Sử 8 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
- Tháng 8/1914, quân Đức và Áo - Hung chính thức phát động chiến tranh. Tháng 8/1914 - 9/1914, quân Đức bất ngờ tiến đánh Paris lần thứ nhất, bao vây thủ đô của Pháp. Nhưng ở phía đông, quân Nga lại sang đánh Đức để buộc quân Đức kéo lực lượng ra đánh - Paris được cứu thoát
- Năm 1914 đến 1915, quân Đức lại tiến đánh Paris lần thứ hai, uy hiếp thủ đô này. Để giải phóng Paris, quân Pháp mở trận Verdun (1916) đánh quân đối phương - kết quả hai bên bị thiệt hại nặng, nhưng bất phân thắng bại.
- Đến năm 1916, chiến tranh chuyển sang giai đoạn cầm cự ở hai phe. Hai khối quân sự này liên tiếp đổ nhiều quân đội, dùng nhiều vũ khí hiện đại vào chiến trường. Lợi dụng điều này, Mĩ tiến hành buôn bán vũ khí cho hai phe để kiếm lời.
- Tháng 4/1917, lấy cớ Đức cản trở việc buôn bán vũ khí của mình, quân Mĩ chính thức tham chiến
- Tháng 11/1917, cách mạng tháng Mười thắng lợi tại Nga, chính quyền Xô viết Nga chính thức rút khỏi cuộc chiến qua Hiệp ước Brest-Litovsk (3/1918)
- Đầu năm 1918, quân của khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Mĩ) tổng phản công trên các mặt trận, khiến đối phương liên tiếp thất bại
- Cuối năm 1918, quân Đức đầu hàng tại Pháp (rừng Conpeigne, tháng 11/1918). Chiến tranh kết thúc
- Tháng 6/1919, các nước thắng trận họp tại Hội nghị Versailles - Washington để phân chia thành quả sau chiến tranh. Trật tự thế giới Versailles - Washington (1919 - 1933) hình thành

Lưu ý: bài này là tóm tắt ngắn gọn diễn biến cuộc chiến. Phần này hầu hết là HS sẽ không có học, vì nó khá dài và nhiều mốc thời gian, số liệu. Mình cố gắng tóm lược lại cho gọn để các bạn dễ theo dõi, không phân tích sâu vì mình thiết nghĩ, phần phân tích này không thật sự cần thiết. Các bạn có thể xem kỹ hơn phần diễn biến qua các bộ phim. Diễn biến chiến tranh, theo mình nếu nói quá nhiều thì vô hình gieo vào đầu óc của HS ham thích bạo lực, đánh nhau để giải quyết vấn đề (trong cuộc sống, bạo lực không bao giờ là cách giải quyết vấn đề hay nhất. Có hay chăng, trong chiến tranh có sự chết chóc (điều này không cần phải nêu ra), nên kể ra một số mẩu chuyện về lòng thương người, giúp người khó khăn và hoạn nạn trong chiến tranh thì tính giáo dục sẽ cao hơn
(đây là vài ghi nhận của một GV dạy sử, dạy kiến thức làm nền tảng nhưng quan trọng là phải dạy cách sống, lối sống cho phù hợp. Nếu các bạn thấy những ghi nhận này không đúng thì xin hãy lướt qua nhé)
 
Last edited:

