Trình bày chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và tác ñộng của chúng ñến tình hình kinh tế và giai cấp ở Việt Nam.
Thu Hà 1609Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).
- Mục đích: bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra và khôi phục địa vị kinh tế của nước Pháp trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
- Đặc điểm: đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
+ Nông nghiệp: đầu tư vốn nhiều nhất, tập trung vào đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…).
+ Công nghiệp: tập trung khai thác mỏ (chủ yếu là mỏ than). Hạn chế phát triển công nghiệp nặng vì muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
+ Thương nghiêp: ngoại thương có bước phát triển mới. Giao lưu nội địa được đẩy mạnh. Pháp thi hành chính sách độc chiếm thị trường, dùng hàng rào thuế quan để ngăn chặn hàng nhập từ nước khác, đặc biệt là hàng hóa Trung Quốc và Nhật Bản.
+ Giao thông vận tải: phát triển, đô thị mở rộng.
+ Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi.
2. Chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp
- Chính trị: Pháp tăng cường chính sách cai trị và khai thác thuộc địa. Bộ máy đàn áp, cảnh sát, mật thám, nhà tù hoạt động ráo riết. Ngoài ra còn cải cách chính trị - hành chính: đưa thêm người Việt vào làm các công sở, lập Viện dân biểu….
- Văn hoá giáo dục:
+ Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng. Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, ưu tiên xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương “Pháp - Việt đề huề”.
+ Các trào lưu tư tưởng, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật phương Tây vào Việt Nam, tạo ra sự chuyển mới về nội dung, phương pháp tư duy sáng tác. Các yếu tố văn hoá truyền thống, văn hoá mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.
TÁC ĐỘNG:
Dưới tác động của quá trình khai thác thuộc địa lần 2, xã hội Việt Nam phân hóa ngày càng sâu sắc. Các giai cũ vẫn còn và xuất hiện thêm cấp mới ra đời. Do địa vị kinh tế, chính trị khác nhau nên khả năng cách mạng của các giai cấp cũng có phần khác nhau
- Giai cấp địa chủ :
+ Tiếp tục bị phân hóa thành ba bộ phận: Đại địa chủ, trung và tiểu địa chủ. Đại địa chủ là những người có thế lực, sở hữu rất nhiều ruộng đất, được thực dân Pháp dung dưỡng và che chở nên thế lực ngày càng tăng cường. Đại địa chủ câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, là tay sai của chúng. Đây là đối tượng của cách mạng nước ta. Trung và tiểu địa chủ là những địa chủ vừa và nhỏ, thường xuyên bị thực dân và đại địa chủ thôn tính đất đai nên ít nhiều có mâu thuẫn với chúng. Trung và tiểu địa chủ sẽ tham gia cách mạng khi có điều kiện
+ Trung và tiểu địa chủ bị TDP và đại địa chủ thôn tính đất đai là không đúng chỉ có nông dân là bị thông tính đất đai. Do bộ phận này được sinh ra trong một đất nước có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm nên ít nhiều họ sẽ có tinh thần dân tộc thôi)
- Giai cấp nông dân :
+ Chiếm hơn 90% dân số nước ta. Họ bị áp bức bóc lột cho nên đời sống bần cùng, không lối thoát. Đứng trước tình cảnh đó, một bộ phận nông dân rồi làng quê ra thành phố kiếm việc và trở thành giai cấp công nhân. Còn đa số vẫn bám trụ làng quê để làm kiếp tá điền cực nhọc. Mâu thuẫn giữa nông dân và đế quốc phong kiến hết sức gay gắt. Tuy nhiên, nông dân không đại diện cho giai cấp phong kiến, không có hệ tư tưởng dẫn đường nên họ không thể tự giải phóng mình
+ Do hạn chế về đặc điểm giai cấp, nên giai cấp nông dân không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng, song họ là một lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của cách mạng.
- Giai cấp tư sản : bao gồm những người làm trung gian, đại lý, nhận vận chuyển, chuyển biến gia công, hàng hóa cho tư bản Pháp. Do quyền lợi kinh tế và thái độ chính trị nên giai cấp tư sản Việt chia làm hai bộ phận:
+ Bộ phận tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc.
+ Bộ phận tư sản dân tộc: Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập,bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng tư tưởng cải lương dễ thỏa hiệp khi được Pháp nhượng cho 1 ít quyền lợi
- Giai cấp tiểu tư sản thành thị :bao gồm học sinh, sinh viên công nhân viên chức, những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ... Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các cơ quan hành chính của Pháp được mở rộng nên số lượng tiểu tư sản ngày càng đông đảo. Giai cấp này hầu hết sống ở thành phố. Cuộc sống của họ bấp bênh, đồng lương ít ỏi, thường bị bạc đãi, thường xuyên phải đối diện với thất nghiệp, phá sản. Tiểu tư sản đại đa số đều có học thức ( nhất là học sinh, sinh viên, trí thức), nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước nên hăng hái đấu tranh vì tự do, độc lập. Đây là lực lượng quan trọng của cách mạng Việt Nam
- Giai cấp công nhân :
+ Ra đời trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có hơn 22 vạn)
+ Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh sống tập trung, có ý thức tổ chức và kỹ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để…, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng :
- Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt.
- Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
- Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc.
- Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và trào lưu cách mạng thế giới, đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga.
+ Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp công nhân hoàn toàn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
=> Tóm lại : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt tiếp tục diễn ra sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình thức
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^