Sử 11 chính sách kinh tế mới

Nguyễn Minh Kha

Học sinh
Thành viên
25 Tháng tám 2019
7
6
21
19
TP Hồ Chí Minh
Linh Đông

Minhtq411

Học sinh
Thành viên
5 Tháng mười một 2021
183
197
46
TP Hồ Chí Minh
nêu những nội dung và tác dụng của chính sách kinh tế mới (NEP)
*mọi người giúp em với ạ
Đó là việc khôi phục và phát triển các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước và các thành phần kinh tế khác, coi đó là những biện pháp quá độ, những mắc xích trung gian để chuyển sang CNXH, là phương thức để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Đây là những hình thứcphương pháp mới xây dựng CNXH thay cho Chính sách cộng sản thời chiến đã tỏ ra không phù hợp với điều kiện đã thay đổi.
Có thể khẳng định, NEP là đổi mới nhận thức về CNXH với sự thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển quan hệ hàng hoá tiền tệ, kinh tế thị trường, thực hiện sự trao đổi giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, thay chính sách trưng thu lương thực bằng chính sách thuế lương thực, chú trọng kích thích lợi ích vật chất và coi đó động lực quan trọng để phát triển kinh tế, sử dụng các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước. Dưới đây là các nội dung chủ yếu của NEP:
a.Thuế lương thực.
Việc ra đời của chính sách thuế lương thực - sự khởi đầu của NEP - đã đánh dấu sự chuyển biến mới về chất trong minh liên công- nông ở nước Nga lúc bấy giờ. Theo Lênin, trong điều kiện nước Nga lúc này "đó là một trong những vấn đề chính trị chủ yếu". Trước hết Lê nin cho rằng để khôi phục và phát triển kinh tế, cần dùng những biện pháp cấp tốc và cương quyết nhất để cải thiện đời sống của nông dân và phát triển mạnh lực lượng sản xuất của họ. Bởi vì, theo V.I. Lênin, "muốn cải thiện đời sống của công nhân thì phải có bánh mì và nguyên liệu. Đứng về phương diện của toàn bộ nền kinh tế quốc dân của chúng ta mà nói thì hiện nay "trở ngại lớn nhất là ở đó. Thế mà chúng ta chỉ có thể tăng thêm sản xuất và thu hoạch lúa mì, tăng thêm dự trữ và vận tải nhiên liệu bằng cách nâng cao lực lượng sản xuất của họ". Đồng thời, Lê nin cũng phê phán quan điểm muốn cải thiện đời sống công nhân bằng cách khác, theo Người, đó là việc đặt lợi ích phường hội của công nhân lên trên lợi ích giai cấp của họ, có nghĩa là chỉ nhìn lợi ích trước mắt, lợi ích nhất thời, lợi ích cục bộ của công nhân mà hy sinh lợi ích toàn thể của giai cấp công nhân, của nền chuyên chính vô sản, của sự liên minh với nông dân.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, theo Lênin, phải áp dụng Chính sách thuế lương thực. Nội dung chính của chính sách này là:
- Nhà nước xác định trước và ổn định mức thuế lương thực cho nông dân (thường chỉ bằng 1/2 so với trước đó).
- Người nông dân sau khi đã đóng góp thuế lương thực theo quy định, được tự do bán sản phẩm của mình để mua những sản phẩm công nghiệp cần thiết; nếu sản xuất càng nhiều thì sau khi đóng thuế, người nông dân bán ra càng nhiều và thu nhập càng cao.
Chính sách này đã đem lại kết quả quan trọng trong việc khôi phục và phát triển nền kinh tế của nớc Nga sau chiến tranh.
b.Khôi phục và phát triển quan hệ trao đổi sản phẩm giữa nông nghiệp và công nghiệp.
Lênin xem vấn đề trao đổi hàng hoá như một hình thức chủ yếu của mối quan hệ kinh tế giữa thành thị và nông thôn, như một tiền đề cần thiết để xây dựng thành công CNXH. Khác với cơ chế giao nộp, trưng thu của Chính sách cộng sản thời chiến trước đây, cơ chế trao đổi sản phẩm kinh tế hàng hoá cho phép đạt được mục tiêu như:
Một là, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của sản xuất và tiêu dùng của nông dân, của xã hội. Thông qua trao đổi hàng hoá sẽ thúc đẩy quá trình phân công lao động trong nông nghiệp khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển.
Hai là, đây là con đường để Nhà nước giải quyết vấn đề lương thực một cách chắc chắn, sản xuất lương thực càng mang tính chất hàng hoá sẽ khuyến khích nông dân mở rộng diện tích canh tác, thâm canh. Kết quả là tổng số lương thực của xã hội tăng lên, khối lượng lương thực vào tay Nhà nước qua con đường trao đổi và thu thuế cũng ngày càng tăng.
