Sử 8 Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở VN

Kỳ Nguyệt

Học sinh
Thành viên
17 Tháng tư 2019
52
18
26
18
Gia Lai
THCS Ialy

Diệp Ngọc Tuyên

Typo-er xuất sắc nhất 2018
HV CLB Hội họa
Thành viên
13 Tháng mười một 2017
2,339
3,607
549
Đắk Lắk
THCS
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến xã hội VN?
Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
- Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.
- Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
Giai cấp nào có thái độ chính trị chống lại chế độ thực dân phong kiến? Vì sao?
Giai cấp nông dân, tiểu tư sản thành thị, công nhân có thái độ chính trị chống lại chế độ thực dân phong kiến. Vì họ đều bị chèn ép, bóc lột, đời sống bấp bênh.v..v.. bạn tổng kết từ những ý phía trên hoặc nói riêng từng tầng lớp cũng được :>
Chúc bạn học tốt!
 
Top Bottom