chỉnh lỗi sai và thảo luận câu hỏi mới

  • Thread starter phaodaibatkhaxampham
  • Ngày gửi
  • Replies 41
  • Views 10,391

P

phaodaibatkhaxampham

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mình nhận thấy trong box văn của chúng ta có nhiều bài văn có những cách nhìn nhận sai lầm không thể tưởng tượng được

trong box này mình và mọi người sẽ cố gắng chỉnh sửa cho các bạn , nếu ai có điều j thắc mắc cũng có thể hỏi ở đây

1 mình thấy trong bài vợ chồng A phủ có ai viết đó là văn học trung đại , thật là một sai lầm ko thể chấp nhận được

Hoàn cảnh sáng tác:


Trước CM Tháng Tám Tô Hoài nổi tiếng với “Dế mèn ..”. Sau Cách mạng ông tiếp tục khẳng định tên tuổi mình qua tập “Truyện tây bắc”. Vợ chồng A Phủ là truyện thành công nhất trong ba truyện mà Tô Hoài viết về tây bắc. Tác phẩm mang đậm giá trị hiện thực - tố cáo và nhân đạo, dc thể hiên qua chất thơ, chất trữ tình sở trường của tô Hoài.


Tác phẩm được in trong tập “truyện Tây Bắc” xuất bản 1953 (đạt giải Nhất giải thưởng văn nghệ 1954-1955)

Tác phẩm ra đời khi Tô Hoài tham gia giải phóng Tây Bắc 1952. Vốn sống từ 8 tháng đi thực tế cùng tình yêu đất nước và con người Tây Bắc đã truyền cảm hứng cho Tô Hoài.

2 cũng trong bài này có ai đó đã thắc mắc về hào khí đông a .

Theo lối chiết tự, chữ Trần còn có thể đọc là Đông A (vì được ghép từ hai chữ Đông và A). Khi nhà Trần tại Việt Nam thành công trong việc chống lại sự xâm lấn của nhà Nguyên, khí thế chiến đấu của quân dân nhà Trần còn được gọi là "hào khí Đông A".

1.Giải thích:

- Nhà Trần thừa kế truyền thống bảo vệ và xây dựng đất nước Đại Việt trên cơ sở ý thức tự lập , tự cường dân tộc .Ba lần giặc Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta là ba lần chúng đều đại bại.Dưới thời Trần , đất nước hoà bình , thịnh trị , nhân dân sống ấm no.

- Hào khí Đông A là hào khí đời Trần .Do chữ Trần gồm bộ A và chữ Đông hợp thành .Tuy nhiên ,nói tới hào khí Đông A không chỉ nói riêng hào khí đời Trần mà cong chỉ hào khí của cả giai đoạn lịch sử từ thế kỷ X dến thế kỷ XV.
- Biểu hiện của hào khí Đông A là tinh thần tự lập , tự cường , lòng yêu nước , khát vọng lập công giúp nước ; ý chí quyết chiến , quyết thắng mọi kẻ thù.

2. Hào khí Đông A thể hiện trong bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải:

- Hoàn cảnh sáng tác:

+Cuối năm 1284, quân Nguyên – Mông do Thoát Hoan càm đầu ồ ạt tấn công nước ta lần thứ II.Trước sức mạnh của quân giặc ,Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông phải rời kinh đo đi lánh nạn.Nhưng chỉ mấy tháng sau , vào tháng 5-1285(tháng 4 năm Ất Dậu ),quân ta đã phản công baats ngờ, chiến thắng lớn ở trận Hàm Tử, tháng 7 – 1285 (tháng 6 năm Ất Dậu), ta lại thắng lớn ở Chương Dương.Kẻ thù thất bại hoàn toàn.

+Sau chiên thắng,Trần Quang Khải là người hộ giá hai vua Trần trở về kinh do.Trong không khí ngày khải hoàn,Trần Quang Khải đã cảm hứng làm bài thơ này.

