Sử 8 chính sách kinh tế mới của LêNin và Rudơven

S

sk_s2_kk

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Hãy so sánh chính sách kinh tế mới của LêNin và Rudơven sau chiến tranh thế giới lần thứ 1. [ chia 2 cột để ss ]

2. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc.

3. Điểm mới trong phát triển đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Châu Á.

giúp mình với mai mình thi rùi T_______________T
 
M

muctim.eazy.vn

giải giùm minh với
1.Diễn biến cách mạng tháng hai 1917 ở Nga? Ý nghĩa? Vì sao nói đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
2.Diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
3.Tại sao năm 1917 ở Nga lại có 2 cuộc cách mạng ?
4.Nội dung chính sách kinh tế mới của Lê nin và đảng Bôn sevic ( NEP)? Tác dụng của nó?
5.Sự phát triển kinh tế của Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Nguyên nhân?
6.Vì sao kinh tế Mĩ rơi vào khủng hoảng 1929-1933? Nội dung chính sách kinh tế mới của Ru dơ ven? Tác dụng?
7.Sự phát triển kinh tế của Nhật sau chiến tranh TG I?
8.Vì sao kinh tế Nhật sớm rơi vào khủng hoảng? Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 tác động thế nào đến kinh tế Nhật? Giải pháp của chính quyền Nhật Bản?
9.Nguyên nhân, kết cục của chiến tranh TG thứ hai ( 1939-1945)? Em rút ra bài học gì từ cuộc chiến?
 
S

shally_shy

1. Nguyên nhân sâu xa.

- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.

- Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”.

2. Nguyên nhân trực tiếp.

- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt đầu châm ngòi lửa cho cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ.

- Năm 1931: Nhật tiến hành xâm lược Mãn Châu của Trung Quốc.

- Năm 1935, Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc-xai, tiến hành tổng động viên. Ý xâm lược Ê-ti-ô-pia và hình thành nên 3 lò lửa chiến tranh trên toàn thế giới.

- Năm 1937, các nước phát xít đã thiết lập trục phát xít Ber-lin – Rô ma – Tô-ki-ô và chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh thế giới mới.

Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít là kẻ thù trực tiếp châm ngòi cho cuộc đại chiến thế giới nhằm phá vỡ trật tự Véc-xai Oasinhton để phân chia lại bộ mặt địa cầu và tiêu diệt Liên Xô.
Kết cục:
Khoảng 62 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này (thống kê vẫn tiếp tục nghiên cứu), kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc Xã. 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô với 23 triệu người chết, Trung Quốc với 10 triệu người, theo phần trăm dân số thì là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh). Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt.
Bài học rút ra:
+ cần có 1 tổ chức duy trì hb của thế giới
+ nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán
+ hợp tắc kinh tế, bắt tay nhau xd 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh
+ thay cho các khoản chi phí về quân sự ta có thể dùng số tiền đó cho người nghèo, khó khăn , khuyết tật, những người cần giúp đỡ
+ các nước cần có cách chiến lược ngoại giao hợp lí để tránh xảy ra các mâu thuẫn k đáng có
+ có thể mở ra các hoạt động cộng đồng để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước .
 
Top Bottom