, nguồn nước. Các loại rác thảy chưa qua xử lí đã bị đỗ ào ạc ra sông hồ làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, gay khó khăn cho giao thông đường thủy và đặc biệt hơn rác thải đã làm mất đi vẽ mĩ quang cua sông hồ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội nói chung và đời sống sinh hoài cua người dân nói riêng.
Khí thải là nguyên nhân quan trọng không kém đã góp phần làm cho môi trường bị suy giảm nghiêm trọng. Nhu cầu cuộc sống ngày càng cao đồng nghĩa với việc nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp ra đời,.. Và dĩ nhiên chính điều này đã gây ra bao nỗi nan giải, phiền toán cho người dân. Các khí thải không qua xử lí thải trực tiếp vào môi trường, nhưng chúng ta đã biết, các loại khí thải đều chứa chất độc. khi hít vào sẽ nguy hiểm đến sức khỏe và có khi cả tính mạng. Điều này củng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và môi trường làm việc tất cả chúng ta.
Chặt phá rừng bừa bãi là nguyên nhân kế tiếp, nó đã góp phần lấy di bầu không khí trong lành và môi trường xanh cua tất cả chúng ta. Hiện nay diện tích rừng đang bị cạn kiệt, điều này đã gây hậu quả hết sức nghiêm trọng: Môi trường bị ô nhiễm nặng và lũ lục trán về.
Còn nhiều nguyên nhân khác nữa mà không ai khác chính con người đã tự hủy diệt môi trường sống của chính mình. Không kể những vấn đề do thiên tai gây ra, mặc dù đó là ngoài ý muốn nhưng đã gây ra tổn thất không nhỏ cho môi trường của chúng ta, làm cho không khí bị ô nhiểm nặng bởi khói bụi, làm cho cây rừng đỗ ngã, đất đai sạc lỡ dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
Đó là những nguyên nhân cơ bản đẫn đến ô nhiểm môi trường làm ảnh hưởng đến dời sống của người dân. Không riêng gì đời sống sinh hoạt, trong học tập củng vậy, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi hít thở bầu không khí trong lành. Vì thế để hoc tập thật tốt và có hiểu quả, tiếp thu bài giảng một cách dễ dàng thì ngoài những điều kiện như trang thiết bị đầy đủ,… Môi trường trong sạch là vấn đề đáng quan tâm nhất. phải tạo cho tinh thần thật thoải mái thì mới có thể học tập tốt được.
Muốn vậy, chúng ta phải ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường, củng chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Các loài rác thải phải được sử lí kĩ càng, không nên vứt rác bừa bãi làm ô nhiểm bầu không khí và mất vẽ mĩ quan đồng thời các trung tâm nhà máy, xí nghiệp,… Phải tăng cường cấc biện pháp xử lí khí thải trước khi đưa trực tiếp vào môi trường, có vậy mới làm giảm thiểu luồn khí độc có nguy cơ lấy đi sức khỏe và tính mạng con người. Kế đó, mỗi chúng ta từng cá nhân phải có ý thức trồng nhiều cây xanh, góp phần làm cho không khí trong lành và tăng vẽ mĩ quan cho đất nược.
Các cấp chính quyền phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nếu cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Hãy làm tất cả những gì có thể để bảo vệ môi trường, củng là giữ gìn sử sống cho toàn thể nhân loại!.:D:D
 
Top Bottom