chỉnh lỗi sai và thảo luận câu hỏi mới

  • Thread starter phaodaibatkhaxampham
  • Ngày gửi
  • Replies 41
  • Views 10,391

K

kiuctuoi20

bạn thân mến , có lẽ bạn đã đọc cuốn sách ấy chưa kĩ hoặc là bạn đã có nhầm lẫn ở đâu đó

tác phẩm đời thừa của nhà văn Nam Cao được in ở sgk 11 tập 1 trang 202 chương trình nâng cao ( bạn tìm trong sách 12 đương nhiên không thấy )và đó là chương trình bắt buộc chứ không phải là bài đọc thêm

Đúng là không có trong chương trình chuẩn, nhưng tác phẩm vẫn nằm trong giới hạn thi của chương trình chuẩn ? họcmaix giai thích giúp em với nhé
 
V

vinhpham

nói chung lại là tác phẩm đời thừa của nhà văn nam cao có trong đề cương ôn tập thi đh năm 2009
 
W

win810

Thật là hết cách.
Ko phải lo đâu, cái quyển giới hạn đề thi theo tớ là hơi vớ vẩn, có phần đi sao chép mà ko quan tâm xem nó đã đc đổi mới thế nào.
Rõ ràng ko học mà có trong giới hạn thi, thật là bức xúc. Bọn tớ lớp cận chuyên nhưng theo tinh thần chung cũng học ctr cơ bản (chứ ko hề thấy chuẩn), khi đọc đến cái giới hạn đó, đứa nào cũng bất bình, gần như shocked. Cái này có khi kiện đc cũng nên.
(vấn đề này có lẽ nên xem lại trong sách, báo người ta nói đầy ý, làm ăn tắc trách của ai ai đó)
Bài này có phải mang tc ko tốt ko nhỉ? Liệu có bị ban nik ko nữa :p
 
S

songhieu89

Thế có nghĩa là bài đời thừa và lai tân dc quyền bỏ hả các bạn? Mình lớp 14 rồi, chương trình năm nay khác quá, loạn hết cả lên, k biết p làm sao nữa???
 
P

phaodaibatkhaxampham

xin lỗi tất cả với mọi sự nhầm lẫn trên đây , tất cả đều do cái tính bộp chộp của mình
xin đính chính một cách đầy đủ
NGUYÊN LÝ " TẢNG BĂNG TRÔI"
Dựa vào hiện tg vật lí khi một tảng băng trôi trên đại dương , chỉ một phần nổi trên bề mặt . bảy phần chìm khuất , He minh uê đã nêu nguyên lí" tg băng trôi".Lời phát biểu này khẳng định hiểu quả của cách viết ngắn gọn , hàm súc và ưu điểm của nó , ngụ ý mạch ngầm văn bản hay cấc lớp nghĩa chưa được phô bày trực tiếp trong tác phẩm
 
T

thuylinh_11

[Ôn TN Văn 12]- nguyên lí tảng băng trôi

Giải thích nguyên lí tảng băng trôi của Hêminguê ****************************??
Đầy đủ nhé :p
 
J

justdance.lady

Nguyên lí tảng băng trôi trong đoạn trích "Ông già và biển cả"

* Nội dung:

- Nghĩa đen (nghĩa tường minh): Cuộc đi săn cá đầy gian truân của ông lão Xan-ti-a-gô và kết quả thu được là một con cá kiếm khổng lồ.

- Nghĩa bóng (nghĩa hàm ẩn):

+ Phẩm chất của người dân lao động. Và con cá chính là thành quả mà họ đạt được sau quá trình làm việc đầy gian truân vất vả.

+ Ước mơ, khát vọng của con người là khôn cùng, chính điều đó đã làm nên những điều kì diệu tưởng chừng như không thể.

+Cuộc chinh phục thiên nhiên của người lao động nhằm khằng định sự tồn tại của chính mình.

* Nghệ thuật:

- Cốt truyện đơn giản .

- Hình thức ngôn ngữ giản dị.

- Nhân vật ít.

- Thủ pháp nghệ thuật không nhiều:(Độc thoại nội tâm->khẳng định nghị lực, và đối lập).
 
J

justdance.lady

Kái này cụ thế hơn:

Ý nghĩa tảng băng trôi trong đoạn trích 'ông già và biển cả' - Hêminguê:

- Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc,dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành sự thật.Cuối cùng ông lão đã chiến thắng,cuộc chiến thắng vinh danh ý chí,sức mạnh của con người.Chiến thắng của ông lão đã minh chứng tuyên ngôn:”Con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị đánh bại”.