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
31
Hà Nội
THPT Thạch Thất
- Tháng 8/1914, quân Đức và Áo - Hung chính thức phát động chiến tranh. Tháng 8/1914 - 9/1914, quân Đức bất ngờ tiến đánh Paris lần thứ nhất, bao vây thủ đô của Pháp. Nhưng ở phía đông, quân Nga lại sang đánh Đức để buộc quân Đức kéo lực lượng ra đánh - Paris được cứu thoát
- Năm 1914 đến 1915, quân Đức lại tiến đánh Paris lần thứ hai, uy hiếp thủ đô này. Để giải phóng Paris, quân Pháp mở trận Verdun (1916) đánh quân đối phương - kết quả hai bên bị thiệt hại nặng, nhưng bất phân thắng bại.
- Đến năm 1916, chiến tranh chuyển sang giai đoạn cầm cự ở hai phe. Hai khối quân sự này liên tiếp đổ nhiều quân đội, dùng nhiều vũ khí hiện đại vào chiến trường. Lợi dụng điều này, Mĩ tiến hành buôn bán vũ khí cho hai phe để kiếm lời.
- Tháng 4/1917, lấy cớ Đức cản trở việc buôn bán vũ khí của mình, quân Mĩ chính thức tham chiến
- Tháng 11/1917, cách mạng tháng Mười thắng lợi tại Nga, chính quyền Xô viết Nga chính thức rút khỏi cuộc chiến qua Hiệp ước Brest-Litovsk (3/1918)
- Đầu năm 1918, quân của khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Mĩ) tổng phản công trên các mặt trận, khiến đối phương liên tiếp thất bại
- Cuối năm 1918, quân Đức đầu hàng tại Pháp (rừng Conpeigne, tháng 11/1918). Chiến tranh kết thúc
- Tháng 6/1919, các nước thắng trận họp tại Hội nghị Versailles - Washington để phân chia thành quả sau chiến tranh. Trật tự thế giới Versailles - Washington (1919 - 1933) hình thành

Lưu ý: bài này là tóm tắt ngắn gọn diễn biến cuộc chiến. Phần này hầu hết là HS sẽ không có học, vì nó khá dài và nhiều mốc thời gian, số liệu. Mình cố gắng tóm lược lại cho gọn để các bạn dễ theo dõi, không phân tích sâu vì mình thiết nghĩ, phần phân tích này không thật sự cần thiết. Các bạn có thể xem kỹ hơn phần diễn biến qua các bộ phim. Diễn biến chiến tranh, theo mình nếu nói quá nhiều thì vô hình gieo vào đầu óc của HS ham thích bạo lực, đánh nhau để giải quyết vấn đề (trong cuộc sống, bạo lực không bao giờ là cách giải quyết vấn đề hay nhất. Có hay chăng, trong chiến tranh có sự chết chóc (điều này không cần phải nêu ra), nên kể ra một số mẩu chuyện về lòng thương người, giúp người khó khăn và hoạn nạn trong chiến tranh thì tính giáo dục sẽ cao hơn
(đây là vài ghi nhận của một GV dạy sử, dạy kiến thức làm nền tảng nhưng quan trọng là phải dạy cách sống, lối sống cho phù hợp. Nếu các bạn thấy những ghi nhận này không đúng thì xin hãy lướt qua nhé)