Ba là, làm sống động các ngành kinh tế và toàn bộ sinh hoạt xã hội ở thành thị và nông thôn.
Như vậy, V.I Lê nin đã cụ thể hoá quan điểm "bắt đầu từ nông dân" trong hai chính sách: thuế lương thực và trao đổi hàng hoá. Từ đó cho thấy chính sách thuế lương thực của Lênin còn bao hàm tư tưởng chuyển sang kinh doanh lương thực. Theo Người, để thực hiện trao đổi sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp cần giải quyết hai vấn đề:
- Thứ nhất, nguồn hàng hoá công nghiệp để trao đổi.
- Thứ hai, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế hàng hoá để thực hiện NEP với sự phục hồi và kích thích xu hướng phát triển tư bản chủ nghĩa của sản xuất hàng hoá nhỏ.
Lê nin cho rằng: Sự phát triển của trao đổi tư nhân, của chủ nghĩa tư bản là sự phát triển không tránh khỏi. Việc ngăn cấm, chặn đứng sự phát triển đó là có hại cho cách mạng, tuy nhiên, không được coi thường, buông lỏng sự kiểm tra, kiểm soát sự phát triển ấy.
c. Sử dụng các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Lênin chỉ ra rằng, trong một nước như nước Nga, kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế thì hễ có trao đổi tự do buôn bán, thì sự phát triển của nền kinh tế nhỏ là một sự phát triển tiểu tư sản, có tính tự phát tư bản chủ nghĩa. Đó là một chân lý sơ đẳng của kinh tế chính trị. Vấn đề là ở chỗ, thái độ của nhà nước vô sản cần như thế nào?
Chính sách đúng đắn nhất như Lê nin khẳng định là giai cấp vô sản cung cấp cho tiểu nông tất cả những sản phẩm công nghiệp mà họ cần dùng do những công xưởng lớn xã hội chủ nghĩa sản xuất ra để đổi lấy lúa mì và nguyên liệu. Nhưng hoàn cảnh lúc này không cho phép chính quyền Xô Viết làm được điều đó. Vậy cần phải làm thế nào? Theo Lê nin có hai cách giải quyết:
- Hoặc là tìm cách ngăn cấm, triệt để chặn đứng mọi sự phát triển của sự trao đổi tư nhân không phải là quốc doanh, tức là của thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và tiểu thương, mà sự trao đổi này là xu hướng không thể tránh khỏi khi có hàng triệu người sản xuất nhỏ, Lênin cho rằng "Chính sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với Đảng nào muốn áp dụng nó".
- Hoặc là tìm cách hướng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước. Lê nin cho rằng đây là chính sách có thể áp dụng được và duy nhất hợp lý.
Người nhiều lần khẳng định: chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bước tiến so với thế lực tự phát tư sản, nó gần CNXH hơn kinh tế của sản xuất hàng hoá nhỏ và tư bản tư nhân. Người đã tìm ra những hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước ở nước Nga lúc bấy giờ như: tô nhượng, hợp tác xã, đại lý, hợp đồng cho thuê. Tuy khác nhau, song các hình thức này đều nhằm khôi phục và phát triển nền kinh tế hàng hoá của Nhà nước chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ, bảo đảm sự thắng lợi của CNXH một cách vững chắc.
Rõ ràng, cơ chế kinh tế của thời kỳ Chính sách kinh tế mới mang tính chất quá độ, gián tiếp, theo hướng "không đập tan cơ cấu kinh tế và xã hội cũ, thương nghiệp, tiểu nông, công nghiệp nhỏ, chủ nghĩa tư bản, mà là chấn hưng thương nghiệp bằng cách Nhà nước điều tiết những cái đó nhưng chỉ trong chừng mực chúng sẽ được phục hồi lại". Cơ chế này hoàn toàn khác với cơ chế kinh tế có tính chất mệnh lệnh trực tiếp của chính sách cộng sản thời chiến được thi hành trước đó.
Trong thời Lênin, các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước gồm có:
- Hình thức thứ nhất là tô nhượng, theo Lênin "là sự liên minh, một hợp đồng kinh tế với tư bản tài chính ở các nước tiên tiến"[4]. Ý nghĩa chính trị được Lênin xem xét trong hình thức tô nhợng - hình thức quan trọng nhất của chủ nghĩa tư bản nhà nước: Tô nhượng là một sự liên minh do một bên này ký kết để chống lại bên kia và chừng nào mà chúng ta chưa đủ mạnh thì phải lợi dụng sự thù địch giữa chúng với nhau để đứng vững được.Vì vậy, "tô nhượng tức là tiếp tục chiến tranh trên lĩnh vực kinh tế, nhưng ở đây chúng ta không làm cho lực lượng sản xuất của chúng ta bị phá hoại, mà lại làm cho lực lượng đó phát triển lên".