- Con cá kiếm chính là hình ảnh của ước mơ,của lí tưởng cao cả mà ông lão và mỗi người luôn khao khát vươn tơi trong cuộc sống đời thường.

- Đã có chuyển biến trong hình ảnh đẹp đẽ cuối cùng của con cá khi bị chiếm lĩnh và sau khi bị chiếm lĩnh,từ oai phong kì vĩ, đẹp đẽ (hình ảnh của ước mơ) chuyển sang không còn oai phong,kì vĩ như trước (hình ảnh của nghệ thuật) như muốn khẳng định sự chuyển biến từ ước mơ sang hiện thực không phải xa vời khó nắm bắt,nhưng cũng chính vì thế mà nó không còn đẹp đẽ như trước.

- Sự băn khoăn trăn trở của ông lão sau 84 ngày không câu được con cá nào, ông lão bị mọi người xa lánh vì cho rằng ông lão bị vận đen đeo bám,bị dồn vào tình cảnh coi như thất bại,coi như đã chết về mặt tinh thần.

- Ông lão Xantigô đã không tìm thất sự tri âm trên đất liền mà tìm thấy tri âm trên biển cả, ông coi thiên nhiên là ngôi nhà có thể tìm thấy sự bình yên lắng đọng của tâm hồn,cá là bạn,con thuyền là giường nuôi dưỡng ước mơ của ông.

- Con cá kiếm là hiện thân của cái đẹp,là mục đích cuối cùng mà ông lão phấn đấu theo đuổi,nhưng vì cuộc sống,vì khả năng của sự tồn tạivà ý nghĩa của sự tồn tại ấy ông lão phải giết con cá kiếm.Cho thấy ĐÔI KHI CON NGƯỜI PHẢI HUỶ HOẠI NHỮNG CÁI THÂN YÊU QUÝ TRỌNG NHẤT CUỘC ĐỜI MÌNH. Đó là sự dằn vặt lớn của ông lão.

- Bắt được con cá kiếm là vận may của ông lão,là sản phẩm để khẳng định tài năng nhưng chính ông lão đã bị lệ thuộc vào nó,bị nó kéo đi khắp nơi và khi con cá chể rồi vận may lại trở thành vận rủi.Kết thúc thắng lợi trở về cũng là lúc ông lão phải đối đầu với thử thách mới với đàn cá mập,khi trở về căn lều rách với 1 thân thể mệt mỏi đầy thương tích,con cá kiếm chỉ còn lại bộ xương

=>CON NGƯỜI ĐÃ PHẢI TRẢI QUA THỬ THÁCH GIAN KHÓ ĐỂ BIẾN ƯỚC MƠ THÀNH SỰ THẬT, ĐỂ CÓ 1 THÀNH QUẢ LAO ĐỘNG ,NHƯNH CUỐI CÙNG LẠI BỊ LỆ THUỘC VÀO THÀNH QUẢ LAO ĐỘNG ẤY VÀ THẬM CHÍ KHÔNG THỂ GIỮ LẠI ĐƯỢC THÀNH QUẢ LAO ĐỘNG ẤY TRONG VÒNG TAY CỦA MÌNH.
 
D

damthoa

nguyên lý tảng băng trôi dụa trên hiên tượng vật lý có 1 phần nổi 7 phần chìm nói vê cách viêt ngắn ngọn xúc tích sử dụng nguyên lý tảng băng trôi tác giả phải hiểu rõ vấn đề mình muốn viết hiểu rõ các chi tiết ,loại bỏ các chi tiêt không cần thiêt nhung dộc giả vãn có thể suy ra các chi tiêt đó nếu tác giả k hiêu cặn cẽ ma loai bỏ chi tiết ma chính tác gia khong hieu rõ thi se dan den lo hong trong tac pham . to chi bo sung như thế này thôi cậu tìm ơ trong sách kĩ năng đọc hiéu văn học 12 co đủ đáy chúc thi tôt nhé:)>-
 
M

matkieng_c4

Noi dung ngh\uyên lí tảng băng trôi của Hê Minh Uê: tac gia coi tác phẩm văn chương là một tảng băng trôi với 7 phần nổi, chỉ một phần chìm. Phần nổi là nghĩa tường minh, phần chìm là các tầng ý nghĩa. Tác giả không trưc tiếp phát ngôn tư tưởng của mình, mà xây dựng trong những hình tượng giàu sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý. Điều đó đc thể hiện qua việc lão Xantiago đã kiên trì chiến đấu giết con cá đẻ có dc nó. Từ đó rút ra đc ẩn ý là trải wa sự gian khổ sẽ gặt hái đc thành công
( bài này là của thầy giáo mình đọc cho lớp đó. Chắc chắn đúng, thầy mình dạy van pro lám. Thầy đang đại diện cho tinh mình đi ra bắc làm đề thi Tn 2009 đó các ban....)
 
