câu 1 : lập bảng tóm tắt diễn biến chính về chiến sự ở các mặt trận trong chiến tranh thế giới thứ 2
câu 2 : chiến tranh thế giới thứ 2 có sự thay đổi về tính chất chiến tranh như thế nào ? vì sao có sự thay đổi ấy
( Mong các bạn có thể giúp mình làm chi tiết, cảm ơn các bạn nhiều)
Bài này tóm tắt thôi, chi tiết mở sách xem lại:
- Tháng 9/1939, Đức đánh Ba Lan. Sau đó Anh và Pháp tuyên chiến với Đức => chiến tranh thế giới 2 bùng nổ
- Tháng 6/1940, Đức đánh Pháp => Pháp đầu hàng, lập chính quyền tay sai
- Tháng 7/1940, Đức tấn công Anh
- Tháng 6/1941, phát xít tấn công Liên Xô
- Tháng 12/1941, phát xít Nhật đánh bại hạm đội Mĩ ở trận Trân Châu cảng => chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới
- Từ 1940 đến 1943, phát xít Đức và Ý hoành hành ở Bắc Phi
- Tháng 1/1942, Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập
- Tháng 2/1943, chiến thắng Stalingrad của Liên Xô mở ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh
- Giữa năm 1943, chính quyền phát xít Ý bị tiêu diệt
- Tháng 6/1944, liên quân Mĩ và Anh mở mặt trận Tây Âu, phối hợp với Liên Xô cùng đánh phát xít
- Tháng 5/1945, Hồng quân Liên Xô đánh tan Đức ở Berlin => chiến tranh kết thúc ở châu Âu
- Tháng 2/1945, hội nghị quốc tế Yalta giữa ba cường quốc bàn về kết cục sau cuộc chiến với các vấn đề: phân chia thành quả sau chiến tranh, lập tổ chức quốc tế
- Tháng 6/1945, tổ chức quốc tế Liên Hiệp quốc được thành lập, thông qua bản Hiến chương đầu tiên
- Tháng 8/1945, quân Mĩ ném hai quả bom nguyên tử vào hai thành phố của Nhật
- Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc trên toàn thế giới
=> Có thay đổi tính chất từ phi nghĩa đến chính nghĩa; vì nó phù hợp với xu hướng phong trào giải phóng dân tộc đang lên ở các nước thuộc địa và phụ thuộc (lúc đầu là phi nghĩa vì các đế quốc chỉ tranh giành thuộc địa mà thôi; về sau đổi sang chính nghĩa do các cường quốc đặt mục tiêu không chỉ đánh bại phát xít mà còn phải ổn định thế giới bằng cách thừa nhận cái sự đã rồi (phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân, lớn mạnh của Liên Xô) nên mục tiêu chính vẫn là chống phát xít, giải phóng dân tộc khỏi áp bức của phát xít (nhưng đồng thời là chia chát quyền lợi về sau này)