Sử 12 Chiến tranh thế giới thứ 2

Thu Hà 1609

Học sinh
Thành viên
24 Tháng tám 2022
142
139
21
20
Khánh Hòa

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Trình bày những nét chính về tình hình Việt Nam trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thu Hà 1609Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại Box Sử.
Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

+ Sau chiến tranh giới thứ nhất các nước thắng trận đã họp để phân chia lại thế giới, một trật tự thế giới đã hình thành.
+ Cuộc chiến tranh đã để lại những hậu quả nặng nề cho các cường quốc tư bản ở châu Âu. Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi, nước Nga Xô Viết ra đời, Quốc tế cộng sản được thành lập. Tình hình đó đã tác động mạnh đến Việt Nam.
+ Ở Đông Dương, chủ yếu là ở Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai.
a. Thời gian: từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919) đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).
b. Đặc điểm: diễn ra với tốc độ nhanh, quy mô lớn chưa từng có, thời gian dài.
c. Nội dung:
+ Nông nghiệp:
- Tăng cường cướp đoạt ruộng đất của nhân dân.
- Tăng cường đầu tư vốn mở đồn điền, chủ yếu là đồn điền cao su. Diện tích trồng cao su được mở rộng, nhiều công ti cao su được thành lập.
+ Công nghiệp:
- Coi trọng việc khai thác mỏ, trước hết là mỏ than.
- Mở một số ngành công nghiệp nhẹ như dệt, muối, xay xát...
- Hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng.
+ Thương nghiệp: trước hết là ngoại thương có bước phát triển mới, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.
+ Giao thông vận tải được phát triển, các đô thị được mở rộng và đông dân cư hơn.
+ Tài chính:
- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế Đong Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.
- Pháp thi hành biện pháp tăng thuế.
d. Tác động:
+ Nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển mới theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
+ Ngành công nghiệp nặng không phát triển.
+ Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp của Pháp.
+ Kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn là nền nông nghiệp lạc hậu, phát triển què quặt. Xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc.
2. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp.
+ Về chính trị: thi hành một vài cải cách chính trị - hành chính để đối phó với những biến động đang diễn ra ở Đông Dương như: đưa thêm người Việt vào các phòng Thương mại và Canh nông tại các thành phố lớn, lập Viện Dân biểu Trung kỳ, Viện Dân biểu Bắc Kỳ.
+ Văn hoá giáo dục: có những thay đổi lớn.
- Hệ thống giáo dục Việt – Pháp được mở rộng gồm các cấp tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học.
- Xuất bản hàng chục tờ báo, tạp chí tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ, ưu tiên, khuyến khích xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương “Pháp – Việt đề huề”.
- Trào lưu tư tưởng khoa học - kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật Phương Tây có điều kiện tràn vào Việt Nam, tạo ra sự chuyển biến mới về nội dung, phương pháp tư duy sáng tác.
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam:
a. Về kinh tế:

+ Nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư vào kỹ thuật và nhân lực, song rất hạn chế.
+ Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất của bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.
+ Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
b. Về xã hội:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào Dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.
+ Giai cấp nông dân:
- Bị đế quốc phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng, không có lối thoát.
- Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt.
- Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
+ Giai cấp tiểu tư sản:
- Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai.
- Bộ phận học sinh, sinh viên, tri thức là tầng lớp thường nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước, nên hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
+ Giai cấp tư sản:
- Ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phần đông họ là những người trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay hàng hóa... cho tư bản Pháp. Khi kiếm được một số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản.
- Phân hóa thành hai bộ phận:
_ Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với
chúng.
_ Tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng
dân tộc và dân chủ.
+ Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nên đã nhanh chóng vươn lên trở thành một lực lượng của phong trào Dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách cách mạng tiên tiến của thời đại.
c. Nhận xét:
+ Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.
+ Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.
+ Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
 
Top Bottom