T

tuanboy9xnd

Đề thi TN năm 2009

1. Nguyên lý " tảng băng trôi trong tp........"
2. Hình tượng người phụ nữ trong tp " Chiếc thuyền ngoài xa" - Nguyễn Minh Châu

Hướng dẫn:
Cách 1
Suy nghĩ về người đàn bà hàng chài, tớ nghĩ bạn có thể đi theo 2 hướng:
1. Theo diễn biến câu chuyện, cái này có thể chem xen vào đc thái độ và sự thay đổi trong cách suy nghĩ của nhân vật Phùng và Đẩu.

2. Bạn đi theo từng ý nhỏ, phương diện, (cách này dễ hơn, rõ hơn, :D )
* Tên gọi : người đàn bà hàng chài. NMC đã ko gọi tên cụ thể mà chỉ gọi phiếm định => chị cũng giống như trăm người đàn bà vùng biển khác, nhỏ bé, vô danh, mang ý nghĩa khái quát. Dường như cuộc sống chẳng có gì đáng nói nhưng trong chị lại chứa đựng nhiều điều kì diệu khiến người khác phải suy nghĩ.

a/ Số phận: Bất hạnh
Dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả lên chị, xấu, nghèo khổ, lam lũ, lại phải thường xuyên chịu những trận đòn roi của chồng vũ phu, tổn thương, đau xót cho các con phải nhìn cảnh bố đánh mẹ...
_ Cái xấu đã đeo đuổi chị như định mệnh, suốt từ khi còn nhỏ:.... (bạn lấy dẫn chứng ra nhé)
_Có mang với 1 anh hàng chài, đến mua bả về đan lưới, rồi thành vợ chồng. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ, bấp bênh
_Gia đình nghèo lại còn đông con, thuyền thì chật
_Thường xuyên chịu sự hành hạ của người chồng, "ba ngày 1 trận nhẹ, 5 ngày 1 trận nặng", cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh, như là để trút giận, như đánh 1 con thú, với lời lẽ cay độc" Mày chết đi cho ông nhờ, ********* chết hết đi cho ông nhờ"
=> Vất vả, đau khổ làm cho diện mạo chị đã xấu giờ trở nên thô kệch. Nốt rỗ chằng chịt, gương mặt mệt mỏi, tím ngắt vì những đêm thức trắng kéo lưới, cái áo nâu.., cái quần .., dáng đi chậm chạp, mệt mỏi.
==> Số phận đầy bi kịch đc tác giả tái hiện đầy cảm thông và chia sẻ.

b/ Phẩm chất, tính cách:
_Nhẫn nhục, chịu đựng,
(miêu tả cảnh lão đàn ông đánh vợ...chị coi đó như 1 phần đã rất quen thuộc của cuộc đời mình, chị chấp nhận, ko kêu van, ko trốn chạy). Khi đc đề nghị giúp đỡ thfi : "....cũng đc nhưng đừng bắt con bỏ nó".
---> Chị hiểu cơ cực của của cuộc sống mưu sinh trên biển ko có người đàn ông....(trích dẫn)
_Tình yêu thương con
Nguyên nhân sâu xa của những điều trên chính là tình thg con vô bờ bến của chị. Sự cần thiết của việc có người đàn ông làm chỗ dựa, để chèo chống khi phong ba bão táp..., cùng nuôi dạy các con " Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con, ko thể sống cho mình như trên đất đc".
Phân tích ty của chị với thằng Phác, chị gưiỏ nó lên rừng, chị đau xót khi thấy nó vì thương mẹ mà hận bố,....
=> Tình mẫu tử vút lên, trên cái nền của 1 cuộc sống cơ cực, ngang trái, đau đớn đầy xót xa .
_Người đàn bà vị tha....
_Người đàn bà bằng lòng với cs của mình, "cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi...", hạnh phúc của chị rất bình dị, giản đơn, là trông thấy các con đc ăn no, ... (mình ko nhớ lắm :D)
_Người đàn bà thất học nhưng lại rất sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời (phân tích câu chuyện lúc ở toà án nhé ;) )

* Khi khắc hoạ nhân vật NMC tập trung khắc hoạ đôi mắt, và khuôn mặt chị .... (Bạn tự phân tích đc phải ko :D)

