Văn 8 Chiếu dời đô

hoa du

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
13 Tháng ba 2018
1,636
4,603
486
19
Thái Nguyên
THPT Nguyễn Huệ
1.
Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng. Một số bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến cả vận mệnh của cả triều đại, đất nước.
Bố cục của chiếu dời đô gồm 3 phần:
+MB: giới thiệu luận điểm rằng việc rời đô là tất yếu
+TB: Lý do tại sao lại chọn thành Đại La
+KB: Đưa ra lời kết, lời tuyên bố.

2. Cái này bạn tham khảo ở phần chú thích SGK ngữ văn 8 tập 2 trang 50 được mà?!!

3. Chiếu dời đô:
- Cơ sở, tiền đề của việc dời đô:
+ Dẫn chứng nhà Thương, Chu
+ Dẫn chững triều Đinh, Lê
- Lí do phải dời đô về Đại La:
+Kinh đô cũ của Cao Vương
+ Vị trí: "ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa...thế đất cao mà sáng sủa"
+ Văn hóa: "dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh"

4.-Chiếu dời đô ra đời là sự phản ánh ý chí đọc lập tự cường và sự lớn mạnh của dân tộc Đại Việt vì:
-Ý chú tự cường:
+Hai Triều Đinh-Lê trước đó thế và lực chưa đủ mạnh nên còn phải dựa vào vùng núi Hoa Lư hiểm trở
+Việc nhà Lý dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng Thăng Long chứng tỏ thế và lực của dân tộc Đại Việt đã đủ sánh ngang hàng với phương Bắc
+Định đô ở trung tâm đất nước là thực hiện nguyện vọng vủa nhân dân xây dựng một quốc gia thống nhất hùng cường
-Ý chí độc lập: Chọn địa thế không dựa vào núi non.
- Ý chí tự cường: Chọn trung tâm đất nước làm kinh đô.
- Sự phát triển lớn mạnh của đất nước: Quyết định sánh ngang với các nước phương Bắc, Vị trí để phát triển đất nước.

5.
-Về lý:
+Nêu sử sách làm tiền đề.
+Soi sáng bằng thực tế hai triều đại Đinh, Lê.
+Khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để định đô.
+Ban lệnh dời đô.
- Về tình: Kết thúc "chiếu dời đô" Lí Công Uẩn ko ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi:"Các khanh nghĩ thế nào?". Một cách kết thúc mang tính chất đối thoại trao đổi dã tạo sự đồng cảm giữa vua với thần dân .Việc dời đô đâu chỉ là ý nguyện riêng của Lí công Uẩn mà còn phú hợp với nguyện vọng chung của mọi người. Ở "chiếu dời đô" ,bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn là tính chất tâm tình.
=> Chiếu dời đô có sức thuyết phục người nghe về cả lý và tình ...

6.
Lí Công Uẩn là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình. Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
(nguồn: từ một bài hỗ trợ của chị Châu)

Chúc bạn học tốt ^^
 
Top Bottom