Sử Chính sách tận diệt văn hóa Việt của Minh Thành Tổ năm 1406

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Với ảo tưởng có thể xóa sạch hiện tại và quá khứ của một dân tộc từng có hàng nghìn năm lịch sử, ngay từ phút đầu của chiến tranh, Minh Thành Tổ đã nghĩ ra đủ hết mọi mưu mô, thủ đoạn đốt phá, giết chóc, mà hàng chục vạn quân của “thiên triều” rồi đây sẽ phải răm rắp thi hành. Vị Hoàng đế nhà Minh đặc biệt lưu ý đến kho tàng sách vở, bi ký phong phú của người Việt. Trong sắc chỉ 10 điều gửi ngày 8 tháng Bảy năm Vĩnh Lạc thứ 4 (21 – 8 – 1406) cho viên tướng viễn chinh là Chu Năng căn dặn tỷ mỉ từng khoản một: nào nghiêm trị quân lính; nào là phải đề phòng lực lượng hỏa pháo lợi hại của cha con họ Hồ; nào tìm bắt hết thợ thuyền và người tài giỏi đem về phương Bắc; nào tịch thu bản đồ và các thứ sổ khai ruộng đất, nhân khẩu… Đặc biệt, có điều khoản thứ 3: “Một khi binh lính vào nước [Nam], trừ các sách kinh và bản in của đạo Phật, đạo lão thì không thiêu hủy; ngoài ra hết thảy mọi sách vở, văn tự cho đến cả những loại [sách ghi chép] ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ (như loại sách có câu: Thượng đại phân, Khư ất dĩ) một mảnh một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước, phàm những bia do Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá huỷ tất cả, một chữ chớ để còn” (tức Tam tự kinh)
Đặc biệt, Minh Thành Tổ không phải ra chỉ thị xong rồi để đấy, mặc cho tướng tá làm được ra sao thì làm. Từ xa tít trên Yên Kinh, ngày ngày theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chính sách thâm độc của mình. Khi được báo cáo rằng có những toán quân chưa theo đúng lệnh chỉ - nghĩa là chưa đốt phá lập tức mọi sách vở bắt được mà còn giữ lại –liền gửi tiếp một tờ lệnh thứ hai, vào ngày 10 tháng Năm năm Vĩnh Lạc thứ 5 (16 – 6 – 1407), trong đó có một lời ghi chú: “Nhiều lần đã bảo các ngươi rằng phàm An Nam có tất thảy những sách vở, văn tự gì, kể cả các câu ca lý dân gian, các sách dạy trẻ (như loại Thượng đại nhâm Khưu ất dĩ) và tất thảy các bia mà xứ ấy dựng lên thì một mảnh, một chữ, hễ trông thấy là phá hủy lập tức, chớ để sót lại. Nay nghe nói những sách vở do quân lính bắt được không ra lệnh đốt ngay, lại để xem xét rồi mới đốt. Quân lính phần đông không biết chữ, nếu đâu đâu cũng đều làm vậy thì khi đài tải sẽ bị mất mát nhiều. Từ nay, các ngươi phải làm đúng như lời sắc trước, truyền cho quân lính hễ thấy sách vở văn tự ở bất cứ nơi nào là phải đốt ngay, không được lưu lại”.
Kết quả như thế nào thì cũng có thể lường được. Khi một đội quân xâm lược Trung cổ mà mọi hành động đập phá tự phát sẵn có lại được chính thức hóa bằng những điều lệnh, được nhân lên gấp bội bằng những lời “khuyến dự”, thì còn vật gì bắt gặp mà chúng không thể biến thành đống tro tàn! Chính Nguyễn Trãi, trong một bức thư gửi cho viên Tổng binh giặc là Vương Thông, đã kịch liệt tố cáo ông ta cho lính cướp bóc các di vật văn hóa trong thành Thăng Long, đem ra đúc súng. Chính Lê Thánh Tông, năm 1467, trên đường về Lam Kinh có ghé thăm chùa Long Đội, nhìn thấy dấu vết tàn phá của giặc ở đây, cầm lòng không nổi, đã đề thưo lên tấm bia bị đập phá trước sân chùa:
Minh tặc hung tàn tự dĩ canh (Giặc Minh hung tàn [nên] chùa đã biến đổi hẳn)
Nhưng vì sao cả một chính sách được thực hiện quy mô và trắng trợn đến như kia, mà về sau Hoàng Đức Lương không hề biết, và ngay ngòi bút chép sử của Ngô Sĩ Liên cũng chỉ ghi được một đôi dòng? Lại cũng chỉ có thể giải thích điều này bằng thủ đoạn khôn khéo, xảo quyệt của phía đối phương. Hơn ai hết, những kẻ đã “trù mưu định kế” ăn cướp nước ta hiểu rất rõ việc làm thâm hiểm của họ là một sự thách thức với cả một nền văn minh; nó chỉ dẫn đến làm bùng cháy dữ dội hơn lòng căm hơn của dân tộc Việt. cho nên, đi kèm với những điều lệnh, Minh Thành Tổ còn ráo riết bắt quân sĩ phải hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng, và phải giữ thật kín mọi chủ trương của mình. Sau gần 1 năm cướp phá, biết rằng yêu cầu của việc phá hoại về căn bản đã xong, ngày 19 tháng Năm năm Vĩnh Lạc thứ 5 (25 – 6 – 1407), ông trùm chiến tranh lại vội vàng gửi một sắc chỉ xuống phương Nam, ra lệnh cho các tướng lĩnh của y phải cấp tốc thu hồi những đạo dụ y đã ban ra từ trước: “Nay An Nam đã bình định xong […] trừ các loại chế dụ ra còn thì tất cả các đạo sắc viết tay và các bản ký sự, thư thiếp đã từng phát đi từ trước, cùng với sổ ghi chép mà Thành Quốc công đã lĩnh, hoặc các thứ sổ sách trù nghị mọi việc, đều phải đem toàn số kiểm kê, đối chiếu, niêm phong cẩn mật, gửi trả lại, không cho lưu lại một chữ. Nếu có một chữ bỏ lại, rơi vào tay bọn kia (chỉ người Việt – NHC) thì rất bất tiện”.
E.F. Aymonier
Lại Như Bằng dịch


inbound6820632590637198554.jpg

Nguồn: lược sử tộc Việt
 
Top Bottom