Văn 11 Chiều tối (Hồ Chí Minh)

Nhuyễn Khắc Mạnh

Học sinh mới
Thành viên
13 Tháng năm 2020
9
1
1
20
Khánh Hòa
Trường THPT Lạc Long Quân
  • Like
Reactions: Harry Nanmes

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Trong bài thơ Chiều tối thì tinh thần lạc quan của Bác được thể hiện rõ nhất trong 3 vấn đề:
  1. Trước hết, tinh thần lạc quan của Bác được thể hiện rõ nét bởi tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết.
  2. Trong tác phẩm, tình yêu thương con người sâu sắc cũng chính là biểu hiện của sự lạc quan, yêu đời.
  3. Bác là người có tinh thần lạc quan, vui tươi cho nên Người luôn có một ý chí bền bỉ, kiên cường.
Vì mình cũng đã viết những phần kiến thức trọng tâm của lớp 11, cho nên dựa trên nền kiến thức sắn có, mình sẽ hỗ trợ dàn ý phân tích cho đề này nhé.
PHÂN TÍCH BÀI THƠ
I-Trước hết, tinh thần lạc quan của Bác được thể hiện rõ nét bởi tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết. (2 câu đầu: Cảnh núi rừng lúc chiều tối):
"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"​
- Hình ảnh cánh chim giữa bầu trời rộng lớn, mênh mông:
+ Hình ảnh ước lệ quen thuộc trong thơ ca truyền thống:
"Chim nghiêng cánh nhỏ cánh chiếu sa"
(Tràng Giang- Huy Cận)
"Chim bay về núi tối rồi"
(Ca dao)
"Chim hôm thoi thóp về rừng"
(Nguyễn Du)​
-) Cánh chim gắn với thời điểm sắp kết thúc một người.
-) Hình ảnh hé mở hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật trữ tình: vào lúc chiều muộn, chặng cuối của một ngày chuyển lao vất vả, gian lao.
+"Chim mỏi":trạng thái mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn vất vả
+"Về rừng tìm chốn ngủ": hướng đến của cánh chim tìm đến nơi nghỉ ngơi bình yên.
-) Hình ảnh giản dị, quen thuộc, là cánh chim của cuộc sống đời thường , gắn với sự mưu sinh vất vả nhọc nhằn
-) Cảnh có sự tương đồng hòa hợp với con người
- Hình ảnh chòm mây trôi:
+"cô vân": đám mây lẻ loi , cô đơn.
-) Biện pháp tu từ nhân hóa đã thổi linh hồn vào sư vật vô tri vô giác.
-) Đám mây mang tâm trạng con người: Bác cô đơn nơi đất khách quê người.
+"mạn mạn":trôi lửng lơ, nhẹ nhàng
-) Câu thơ mang âm hưởng : luyến láy nhẹ nhàng , thanh thoát.
+Hình ảnh có sự đối lập với " độ thiên không"
-) Đối lập với sự nhỏ bé với cái rông lớn mênh mông.
=> 2 câu thơ đã mở ra cảnh bầu trời khoáng đạt, điểm xuyến hình ảnh cánh chim, chòm mây.
=> Cảnh yên ả, trữ tình, tĩnh lặng quạnh hiu man mác một nỗi buồn.
=> Bút pháp chấm phá : lấy động gợi tĩnh, tả cảnh ngụ tình.
- Hé mở vẻ đẹp của Hồ Chí Minh:
+Tâm hồn tinh tế nhạy cảm cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời trong những sự vật đời thường.
+Phong thái: ung dung, tự tại.
-) Không phải người tù lê từng bước nặng nhọc mà là một thi nhân đang ngước mắt nhìn thả hồn mình theo một cánh chim bay, một chòm mây trôi.
+Tấm lòng đồng cảm với tạo vật:
-) Bác đã quên đi cảnh ngộ của riêng mình để thấu hiểu cái mỏi mệt của cánh chim, sự cô đơn của chòm mây.
II-Trong tác phẩm, tình yêu thương con người sâu sắc cũng chính là biểu hiện của sự lạc quan, yêu đời. (2 câu thơ sau : Cảnh sinh hoạt nơi xóm núi):
"Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng"​
- Hình ảnh con người:
+"Thiếu nữ" - cô em: trẻ trung, thanh xuân.
-) Hình ảnh căng tràn sức sống tuổi xuân .
-) Có thể thay thế bằng: thiếu phụ/ lão bá vẫn đảm bảo luật bằng trắc nhưng mất đi sự duyên dáng, trẻ trung đầy chất thơ.
-) Ngòi bút tinh tế trong chọn lọc hình ảnh.
+ Đặt trong khung cảnh "xóm núi": nơi thôn quê, nơi con người vất vả lao động, khác với không gian lầu son gác tía nơi khuê các.