- Tái hiện lại khí thế chiến thắng của dân tộc,bày tỏ niềm tự hào của tác giả :

Đoạt sóc Chương Dương độ.
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
(Chương Dưong cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù)
- Khát vọng xây dựng đất nước vững bền lâu đời
Thái bình nghi nỗ lực
Vạn cổ thử giang san
(Thái Bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu)

3. Hào khí Đông A trong bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão

- Hoàn cảnh sáng tác :
Năm 1282 quân Nguyên đòi mượn đường đánh Chiêm Thành,nhưng thực ra định xâm lược nước ta.Trước tình hình ấy,vua Trần mở hội nghị Bình Than bàn kết hoạch đánh giặc.Sau đó,Phạm Ngũ Lão và một số vị tướng được cử lên biên ải phía Bắc để trấn giữ đất nước.Hoàn cảnh lịch sử chắc chắn đã ảnh hưởng nhiều dến hào khí trong bải thơ.

- Hào khí dân tộc thể hitện qua tư thế,hành động của người trai Đại Việt :
Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.
(Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân hùng khí ắt sao Ngưu)

- Khát vọng lập công giúp nước, tinh thần trách nhiệm đối với dân tộc :

Nam nhi vị liễu công danh trái.
Tu thính nhân gian nghe thuyết Vũ Hầu.
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)

4.Kết luận :
- Hào khí Đông A còn thẻ hiện không chỉ ở lĩnh vực chính trị,lịch sử mà cả trên các lĩnh vực văn hoá,học thuật...
- Hào khí này sẽ âm vang ở thời đại sau.Trong Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu có tư thế của một con người tráng chí bốn phương,tâm hồn phóng khoáng,rộng mở.Trong Cảm hoài của Đặng Dung có phong thía của đấng anh hùng thất bại mà vẫn ngạo nghễ trước cuộc đời...
(Các) nguồn
http://vi.wikipedia.org/wiki/Trầ...
http://www.**********/?a=OT&ot=BT&bt=S&hd...
 
K

kakas

Cho hỏi:
Triết lí "tảng băng trôi" của ai?
Và đồng chí giải thích giúp tớ để hiểu thêm cái. Hôm trước tưởng mình hiểu nhưng ứ phải!?
 
P

phaodaibatkhaxampham

triết lý " tảng băng trôi" có từ truyện ngắn ông già và biển cả của Hêminguây đúng không ?

Vừa lên googe kiểm tra trúng foc, cái này bạn có thể dễ dàng kiểm tra bằng mạng toàn cầu mà nên không cần hỏi .

còn câu thứ hai bạn hỏi " tảng Băng trôi" à nguyên lý ntn? Xin mạn phép trả lời

- Hêminguê đã đưa ra hình ảnh Tảng băng trôi với ý nghĩa biểu tượng, thể hiện yêu cầu đối với tác phẩm văn chương: bảy phần chìm, chỉ một phần nổi.

- Hêminguê muốn đề cao đặc trưng mạch ngầm văn bản của tác phẩm văn

chương; nhà văn không trực tiếp phát ngôn ý tưởng, mà thể hiện bằng hình tượng có nhiều sức gợi, để người đọc tự rút

ra phần ẩn ý.

Nếu còn thắc mắc bạn hãy thử đọc lại ông già và biển cả.Sau đây tôi sẽ trích một vài bài viết về hêmingue nhà văn tài

