Chiêu làm bài TN vật lý, thực sự hữu dụng

9

9X_conduongtoidi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chiêu làm bài TN vật lý(hoá học), thực sự hữu dụng

cái này thầy giáo lớp bên có cho, hôm qua lên web vật lý, tình cờ mình lại thấy... đưa lên để mọi người cùng xem :)



Chiêu thứ 1.

Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định của nhau, thì câu trả lời đúng chắc chắn phải là một trong hai phương án này.

Ví dụ: Cho đồ thị biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của chất khí (hình dưới). Trong quá trình diễn biến từ trạng thái 1 đến trạng thái 2
A. áp suất chất khí giảm;
B. thể tích chất khí tăng;
C. nhiệt độ chất khí thay đổi;
D. nhiệt độ chất khí không đổi.

Chọn đáp án SAI.

Rõ ràng với trường hợp câu hỏi này, ta không cần quan tâm đến hai phương án A và B, vì C và D không thể cùng đúng hoặc cùng sai được. Nếu vào thi mà gặp câu hỏi như thế này thì coi như bạn may mắn, vì bạn đã được trợ giúp 50 - 50 rồi !



Chiêu thứ 2.

Khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãy khoan tính toán đã, có thể người ta muốn kiểm tra kiến thức về thứ nguyên (đơn vị của đại lượng vật lí) đấy.

Ví dụ: Một động cơ có thể kéo một chiếc tàu đi xa 100m trong khoảng thời gian 20 giây với lực phát động trung bình 5000N. Công suất của động cơ này là
A. 500 000 J;
B. 500 000 kg.m/s;
C. 34 CV;
D. 34 N.s.

Với bài toán này, sau một loạt tính toán, bạn sẽ thu được đáp số là 34 CV. Tuy nhiên, chỉ cần nhanh trí một chút thì việc chọn đáp số 34 CV phải là hiển nhiên, không cần làm toán.



Chiêu thứ 3.Đừng vội vàng “tô vòng tròn” khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy. Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa.

Ví dụ: Một hòn đá nặng 5kg đặt trên đỉnh một tòa nhà cao 20m. Lấy mốc thế năng bằng không tại mặt đất và g = 10m/s2. Thế năng của hòn đá này là

A. 100 J;
B. 100 W;
C. 1000 W;
D. 1 kJ.

Giải bài toán này, bạn thu được con số 1000. Nhưng đáp án đúng lại là 1 cơ. Hãy cẩn thận với những bài toán dạng này, “giang hồ hiểm ác” bạn nhé.



Chiêu thứ 4.

Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không. Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,400 đến 0,760 mm. Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực. Trong ví dụ sau, hai con số 0,5 N và 6,48 N rõ ràng là không thể chấp nhận được.

Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, sau khi đi được đoạn đường 200m thì dừng hẳn. Lực ma sát trung bình tác dụng lên ô tô trong quá trình này có độ lớn
A. 500 N;
B. 0,5 N;
C. 6,48 N;
D. 6480 N.

Bao giờ cũng vậy, trong 4 phương án trả lời, với một chút tinh ý và óc phán đoán nhanh, trên cơ sở kiến thức đã học, bạn luôn luôn có thể loại trừ ngay 2 phương án không hợp lí.

Chiêu thứ 5.

Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án trả lời. Không phải người ra đề thi nào cũng “nhân từ” mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm.

Ví dụ: Hệ số đàn hồi (hay độ cứng) của một vật đàn hồi không phụ thuộc vào
A. tiết diện ngang của vật đàn hồi;
B. chiều dài ban đầu của vật đàn hồi;
C. bản chất của vật đàn hồi;
D. khối lượng riêng của vật đàn hồi.
Hãy nhớ là mỗi kì thi có không ít sĩ tử “trận vong” chỉ vì những chữ “không” chết người như trên đây !



Chiêu thứ 6.
Tương tự, bạn phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Làm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có bạn chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi.

Ví dụ: Chọn câu phát biểuĐÚNG.
A. Khi các phân tử ở rất gần nhau, lực tương tác giữa chúng là lực hút;
B. Không có nhiệt độ thấp hơn 0 K;
C. Trong quá trình đẳng áp, thể tích khí tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối;
D. Trong hệ tọa độ (p, V), đường đẳng nhiệt là một parabol.

Cho như câu này là nhân đạo lắm ! Sĩ tử có thể chết “bất đắc kì tử” vì những câu “thòng” phía sau như câu sau đây, mà không hiểu sao, có nhiều bạn không thèm đọc đến khi làm bài !

Khi vận tốc của một vật biến thiên thì
A. động lượng của vật biến thiên;
B. thế năng của vật biến thiên;
C. động năng của vật biến thiên;
D. cơ năng của vật biến thiên.
Chọn đáp ánSAI.