===> Hình ảnh người đàn bà hàng chài lf biểu tượng cua tình mẫu tử, yêu con, thông cảm và tha thứ cho chồng....
ĐÓ chính là "chất ngọc mà NMC đi tìm, ánh lên trong lấm láp, bùn đất của cuộc đời"

Tó chỉ biết có vậy thôi :D
Chúc may mắn ;)




Cách 2
Theo tớ thì phân tích nhân vật này có 4 ý
2 ý đầu, chắc chắn bạn nào cũng viết được và có lẽ là bắt buộc phải có
+ Vẻ ngoài lam lũ
trích dẫn dẫn chứng trong tác phẩm
+Cuộc sống nhọc nhằn
- Một nách bao nhiêu đứa con
-Bị hành hạ đớn đau về cả thể xác lẫn tinh thần => cam chịu. Tuy nhiên người phụ nữ ấy ko hề cam chịu một cách vô lí
--> 3 lí do người phụ nữ này cam chịu, nhất định ko bỏ chồng
1, Dù đó là một gã chồng vũ phu, tàn tệ nhưng đó vẫn là chỗ dựa duy nhất của gia đình chị, nhất là khi biển động phong ba...
2, Lòng người mẹ thương con, ko muốn đàn con bị tan đàn sẻ nghé, muốn chúng được một gia đình trọn vẹn
3,Chị tìm được những niềm vui, niềm hạnh phúc trong chính cuộc sống tăm tối của mình "vui nhất là khi chúng được ăn no"...

Sau đó chúng ta phải đi sâu vào câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện => qua đó sẽ nói lên 2 ý sau
+ Cái nhìn đa diện
Qua câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài, khiến chúng ta hiểu hơn về các nhân vật
-Chánh án Đẩu: Có lòng tốt nhưng chưa thực sự hiểu cuộc sống của nhân dân. Ở đây pháp luật chưa thực sự đi vào đời sống.
-Người đàn bà hàng chài: hiện thân của người lao động sống lam lũ, nhẫn nhục nhưng giàu tấm lòng người mẹ và sống bằng kinh nghiệm thực tiễn của một con người thấu hiểu lẽ đời.....
-Phùng: Anh đã đơn giản khi nhìn nhận cuộc đời và con người
+ Triết lí nhân sinh
=> Đừng bao giờ nhìn cuộc đời và con người một cách dễ dãi, xuôi chiều, còn phải nhìn mọi sự vật, hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó và trong quan hệ với nhiều yếu tố khác nữa.

:) :) :)
 
H

hgdaoct28

Nguyên lí tảng băng trôi của Hê-minh-uê:
Khi 1 tảng băng trôi trên đại dương, đa phần chìm khuất, chỉ có 1 phần nổi trên bề mặt. Tác phẩm nghệ thuậy cũng như 1 tảng băng trôi với nghĩa tường minh và các tầng hàm ý. Ý nghĩa tường minh thể hiện đơn giản và cụ thể trực tiếp trên bề mặt mỗi tác phẩm. Nhưng tác giả không trực tiếp phát ngôn tư tưởng, bày tỏ thái độ của mình mà gợi liên tưởng qua những ngôn từ, chi tiết, cốt truyện, hình tượng nhân vật... để người đọc tự rút ra ẩn ý.
 
D

deekpeach

cac ban bit de het chua? Nguyên lí tảng băng trôi của Hê-minh-uê:
Khi 1 tảng băng trôi trên đại dương, đa phần chìm khuất, chỉ có 1 phần nổi trên bề mặt. Tác phẩm nghệ thuậy cũng như 1 tảng băng trôi với nghĩa tường minh và các tầng hàm ý. Ý nghĩa tường minh thể hiện đơn giản và cụ thể trực tiếp trên bề mặt mỗi tác phẩm. Nhưng tác giả không trực tiếp phát ngôn tư tưởng, bày tỏ thái độ của mình mà gợi liên tưởng qua những ngôn từ, chi tiết, cốt truyện, hình tượng nhân vật... để người đọc tự rút ra ẩn ý.
 
H

haiductran

mình biết nguyên lí tảng băng trôi là 1 phần nổi là câu chữ, 7 phần chìm là nội dung ý nghĩ nhưng như thế có ngắn gọn quá ko
 
N

nomoregame_loveonegirl

7 chìm 3 nổi đúng rồi chứ. Chứ 7 chìm 1 nổi còn 2 phần kia nó đi đâu ời :)
 
Top Bottom