ba cuả chúng ta
 
P

phaodaibatkhaxampham

Tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển

Anders Österling, Thư ký thường trực Viện hàn lâm Thụy Điển

Trong thời đại chúng ta, các nhà văn Mỹ ngày càng in dấu ấn mạnh mẽ trên diện mạo chung của nền văn học. Đặc biệt, thế hệ chúng ta trong vài thập kỷ qua đã được chứng kiến một sự tái định hướng của quan tâm văn học, vốn không chỉ hàm ẩn một sự thay đổi tạm thời trên văn đàn mà thực sự là một sự dịch chuyển của giới hạn tinh thần, với những hệ quả hết sức to lớn. Tất cả các nhà văn mới nổi lên nhanh chóng ở nước Mỹ, những người mà tên tuổi được chúng ta thừa nhận là những dấu hiệu đầy khích lệ, đều có một điểm chung: họ đã biết tận dụng tính cách Mỹ, tính cách bẩm sinh của họ. Và công chúng Châu Âu đón nhận họ một cách nồng nhiệt. Tất cả đều mong muốn rằng người Mỹ hãy viết như người Mỹ, bằng cách đó góp phần mình vào cuộc tranh đua trên trường quốc tế.

Một trong những nhà tiên phong đó chính là nhà văn hiện đang là trung tâm chú ý của chúng ta. Chẳng có gì quá đáng khi ta nói rằng Ernest Hemingway, hơn bất cứ đồng nghiệp nào khác ở nước ông, đã khiến chúng ta cảm thấy phải đối mặt với một quốc gia còn non trẻ nhưng đã biết tìm kiếm và thực tế đã tìm thấy cách biểu đạt chính xác cho mình. [Vả chăng], khác hẳn với nhà văn bình thường, chính đời sống của Hemingway cũng có đặc trưng nổi bật là nhịp điệu đầy kịch tính và những khúc ngoặt gắt. Với ông, năng lượng sống này tiến triển theo cách riêng của nó, không hề bị ảnh hưởng bởi [tâm trạng] bi quan hay vỡ mộng tiêu biểu của thời đại. Ông đã tu dưỡng phong cách của mình ở trường phóng viên báo chí. Ngay từ lúc làm phóng viên tập sự ở phòng biên tập báo Kansas City, ông đã thấm nhuần tiên đề của cuốn cẩm nang nhà báo: “Hãy viết câu ngắn. Hãy viết đoạn văn ngắn.” Việc tôi luyện kỹ năng thuần túy mang tính kỹ thuật của Hemingway rõ ràng đã giúp ông đạt được một kỷ luật tự giác trong nghệ thuật với sức mạnh khác thường. Ông từng nói: thuật hùng biện chỉ là những đốm sáng xanh leo lét được phát ra từ chiếc máy phát điện. Nhà văn ông coi là bậc thầy trong nền văn học Mỹ trước đó là Mark Twain với tác phẩm Huckleberry Finn, với dòng chảy nhịp nhàng của lối tự sự trực tiếp và "dân dã".

Nhà báo trẻ đến từ Illinois bị cuốn vào cuộc Thế chiến thứ nhất khi ông tình nguyện làm lái xe cứu thương ở Italia. Ông bị thương lần đầu ở chiến tuyến Piave với những vết thương rất nặng do vỏ đạn vỡ bắn vào. Lần bị thương khốc liệt ở độ tuổi 19 là một nhân tố quan trọng trong tiểu sử của Hemingway. Chẳng những sự kiện đó không làm ông nhụt chí, mà ngược lại, ông coi việc một nhà văn được tận mắt chứng kiến chiến tranh - như Tolstoy ở Sevastopol - là một tài sản vô giá: chứng kiến, và mô tả chiến tranh một cách chân thực nhất. Tuy nhiên, phải mất vài năm ông mới diễn tả được trọn vẹn dưới góc độ nghệ thuật những ấn tượng hỗn độn một cách đau đớn của ông về chiến tuyến Piave năm 1918: kết quả là tác phẩm Giã từ vũ khí (A Farewell to Arms) ra đời năm 1929. Nó đã thực sự đem lại danh tiếng cho ông, mặc dù phong cách tự sự độc đáo của ông đã được minh chứng qua hai tác phẩm nổi bật [trước đó] về thời hậu chiến ở Châu Âu, Trong thời đại chúng ta (In Our Times, 1924) và Mặt trời cũng mọc (The Sun Also Rises, 1926). Những năm sau đó, thiên hướng bẩm sinh của ông về những cảnh tượng đau thương và nhẫn tâm đã đưa ông đến Châu Phi với tập quán săn thú rừng quy mô lớn và Tây Ban Nha với trò đấu bò. Khi Tây Ban Nha trở thành bãi chiến trường, ông đã tìm được cảm hứng cho tác phẩm lớn thứ hai, Chuông nguyện hồn ai (For Whom the Bell Tolls, 1940) về một người Mỹ tham gia cuộc chiến vì tự do và "phẩm giá con người", một cuốn sách mà ở đó những cảm xúc cá nhân của nhà văn được thể hiện sâu sắc hơn bất cứ đâu khác.