Chiêu thứ 7.Đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những “chú ý”, “lưu ý”, “nhận xét” nhỏ lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời. Nắm chắc kiến thức và tự tin với kiến thức mà mình có, không để bị nhiễu vì những dữ kiện cho không cần thiết.Xét ví dụ sau: Ném một vật lên cao với vận tốc ban đầu 5 m/s. Biết lực cản của không khí tỉ lệ với bình phương vận tốc của vật. Vận tốc của vật khi rơi xuống chạm đất có giá trị
A. vẫn là 5 m/s;
B. lớn hơn 5 m/s;
C. nhỏ hơn 5 m/s;
D. không thể xác định được.

Trong bài toán này, chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc” đưa ra chỉ với một mục đích là làm cho bạn bối rối. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ có sự xuất hiện của lực cản trong bài toán. Đơn giản thế thôi. Hãy vứt đi chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc”, là dữ kiện không cần thiết (dữ kiện gây nhiễu), bài toán hẳn là đơn giản đi rất nhiều.

Trên đây là một số thủ thuật làm bài kiểm tra trắc nghiệm vật lí. Hi vọng là mấy “chiêu thức” đơn sơ này có thể giúp ích cho bạn phần nào khi bước vào phòng thi. Tuy nhiên, có một điều tôi muốn nhấn mạnh với bạn rằng: Cho dù hình thức kiểm tra, đánh giá có thay đổi như thế nào đi nữa thì học cho chắc và bình tĩnh, tự tin khi làm bài vẫn là hai yếu tố then chốt quyết định cho sự thành công của bạn. Chúc may mắn.
ST
Ai post rồi xin Mod cứ xóa thẳng b-(


Xem thêm kinh nghiệm của mình nếu bạn thực sự muốn :p
 
Last edited by a moderator:
P

phamminhkhoi

hmm...Cái này K không nhớ lấy nguồn ở đâu và từ bao giờ nữa ^^ nhưng có lẽ là từ lâu rồi. Bây giờ thì người ra đề không sai sót mấy cái này để cho không điểm thí sinh đâu ^^:M03:
 
9

9X_conduongtoidi

hmm...Cái này K không nhớ lấy nguồn ở đâu và từ bao giờ nữa ^^ nhưng có lẽ là từ lâu rồi. Bây giờ thì người ra đề không sai sót mấy cái này để cho không điểm thí sinh đâu ^^:M03:

Thế mà trên lớp em vẫn có mấy câu này đó anh, ko biết đọc cũng chả thừa tí nào đâu ;))
 
B

buiquangloi

Biết đâu đó, thôi, cứ học đi, biết đâu vào còn biết cách. Biết máy cách này thì luc vào phòng thi đôi khi đỡ tâm lý hơn
 
9

9X_conduongtoidi

Ở các diễn đàn khác, những chiêu thức này rất dc ... trọng dụng thế mà ở dd mình thì...

Lần đầu mình đọc mấy cái trên, thực sự mình rất hứng thú... haizz...chẹp chẹp.
 
P

phloan

một số chỗ tôi không hiểu cho lắm...bạn có thể nói rõ 1 tí được không? tôi muốn biết cách loại trừ các đáp án mà các đề thi đại học mà học sinh dễ bị lừa nhất đó
 
9

9X_conduongtoidi

một số chỗ tôi không hiểu cho lắm...bạn có thể nói rõ 1 tí được không? tôi muốn biết cách loại trừ các đáp án mà các đề thi đại học mà học sinh dễ bị lừa nhất đó

Mình năm nay cũng thi đh, nếu mình mà biết thì hay quá ;)) . Nhưng mình thấy làm nhiều bài tập sẽ có kinh nghiệm, đặc biệt là với môn hoá.
Những câu chọn đúng hay sai (dễ nhầm lắm) bạn nên dùng bút gạch chân những từ quan trọng, đặc biệt những từ khác biệt làm cho ABCD khác nhau, như
thế bạn sẽ ko bị lẫn.

@ kunngocdangyeu
Được phết thây.!!!!.
đọc cái này dc đấy, hay nhầm nhất là cái đơn vị
Trong phần dao động điện từ, mình hay nhầm đơn vị lắm. Cách nhớ này:
nano (10^-9) : n (n ~ nine ~ 9)
mili : mm(như milimet là 10^-3m ), tương tự dexi,centi
... Nhưng đây là giải pháp nhớ bài trên lớp, làm nhiều bài mình nhớ dc mà.


v1xokun
đọc cho hết được mấy chiêu ny chắc mình học được mấy bài òy
Học được nhưng chắc j bạn đã làm đúng. Mình luôn nhớ câu của thầy giáo mình:
Hiểu 1 chiuyện, làm dc là 1 chuyện khác. Học ko cẩn thận và tinh nhạy thì học nhiều = học ít= không học . :) Bạn cứ đọc đi, bạn chưa từng đọc thì sẽ thấy hữu ích lắm đấy
 