- Hình thức thứ hai là hợp tác xã (HTX) của người tiểu nông, đây là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, vì thông qua hình thức này, tạo điều kiện cho việc kiểm kê kiểm soát, nhưng nó khác với hình thức tô nhượng ở chỗ: tô nhượng dựa trên cơ sở đại công nghiệp, còn chế độ HTX dựa trên cơ sở tiểu công nghiệp sản xuất thủ công. Theo Lênin việc chuyển từ tiểu sản xuất hàng hoá nhỏ sang sản xuất lớn là bước quá độ phức tạp, bởi vì giám sát một kẻ được tô nhượng là việc dễ, nhưng giám sát các xã viên HTX là việc khó, đó là quá trình lâu dài dựa trên nguyên tắc tự nguyện.
- Hình thức thứ ba của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong lĩnh vực thương mại, Nhà nước thu hút tư bản thương mại, trả hoa hồng để họ bán sản phẩm của Nhà nước và mua sản phẩm của người sản xuất nhỏ.
- Hình thức thứ tư là Nhà nước cho nhà tư bản thuê xí nghiệp, vùng mỏ khu rừng, đất đai .
Lênin đánh giá cao vai trò của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong điều kiện một nước còn tồn tại phổ biến nền sản xuất hàng hoá nhỏ, khẳng định "ở đây không phải là CNTB nhà nước đấu tranh với CNXH mà là giai cấp tiểu tư sản cộng với chủ nghĩa tư bản tư nhân cùng đấu tranh chống lại cả chủ nghĩa tư bản Nhà nước với chủ nghĩa xã hội"; "chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bước tiến to lớn dù phải trả học phí, là một việc làm đáng giá, điều ấy không những không làm cho chúng ta bị diệt vong, trái lại có thể đưa chúng ta đến CNXH bằng con đường chắc chắn nhất".
Như vậy, trong tư duy kinh tế của Lênin thì Chính sách kinh tế mới gắn liền với sử dụng hình thức kinh tế tư bản nhà nước, Lênin đã phát hiện tính quy luật của việc chuyển hoá kinh tế tư nhân, tư bản tư nhân lên chủ nghĩa xã hội thông qua hình thức kinh tế tư bản nhà nước.
V.I.Lênin đã nêu chức năng mới của Nhà nước vô sản trong phát triển kinh tế như: điều tiết việc mua bán hàng hoá và luư thông tiền tệ, tổ chức thương nghiệp nhà nước bán buôn, bán lẻ, phát triển các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, các quan hệ tín dụng, coi thương nghiệp là mắt xích quan trọng trong việc triển khai NEP. Sở dĩ Lênin coi thương nghiệp là mắt xích trong triển khai NEP bởi vì mục tiêu quan trọng của NEP là thiết lập sự liên minh kinh tế giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, trong điều kiện kinh tế lạc hậu phân tán thì thương nghiệp là mối liên hệ kinh tế duy nhất giữa chúng.
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
nêu những nội dung và tác dụng của chính sách kinh tế mới (NEP)
*mọi người giúp em với ạ
- Tháng 3/1921 Đảng Cộng Sản quyết định chuyển từ Chính sách cộng sản thời chiến sang Chính sách kinh tế mới ( NEP ) do Lênin vạch ra .
* Nội dung cơ bản của NEP là bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay bằng chế độ thu thế lương thực cố định ( sau khi nông dân nộp được thuế lương thực quy định sẽ được quyền sử dụng số lượng tiêu thụ dư thừa); khôi phục các ngành công nghiệp nặng, cho phép thương nhân thuê, xây dựng xí nghiệp loại nhỏ, kích thích tư bản nước ngoài đầu tư vào nước Nga, thực hiện tự do buôn bán, mỗi lại các chợ, phát hành đồng Rúp mới năm 1924.
* Tác dụng đối với nước Nga Xô Viết
- NEP đã làm cho nông dân yên tâm sản xuất, do đó nông nghiệp được khôi phục và phát triển, đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân thành thị, nguyên liệu cho công nghiệp. Trên cơ sở đó, công nghiệp - thương nghiệp được khôi phục, đời sống của nhân dân được cải thiện, tình hình chính trị xã hội được ổn định nhân dân tin vào chính phủ.
* Chính sách NEP đã củng cố khối liên minh công - nông, chỗ dựa của Chính quyền Xô Viết.
Trên đây là đáp án tham khảo của mình, nếu có thắc mắc bạn có thể cmt ngay bên dưới topic nhé!

=> Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
Last edited:
Top Bottom