Khi nhắc đến những yếu tố quan trọng này trong sáng tác của Hemingway, ta không nên quên rằng kỹ năng tự sự của ông thường thành công nhất khi nó được tập trung vào một khuôn mẫu nhỏ, những câu chuyện ngắn súc tích, giản lược đến nghiệt ngã, với sự kết hợp vô song giữa đơn giản và chính xác, cứ thế nó đóng đinh chủ đề câu chuyện vào ý thức chúng ta, và rồi mỗi cú giáng đều kinh động chúng ta. Kiệt tác lớn nhất của ông theo tiêu chí này là Ông già và biển cả (The Old Man and the Sea, 1952), câu chuyện khó quên về cuộc chiến tay đôi giữa ông lão đánh cá người Cuba với con cá kiếm khổng lồ trên Đại Tây Dương. Trong khuôn khổ một câu chuyện giải trí mở ra bức tranh xúc động về số phận con người; câu chuyện là lời ngợi ca tinh thần tranh đấu của con người, không qui phục cho dù không đạt được thắng lợi vật chất, lời ngợi ca chiến thắng tinh thần ngay cả khi bại trận. Vở kịch diễn ra ngay trước mắt chúng ta, từng giờ từng giờ một, các chi tiết gay cấn ngày một dồn dập và ngày càng chất nặng ý nghĩa. “Nhưng con người sinh ra không phải là để thất bại”, cuốn sách nói, “Con người có thể bị tiêu diệt chứ không thể bị đánh bại” (Có thể tiêu diệt con người, nhưng không thể đánh bại hắn).

Có lẽ đúng là những sáng tác ban đầu của Hemingway thiên về những cảnh nhẫn tâm, yếm thế, độc ác, những đặc điểm có thể bị coi là mâu thuẫn với yêu cầu của giải Nobel về một tác phẩm mang "thiên hướng lý tưởng". Nhưng mặt khác, ông cũng có nỗi bi tráng của người anh hùng vốn là một nhân tố cơ bản trong cảm nhận của ông về cuộc sống; đó là lòng yêu thích đầy nam tính đối với hiểm nguy và phiêu lưu, với lòng ngưỡng mộ bẩm sinh trước bất cứ ai hiến mình cho những cuộc chiến chính nghĩa trong một thế giới hiện thực bị đè nén bởi bạo lực và chết chóc. Trong mọi trường hợp, đây chính là phương diện tích cực trong sự sùng bái nam tính của ông; nếu không, sự sùng bái đó có huynh hướng chỉ thuần phô trương khoe mẽ và làm thất bại những mục đích của chính nó. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, đề tài chủ đạo của Hemingway là lòng dũng cảm - sức chịu đựng của người anh hùng được thử lửa và tự tôi luyện để đối mặt với sự độc ác lạnh lùng của hiện hữu, mà đồng thời vẫn không khước từ những khoảnh khắc tuyệt vời và sung mãn [của hiện hữu].