-) Bác luôn hướng về người lao động bình dị.
+Công việc: xay ngô:
-) Nặng nhọc , đòi hỏi sự cần mẫn, miệt mài.
-) Hình ảnh rất khỏe khoắn, mạnh mẽ, khác với hình ảnh thiếu nữ mảnh mai yếu đuối trong thơ trung đại:
"Liễu yếu đào tơ"
"Điệu buồn như cúc, điệu gầy như mai".
+ Điệp ngữ "ma bao túc" - "bao túc ma" được đặt ở cuối dòng thơ thứ 3 - đầu dòng thơ thứ 4 đã tạo âm điệu tuần hoàn nhịp nhàng.
-) Gợi vòng quay của cối xay ngô miệt mài đều đặn
-) Gợi hành động xay ngô uyển chuyển nhẹ nhàng sự quan sát chăm chú lặng lẽ của Bác
=> Theo vòng quay của cối xay ngô, thời gian đã chuyển dần từ chiều sang tối.
"Câu thơ thật giản dị, giản dị đến mức đơn sơ. 7 chữ chỉ có 4 từ. Một câu thuật tối giản, như một thông báo bình thường không miêu tả. Một câu thơ ít giọng thơ, gần với một câu văn xuôi lại đẹp lung linh sống động đến lạ thường".
- Hình ảnh "bếp lửa hồng"
+Vị trí: xuất hiện ở cuối bài thơ
Công việc xay ngô kết thúc
+Hình ảnh tỏa sáng rực rỡ - màu của lò than đượm lửa rực lửa, lan tỏa sự ấm áp , mang sức nóng.
-) Tự thân hình ảnh là điểm sáng trong cuộc sống sinh hoạt, là nét vẽ tươi tắn đầy chất thơ.
=) Bếp lửa hồng gợi về 1 gia đình ấm cúng, có ảnh lửa sum vầy.
III, Bác là người có tinh thần lạc quan, vui tươi cho nên Người luôn có một ý chí bền bỉ, kiên cường. (Nói cách khác thì đây chính là tinh thần thép)
(Phần này được thể hiện xuyên suốt toàn bài- tinh thần này được bộc lộ dần)
- Câu thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ. Gợi đến nhân vật đang rất mệt mỏi và dường như chỉ muốn dừng dân tại một nơi nào đó để hồi sức. Ở đây, cánh chim vẫn cố "về rừng"- như là trở về ngôi nhà ấm áp để đoàn tụ với gia đình, để tìm hơi ấm trong căn nhà rộng lớn đó.
- "cô vân mạn mạn độ thiên không"- cô đơn, lẻ bóng nhưng lại là lúc nhân vật là chính mình, có được tự do, tự do lững lờ mà trôi, ko bị gò bó, ép buộc trong một khuôn khổ nào. Có vẻ như tác giả muốn thoát khỏi gông xích nhà tù, muốn được tự do phóng đạt như chòm mây trên bầu trời ấy. Có như thế, ta mới là chính mình, trong hoàn cảnh khốn cùng nào vẫn được tự do là bản thân mình.
- Chữ "Hồng: trong câu thơ cuối:
+ Ý nghĩa:
· Gợi thời gian: bóng tối bao trùm khắp nơi, điểm nhìn lại thu hẹp, lò than rực hồng nổi bật giữa đêm đen.
· Gợi sự vân động theo chiều hướng tích cực tốt đẹp: hơn màu của tương lai tươi sáng, của chiến thắng huy hoàng, kín đáo bộc lộ niềm lạc quan cách mạng, niềm tin tất thắng vào ngày mai.
· Đánh thức khao khát được đoàn tụ với gia đình của tù nhân xa sứ.
- Chế Lan Viên: "Bác đã lấy niềm vui của cuộc đời , đánh bật mọi sự đau thương của riêng mình. Chữ 'hồng' tỏa ra từ tấm lòng nhân ái, lạc quan của Hồ Chí Minh".
-Hoàng Trung Thông : "Một chữ 'hồng' cân nặng bằng 27 từ còn lại".
-Khắc họa chân dung tinh thần Hồ Chí Minh :
+Tấm lòng: yêu người, gắn bó với cuộc đời.
+Tinh thần thép: bản lĩnh vững vàng trong mọi hoàn cảnh. Lạc quan, yêu đời, niềm tin tất thắng vào ngày mai.
IV: Nghệ thuật:
- Sự kết hợp giữa cổ điển- hiện đại.
+ Màu sắc cổ điển:
  • Thể thơ tứ tuyệt hàm súc, cô đọng
  • Văn tự
    ` Đề tài: thiên nhiên cao rộng, khoáng đạt
    ` Hình ảnh thơ: cánh chim, chòm mây, quen thuộc trong thơ cổ.
    ` Bút pháp miêu tả: những nét chấm phá, gợi chứ ko tả.
+ Tinh thần hiện đại:
  • Hình ảnh thơ: hình ảnh đời sống sinh hoạt ngày thường, giản dị, chân thực: cánh chim mỏi, cô gái xay ngô, lò than đượm hồng.
  • Sự vận động của bài thơ hướng về ánh sáng khỏe khoắn.
  • Bóng dáng, chân dung con người Bác là 1 người chiến sĩ với tinh thần thép.
 
Top Bottom