Thực tế thì Đức không có gan cản trở việc buôn bán vũ khí của Mỹ đâu vì chính Đức cũng đang phụ thuộc vào nguồn hàng này từ Mỹ, cái lý do để Mỹ dứt khoát chọn phe Hiệp ước khá là phức tạp
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Thực tế thì Đức không có gan cản trở việc buôn bán vũ khí của Mỹ đâu vì chính Đức cũng đang phụ thuộc vào nguồn hàng này từ Mỹ, cái lý do để Mỹ dứt khoát chọn phe Hiệp ước khá là phức tạp
Đây cũng chỉ là một lý do tạm thời khi quân Mĩ của Tổng thống Wilson quyết định tham chiến. thực tế đây là cái cớ để Mĩ tham chiến mà thôi. Phải chăng bác Hùng có lý giải nào khác ?
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
31
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Có 2 lý do quan trọng nhất để Mỹ tham chiến :
1. Yếu tố dư luận: đại bộ phận người dân Mỹ có gốc Anh chính vì vậy tình cảm của dân và chính giới hoa kỳ luôn có phần thiên vị cho nước Anh nhiều hơn là với đức.
2. Mỹ thấy rằng Hiệp ước tham chiến chỉ muốn giữ lại trật tự cũ, còn Đức muốn phá rồi lập, cùn phe với 1 kẻ có tham vọng khổng lồ như Đức thì chưa chắc quyền lợi mình được nhiều
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Sở dĩ Mĩ muốn tham chiến vì
- Mĩ cũng giống như Đức, là một nước vươn lên hàng đế quốc rất muộn nên muốn tham chiến để "chia phần" lợi ích (thuộc địa) sau khi cuộc chiến kết thúc. Từ ảnh hưởng của Học thuyết Monroe, Mĩ bắt đầu quá trình bành trướng đầu tiên ở khu vực Mĩ latinh; về sau thì hướng sang châu Á (ở bên kia Thái Bình Dương). Mĩ bắt đầu "xâm nhập" châu Á qua việc "mở cửa" Nhật Bản và Trung Quốc (cuối cùng Nhật Bản tiến hành cải cách, Trung Quốc thì không). Từ thời Tổng thống McKinley, Mĩ chính thức "mở cửa" Trung Quốc và gây chiến với Tây Ban Nha để tranh giành Cuba và Philippines. Đầu thế kỷ XX, thế giới được phân chia xong và điều này khiến Mĩ ganh tị, quyết tâm lao vào để tìm cách tranh giành thuộc địa với các "đế quốc già" như Anh và Pháp. Tận dụng sự lớn mạnh của tư bản tài chính kếch sù với các tập đoàn tư bản lũng đoạn như Rockfeller - Morgan - Ford, chính phủ Mĩ có thể đã cho các nhà tư bản tiến hành cập nhật các loại vũ khí mới, bán lại để kiếm tiền lời. Bằng nhiều cách khác nhau, Mĩ buôn bán trơn tru và thu được nhiều tiền lời. Khách hàng mà Mĩ buôn bán nhiều nhất là Anh và Pháp; nhưng nhiều nhất vẫn là Anh quốc. Buôn bán Mĩ - Anh cũng giúp Mĩ giữ vững mối liên lạc và buôn bán sang châu Âu. Mĩ có lẽ thừa biết châu Âu có nhiều tiền và của cải đó cướp đoạt ở các thuộc địa, nên muốn bán với giá cao để lấy được nhiều tiền lời đem về nước. Khi có kẻ nào đe dọa con đường thương mại này, chắc chắn Mĩ sẽ không tha thứ. Năm 1916, quân Đức đánh tan hải quân Anh ở trận Jutland và điều này đe dọa con đường thương mại từ Mĩ sang châu Âu.
Sự kiện châm ngòi Mĩ thực sự tham chiến bắt nguồn từ "bức điện Zimmermann" do Đức gửi Mexico yêu cầu thiết lập đồng minh, đã bị tình báo Anh bắt được, giải mã và gửi qua chính phủ Mĩ. Tổng thống Mĩ sau nhiều ngày suy nghĩ và cất nhắc, đã quyết định tham chiến vào đầu tháng 4/1917. Mĩ muốn tham chiến là bởi Mĩ muốn "chia phần", nhưng cũng che đậy âm mưu xâu xa là muốn tiến đến làm bá chủ thế giới (mặc dù sau này Mĩ không bao giờ thực hiện được)
- Mĩ muốn tham chiến vì muốn dập tắt phong trào cách mạng trên thế giới. Chính phủ Mĩ thảm chiến là dùng vũ khí hiện đại, đồng dollar luôn luôn đầy ắp vì nó đang sử dụng chính sách đối ngoại mới có từ thời Tổng thống Theodore Roosevelt là "cây gậy và củ cà rốt" - âm mưu dùng chiến tranh để khuếch trương sự giàu có của nước này về kinh tế, dùng đồng dollar để viện trợ nhằm mua chuộc, biến các chính quyền ở Mĩ latinh thành tay sai của Mĩ. Thực tế, đồng dollar làm mờ lý trí của chính quyền sở tại, biến họ thành tay sai cho Mĩ, phải nghe và làm theo sắp đặt của Mĩ; cũng chính đồng tiền dollar góp phần mua chuộc nhiều thủ lãnh phong trào giải phóng, khiến một số phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh nhanh chóng lụi tàn (nổi bật là cách mạng Mexico năm 1910 - 1917). "Cây gậy" thực chất là sức mạnh về vũ khí, trang thiết bị quân sự Tây phương hiện đại, hoàn toàn áp đảo vũ khí thô sơ của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Mĩ dùng sức mạnh quân sự kết hợp với sức mạnh kinh tế dồi dào để dập tắt phong trào cách mạng trên thế giới
 
Top Bottom