Mặt khác, Hemingway không phải là một trong những nhà văn viết để minh họa các đề tài hay các nguyên tắc theo cách này hay cách khác. Một nhà văn hiện thực phải hoàn toàn khách quan và không được cố gắng đóng vai Chúa trời. Ông đã học được điều này ngay khi còn làm biên tập ở tờ Kansas City. Chính vì thế ông có thể cảm nhận chiến tranh như một số phận bi thảm có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ thế hệ của ông; nhưng ông nhìn nó với một [tinh thần] hiện thực bình thản, không ảo tưởng, khinh thị tất cả những bình luận thiên về cảm tính, một tính khách quan được trui rèn, càng mạnh mẽ hơn bởi vì đạt được nó không dễ.

Vai trò của Hemingway như một trong những nhà kiến tạo phong cách vĩ đại nhất trong kỷ nguyên này là rất rõ ràng trong nghệ thuật tự sự của cả Mỹ và Châu Âu trong hơn hai mươi lăm năm qua, nổi bật nhất là những cuộc đối thoại sinh động và những cuộc khẩu chiến mà trong đó ông đã tạo ra một chuẩn mực rất dễ bắt chước nhưng đồng thời rất khó đạt được. Với kỹ năng bậc thầy, ông tái tạo mọi sắc thái của ngôn ngữ nói cũng như những lần ngắt quãng mà trong đó dòng suy nghĩ ngừng bặt và bộ máy thần kinh lồng lên vuột khỏi vòng cương tỏa. Đôi khi nó giống như những câu chuyện phiếm, nhưng không tầm phào chút nào một khi ta biết được phương pháp của ông. Ông thích để độc giả tự suy ngẫm về những diễn biến tâm lý, và chính sự tự do này giúp ông có thể thoải mái quan sát tự nhiên.

Khi ta nghiên cứu sáng tác của Hemingway, những quang cảnh rõ nét bừng lên trong tâm trí: cuộc chiến đấu của Trung úy Henry trong mưa tầm tã và bùn lầy sau cơn hoảng loạn ở Caporetto, cảnh sụp cầu ở vùng núi Tây Ban Nha khi Jordan hy sinh tính mạng, hay cuộc độc chiến của ông lão đánh cá chống lại những con cá mập trong những ánh đèn đêm lan tỏa từ Havana.

Không dừng lại ở đó, ta có thể tìm thấy một sợi giây kết nối, hãy gọi đó là một sợi giây biểu tượng kéo ngược trở lại hàng trăm năm chiếc khung cửi thời gian, giữa tác phẩm mới nhất của Hemingway, Ông già và biển cả, và một trong những sáng tác cổ điển nhất của văn học Mỹ, cuốn Moby Dick của Herma Melville; một con cá voi trắng bị kẻ thù của mình, vị thuyền trưởng bị chứng độc tưởng rượt đuổi một cách điên cuồng. Cả Melville và Hemingway đều không muốn tạo ra một câu chuyện ngụ ngôn; cái sâu thăm thẳm của đại dương mặn chát cùng những con thủy quái là quá đủ để tạo nên yếu tố thơ ca. Nhưng, bằng các phương thức khác nhau, kẻ lãng mạn, người hiện thực, cả hai đều đạt đến một chủ đề chung: khả năng chịu đựng của con người, và nếu cần, thách thức cả những cái không thể. "Có thể tiêu diệt con người, nhưng không thể đánh bại hắn".

Vì những lý do trên, giải thưởng Nobel văn học năm nay được trao cho một trong những nhà văn vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, một trong những tác giả, một cách chân thực và dũng cảm, đã tái tạo những tính cách thuần khiết trong giai đoạn đầy gian khó của thời cuộc. Hemingway, nay ở tuổi năm mươi sáu, là nhà văn thứ năm của Mỹ có vinh hạnh này. Vì lý do sức khoẻ, người đạt giải không thể có mặt ở đây, giải thưởng này sẽ được chuyển cho ngài đại sứ Hoa kỳ.

