Sử 11 Chiến tranh thế giới

minhloveftu

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
15 Tháng một 2019
3,097
2,567
501
Quảng Trị
Trường Đời
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Trình bày nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).
Câu 2: Lập bảng thống kê diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất theo yêu cầu: Thời gian, sự kiện, kết quả?
Câu 3 :Qua kết cục của chiến tranh gợi cho em suy nghĩ gì về chiến tranh thế giới?
@Võ Thu Uyên giúp em với
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,672
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Câu 1: Trình bày nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).
  • Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa đã làm tác động sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước.
  • Sự phân chia thuộc địa diễn ra không đồng đều: Anh - Pháp có nhiều thuộc địa, Đức - Mĩ có ít thuộc địa => mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt
  • Để giải quyết các mâu thuẫn, ngay từ cuối thế kỉ XIX - đầu XX, nhiều cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi (chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895)...)
=> Do những mâu thuẫn và tranh chấp về vấn đề thuộc địa, ở Châu Âu đã hình thành hai khối liên minh đối lập nhau: Khối liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga)
Câu 2: Lập bảng thống kê diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất theo yêu cầu: Thời gian, sự kiện, kết quả?
Thời gianSự kiệnKết quả
28/7/1917
1/8
3/8
4/8
Áo Tuyên chiến với Xéc bi
Đức tuyên chiến với Nga
Đức tuyên chiến với Pháp
Anh tuyên chiến với Đức
chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng ra thế giới
đêm 3/8/1914Đức tập trung binh lực ở Mặt trận phía Tây sau đó tràn vào Bỉ, rồi đánh sang phápPari bị uy hiếp, Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt
9/1914Pháp phản côngDành thắng lợi trên sông Macno, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Đức thất bại
1915Đức dồn binh lực sang mặt trận phía Đông tấn công Nga, hòng tiêu diệt Nga Chế độ phong kiến Nga Hoàng khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng Đức không đạt được mục tiêu. Cả hai chuyển về thế cầm cự.
Trong năm 1915Hai bên đưa ra những phương tiện mới như xe tăng, sử dụng máy bay ném bom...cả hai phe đều bị thiệt hại nặng nề
1916Đức chuyển sang mặt trận phía Tây, mở chiến dịch tấn công Vec - đong hòng tiêu diệt quân chủ lực của phápĐức không hạ nổi thành Vecdong, buộc phải rút lui
2/1917Cách mạng dân chủ tư sản Nga thành côngChế độ phong kiến Nga Hoàng bị lật đổ
2/4/1917Mĩ tuyên chiến với Đứcsự tham chiến này có ợi cho phe hiệp ước
10/1917
3/3/1918
Nga tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
Nga kí với Đức hòa ước Bơ - rét Li - tốp
Nga rút khỏi chiến tranh thế giới I
7/191865 vạn quân Mĩ đổ bộ vào Châu ÂuMĩ trở thành người đứng đầu phe hiệp ước thay Anh, Pháp
Từ cuối 9/1918Đức liên tiếp thất bại. Các nước đồng minh của Đức cũng bị tấn công liên tiếp, buộc phải đầu hàng. Đến ngày 11/11/1918, Đức kí hiệp định đầu hàngChiến tranh kết thúc
[TBODY] [/TBODY]
Câu 3 :Qua kết cục của chiến tranh gợi cho em suy nghĩ gì về chiến tranh thế giới?
Vì đây là dạng câu hỏi nêu suy nghĩ nên em hãy thử suy nghĩ và nêu lên cảm nhận của mình nhé:p. Em có thể làm theo sườn sau:
Ý 1: Nêu qua về kết cục của chiến tranh
Ý 2: Nêu suy nghĩ của bản thân (Đây là cuộc chiến tranh đẫm máu và đầy đau thương. Cuộc chiến đã lôi kéo nhiều nước tham gia với hàng nghìn con người vô tội bị cuốn vào vòng xoáy....)
Ý 3: Nêu bài học rút ra:
- Hiện nay, thế giới đã bước vào giai đoạn hòa bình, ổn định.
- các quốc gia, dân tộc đang đứng trước những thời cơ thuận lợi, song cũng phải đối mặt với không ít thách thức đòi hỏi phải có những chính sách đúng đắn, phù hợp để phát triển và duy trì mối hòa bình trên thế giới.
- Từ chiến tranh thế giới 1, ta có thể rút ra những bài học để bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay, đó là: Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp thương lượng, tránh gây xích mích, hiểu lầm giữa các quốc gia; hợp tác cùng nhau phát triển.....
- Liên hệ Việt Nam...
 
Last edited:
  • Like
Reactions: minhloveftu
Top Bottom