P

phamminhkhoi

Tâm lý vào phòng thi là không nhớ j mấy cái chiêu này đâu. Lúc ấy dựa vào Kinh nghiệm và cảm giác (hôm mình thi toán gặp bài dễ khủng khiếp mà được có 7, may mà 2 bài kia bù lại)

Như bóng đá ấy. trước trận thì toan tính chiến thuật, vào trận thì tuỳ vào phong độ, tinh thần và cảm giác bóng tốt mới phát huy được thế trận. Nên luyện 3 yếu tố đó thay vì "học tập" các mẹo vặt này. Gluck ^^
 
V

vivietnam

quá chuẩn
mình cũng thế
lúc ở ngoài thì là vậy
mà vào phòng thi luống cuống
có nhớ được cái gì đâu
 
9

9X_conduongtoidi

Tâm lý vào phòng thi là không nhớ j mấy cái chiêu này đâu. Lúc ấy dựa vào Kinh nghiệm và cảm giác (hôm mình thi toán gặp bài dễ khủng khiếp mà được có 7, may mà 2 bài kia bù lại)

Như bóng đá ấy. trước trận thì toan tính chiến thuật, vào trận thì tuỳ vào phong độ, tinh thần và cảm giác bóng tốt mới phát huy được thế trận. Nên luyện 3 yếu tố đó thay vì "học tập" các mẹo vặt này. Gluck ^^

Chả ai bắt mình nhớ mấy công thức này cả... làm nhiều tự dưng có kinh nghiệm thôi.
Thực ra cũng ko có chiêu j bởi mấy cái trên đều là tích góp tư kinh nghiệm... gọi là chiêu cho sang thôi :)>-

Mình ko hiểu về bóng đá nhưng 1 mình mình thì ko thẻ thành 1 đội bóng được bạn ạ.
 
T

thuylinh_mk_95

hay

mấy cái chiêu ni đk đó nha
******************************************************************:khi (197):
 
D

dinhkhanhtrung

Hay đấy bạn à ! =======================..........................................................
 
9

9X_conduongtoidi

Bạn còn biết pp gì nữa không post lên với, mình xin cảm ơn trước


Oa, ngồi gõ hết hơi, ấn toạch 1 cái mất hết :((

thôi, mình viết vắn tắt lại vậy.
ĐÂy chỉ là những kinh nghiệm mà mình tích được, ko dám thể hiện nhưng biết đâu giúp dc các bạn

1. Đáp án "luôn luôn" đứng thì thường là đáp án sai...

2. Đáp án dài nhất chưa chắc đã đúng.

3. Đối với những bài chọn phương án đúng hoặc sai, bạn nên dùng bút đỏ gạch chân lại phương án hoặc cụm từ khác nhau mà ko quan tâm đến những cụm từ giống nhau. Điều này sẽ giúp bạn tậ trung suy nghĩ hơn và tiết kiệm thời gian.

4. Khi giải ra đáp án thấy giống 1 trong 4 đáp án, đừng vội vàng khoanh ngay, hãy đẻ ý đến 3 đáp án còn lại.
Vd: Bạn giải ra là 128 MeV, trùng với 1 trong 4 đáp án nhưng 3 đáp án còn lại là 7,1MeV, 8,2MeV; 9,8 MeV thì bạn nên xem xét lại.
Cỏ thể mình đọc nhầm đề bài chăng? Chính mình đã "dính chưởng" kiểu này trong lần thi thử 2. Đề hỏi là năng lượng liên kết... hix, tình đc năng lượng r, ko chia cho số khối :((

5.Loại bt đếm số (ví dụ chất pư...) đừng vội vàng ngồi đếm. Hãy xem 4 đáp án, cái này trùng cả 4 đáp án thì đúng. Ở đây có 2 cách làm:
5.1 bạn tiếp tực đếm theo đề bài.
5.2 xem 4 đáp án và loại trừ những phương án mà bạn biết chắc chắn là sai thì loại. Đây là cách mình hay chọn (vì *** mà :p)



Hic, lúc này gõ dc 7 cơ, quên r :((

P/s :Nhớ thêm 1 cái. :)


6. Đừng bao h làm bài thành 3 lượt vì bạn sẽ chẳng đủ thời gian. Vậy giải pháp là j? ...Mình ko biết b-(b-(b-( .Hì, nhưng mình thường làm hết lý thuyết trước r mới làm đến bài tập. Lợi ích thế nào, bạn cứ làm sẽ thấy :)

Và 1 điều quan trọng nhất... Tất cả những gì bạn học dc chỉ mang tính tương đối, kinh nghiệm của chính mình nhận ra mới là điều cốt lõi, thế mới biết quá trình học tập quan trọng thế nào. :D
 
Last edited by a moderator:
T

thanhduc20100

cảm ơn cậu, chắc sau này tớ sẽ nhờ cậu giúp đỡ nhiều, mong cậu giúp đỡ, cảm ơn cậu trước
 
Top Bottom