Tân Đôn dịch, Trần Tiễn Cao Đăng hiệu đính
 
P

phaodaibatkhaxampham

Diễn từ

Do ngài John C. Cabot, Đại sứ Mỹ đọc tại tiệc chiêu đãi

Vì không có điều kiện phát biểu và không có khả năng hùng biện cũng như khả năng tu từ, tôi chỉ muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với những người điều phối sự hào phóng của Alfred Nobel dành cho giải thưởng này.

Không một nhà văn nào từng biết những nhà văn vĩ đại không được trao giải Nobel mà không cảm thấy khiêm nhường khi chính mình được nhận giải thưởng này. Không cần phải nêu tên các nhà văn đó. Mỗi người ở đây đều có thể tự mình liệt kê danh sách đó tùy theo hiểu biết và lương tâm của mình.

Lẽ ra tôi không thể nhờ ngài Đại sứ nước tôi đọc một bài diễn văn mà trong đó một nhà văn thổ lộ tất cả những gì nằm trong trái tim mình. Nhiều điều có thể chưa nhận rõ được ngay trong những gì anh ta viết, đôi khi đó là điều may mắn cho anh ta; nhưng cuối cùng tất cả sẽ trở nên rõ ràng, và nhờ đó, cũng như nhờ mức độ quyền năng của mình, nhà văn sẽ tồn tại lâu dài hoặc bị quên lãng vĩnh viễn.

Viết lách, trong hoàn cảnh tốt nhất, là một cuộc sống cô đơn. Các tổ chức của nhà văn làm dịu bớt nỗi cô đơn của nhà văn, nhưng tôi không cho rằng những tổ chức này có thể cải thiện sáng tác của họ. Nhà văn càng xuất hiện trước mắt công chúng bao nhiêu, anh ta càng rũ bớt sự cô đơn, nhưng thường thì khi đó tác phẩm của anh ta giảm giá trị. Do anh ta làm việc đơn độc nên, nếu là một tác giả đủ giỏi, hàng ngày anh ta phải đối mặt hoặc với cái vĩnh hằng hoặc với sự hoàn toàn thiếu vắng cái vĩnh hằng.

Đối với nhà văn đích thực, mỗi cuốn sách phải là một khởi đầu mới, trong đó anh ta cố làm một điều gì bất khả lượng đạt. Anh ta phải luôn cố gắng làm một cái gì chưa từng có ai làm, hoặc những người khác đã cố làm nhưng thất bại. Đôi khi, nếu gặp may, anh ta sẽ thành công.

Viết văn sẽ đơn giản biết bao nếu chỉ cần viết khác đi những gì mà người ta đã viết hay rồi. Chính vì chúng ta đã có những bậc thầy văn chương vĩ đại đến vậy trong quá khứ nên nhà văn phải bứt xa khỏi quá khứ, để đi đến nơi mà không ai có thể giúp anh ta.

Tôi đã nói quá lâu đối với một nhà văn. Nhà văn chỉ nên viết ra những gì anh ta muốn nói, chứ không phải thốt ra bằng lời. Một lần nữa, xin cám ơn quý vị.

Trần Tiễn Cao Đăng dịch
 
M

mei_mei

- Hêminguê đã đưa ra hình ảnh Tảng băng trôi với ý nghĩa biểu tượng, thể hiện yêu cầu đối với tác phẩm văn chương: bảy phần chìm, chỉ một phần nổi.- Hêminguê muốn đề cao đặc trưng mạch ngầm văn bản của tác phẩm văn
hình như nguyên lí tảng băng trôi là bảy phần chìm ba phần nổi chứ bạn
 
S

sirapollo

Một câu hỏi về tác phẩm "Đời thừa" - Nam Cao

Trong cuốn cấu trúc đề thi năm 2009 của NXB giáo dục dành cho ban KHXH, ở trang 21 có ghi rõ tác phẩm "Đời thừa" trong chương trình chuẩn lớp 11 dc học ở bài đọc thêm, nhưng tôi kiếm đỏ con mắt cuốn ngữ văn 12 tập 1 và 2 ko hề thấy bài nào cả. Thế mà ở trang 10, câu trúc đề thi ở câu 3 nghị luận văn học của chương trình chuẩn lại có tác phẩm "Đời thừa".

Mong BQT hocmai có thể giải đáp và gửi kiến nghị yêu cầu chỉnh sửa cho phù hợp, chứ phải phân tích 1 tác phẩm khi chưa từng đọc qua cũng chưa hề biết đến quả thật là rất rất ko tưởng.
 
Last edited by a moderator:
P

phaodaibatkhaxampham

bạn thân mến , có lẽ bạn đã đọc cuốn sách ấy chưa kĩ hoặc là bạn đã có nhầm lẫn ở đâu đó

tác phẩm đời thừa của nhà văn Nam Cao được in ở sgk 11 tập 1 trang 202 chương trình nâng cao ( bạn tìm trong sách 12 đương nhiên không thấy )và đó là chương trình bắt buộc chứ không phải là bài đọc thêm
 
S

sirapollo

tác phẩm đời thừa của nhà văn Nam Cao được in ở sgk 11 tập 1 trang 202 chương trình nâng cao ( bạn tìm trong sách 12 đương nhiên không thấy )và đó là chương trình bắt buộc chứ không phải là bài đọc thêm

Xin lỗi, gõ nhầm T_T, đính chính lại cho rõ.

Trong cuốn cấu trúc đề thi năm 2009 của NXB giáo dục dành cho ban KHXH, ở trang 21 có ghi rõ tác phẩm "Đời thừa" trong chương trình chuẩn lớp 11 dc học ở bài đọc thêm, nhưng tôi kiếm đỏ con mắt cuốn ngữ văn 11 tập 1 và 2 ko hề thấy bài nào cả. Thế mà ở trang 10, câu trúc đề thi ở câu 3 nghị luận văn học của chương trình chuẩn lại có tác phẩm "Đời thừa".

Xin nhắc lại cho rõ là sách và đề của chương trình chuẩn chứ ko phải nâng cao, trong khi cuốn cơ cấu đề thi ghi rõ là bài "Đời thừa" dc học ở bài đọc thêm trong chương trình chuẩn, nhưng tôi tìm lại ko thấy T_T.
Như thế rõ ràng những người học chương trình chuẩn như tôi sẽ thua thiệt hơn những người học nâng cao, trong khi Bộ đã nói rõ là học tới đâu thi tới đó, ko có sự khác biệt giữa chuẩn và nâng cao vì mỗi ban có 1 đề riêng phù hợp với khả năng.
 
J

jun11791

Mình nghĩ về vấn đề đó, bạn ko cần bận tâm đâu. Vì mình thấy so với chương trình cũ thì ct Ngữ văn nam nay ( 2009 ) thì 2 tp của Nam Cao là "Đời thừa" và "Đôi mắt" đã đc cắt giảm, giảm tải, chỉ còn lại tp "Chí phèo" mà thôi. Có lẽ trg cuốn "Cấu trúc...." ng` ta ý muốn nói là tp "Đời thừa" trg sách cơ bản chỉ là bài đọc thêm, mà bài đọc thêm ko đi thi tn đối với ct chuẩn (cơ bản). Còn nếu khi thi đh, phần riêng, có lỡ rơi vào "ĐỜi thừa" mà bạn cảm thấy làm đc về tp này thì bạn cứ làm thôi.
 
S

sirapollo

Có lẽ trg cuốn "Cấu trúc...." ng` ta ý muốn nói là tp "Đời thừa" trg sách cơ bản chỉ là bài đọc thêm, mà bài đọc thêm ko đi thi tn đối với ct chuẩn (cơ bản)

Nhưng vấn đề là trong sách cơ bản lớp 11 hoàn toàn ko có bài "Đời thừa", cả tác phẩm bắt buộc lẫn đọc thêm đều ko có "Đời thừa" T_T, làm sao mà thi :-@
 
J

jun11791

Nhưng vấn đề là trong sách cơ bản lớp 11 hoàn toàn ko có bài "Đời thừa", cả tác phẩm bắt buộc lẫn đọc thêm đều ko có "Đời thừa" T_T, làm sao mà thi :-@

Thì thôi chớ làm sao nữa, càng đỡ phải ôn, vì trg phần cấu trúc đề thi tốt nghiệp thpt, lẫn đề thi đh (trang 5 đến trang 12) cũng có nói j` đến Đời thừa đâu bạn
 
P

phaodaibatkhaxampham

tôi học chương trình nâng cao nên không biết sách của chương trình chuẩn ntn

đời thừa ở chương trình nâng cao là bài đọc chính nên chúng tôi " phải học"

thiết nghĩ nếu bộ đã ra giới hạn thì mình cứ học thôi , không đọc ở bộ chuẩn thì đọc ở bộ nâng cao
 
T

trinhluan

ơ sách văn cơ bản tớ làm gì thấy có tác phẩm đời thừa nào đâu? Mà tớ xem qua cấu trúc rồi làm gì có bài này, chỉ có trong sách giáo khoa nâng cao lớp 11 thôi chứ còn ban cơ bản làm gì được học mà thi
 
T

thanhthuytu

Nếu mà bạn muốn biết rõ về tác phẩm đời thừa thì bạn có thể gặp tôi, tôi sẽ giúp bạn và có thể gởi tác phẩm đó cho bạn xem, có gì bạn liên hệ nick: ttruchuynh78. :)
 
S

sirapollo

Thì thôi chớ làm sao nữa, càng đỡ phải ôn, vì trg phần cấu trúc đề thi tốt nghiệp thpt, lẫn đề thi đh (trang 5 đến trang 12) cũng có nói j` đến Đời thừa đâu bạn

Xem hình này nè, vừa chụp bằng wc, rõ ràng đề thi đại học, trang 10 trong cuốn cơ cấu đề thi ở chương trình chuẩn có bài "Đời thừa", ý tôi muốn hỏi là tại sao ko hề học bài "Đời thừa" ở chương trình chuẩn trong bắt buộc lẫn đọc thêm lại có trong cấu trúc thi dành cho chương trình chuẩn T_T.

picture.php
 
J

jun11791

Ờ ha
vậy thì ấy mau mau post câu hỏi cho bộ đi (ở trang moet.gov.vn, cứ post cả trang tranh luận này, mình cũng thắc mắc đó, vì mình cũng học ct chuẩn mà)
hoặc hỏi ct Tư vấn mùa thi 2009 của vtv2 wa i-meo
 
P

phaodaibatkhaxampham

Trong cuốn cấu trúc đề thi, mục C “Cấu trúc đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ", phần II về phần riêng (5 điểm), câu IIIa. theo chương trình chuẩn thì chúng em phải ôn tập một số tác phẩm như Đời thừa, Lai Tân nhưng trong thực tế, chương trình học chuẩn (sgk cơ bản lớp 10, 11, 12) không có tác phẩm trên, kể cả trong phẩn đọc thêm cũng không có. Như vậy, chúng em cần ôn tập như thế nào để có một kết quả tốt?
(sweet_silbi_1411@yahoo.com)

Về nguyên tắc thì đề thi phải bám sát chương trình SGK phổ thông. Nếu em học chương trình chuẩn mà trong SGK không có tác phẩm Đời Thừa hay Lai Tân thì em không cần phải ôn tập hai tác phẩm này.

Việc ban hành “Cấu trúc đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ” chỉ nhằm mục đích tạo điều kiện để cho thí sinh biết nội dung ôn tập. Do đó, nếu có sai sót thì cũng là chuyện bình thường mà thôi.

dantri
 
Top Bottom