Trình bày và phân tích nét nổi bật về nghệ thuật phòng thủ tiến công và cách thức chiến tranh của quân nhân nhà lý cuộc kháng chiến chống Tống
bichtuyen0784844482Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
- Cuối thế kỷ XI, nắm được âm mưa và kế hoạch chuẩn bị xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt chủ trương " ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để phá thế mạnh của giặc " . Thực hiện chủ trương đó cuối năm 1075, quần dân nhà Lý dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã chủ động mở cuộc tập kích sang đất Tống và đã nhanh chóng phá vỡ công cuộc chuẩn bị xâm lược của nhà Tống. Cuộc tập kích sang đất Tống là một đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, đẩy chúng vào thế bị động. Cuộc tập kích biểu thị một tư tưởng chiến lược tích cực, lấy tiến công để tự vệ, thể hiện cao độ tinh thần chủ động trong chủ trương giữ nước. Đó là một hành động táo bạo, một sự sáng tạo độc đáo của Lý Thường Kiệt, xuất phát từ sự phân tích đánh giá đúng chỗ mạnh chỗ yếu của kẻ thù và niềm tin vào sức mạnh và chiến thắng của dân tộc ta Lý Thường Kiệt đã thực hiện Thành công chiến thuật quân sự " Tiên phát chế nhân "
- Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương tích cực chuẩn bị phòng ngự. Dự kiến được những đường tiến quân của giặc và biết lợi dụng địa hình để xây dựng phòng tuyến trận tuyến xuất sắc. Như Nguyệt được chọn làm vị trí xây dựng tuyến phòng thủ vững chắc để giam chân địch, tiêu hao lực lượng rồi tổ chức tấn công giành thắng lợi.
- Đầu năm 1077, khoảng 30 vạn quân Tổng tiến vào xâm lược nước ta và bị chặn lại ở bờ Bắc sông Như Nguyệt. Nghệ thuật đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt là biết chọn đúng thời cơ để tiêu diệt địch. Đó là lúc địch hoang mang, chán nản, ý chí xâm lược giảm, tuyệt vọng để mở cuộc tấn công giành thắng lợi quyết định, làm thay đổi cục diện chiến tranh. Mặc dù với lực lượng hùng hậu và nhuệ khí chiến đấu của quân đội lúc bấy giờ, Lý Thường Kiệt hoàn toàn có thể dùng vũ lực đánh bại hoàn toàn quân Tống, nhưng Lý Thường Kiệt chủ trương: " Dùng biện sĩ để bàn ho, không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo an được tôn miếu". Đó là nghệ thuật kết thúc chiến tranh độc đáo, bằng phương pháp chính trị mềm dẻo, thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa hình và lòng khoan dung độ lương đối với kẻ thù đã sắp thất bại hoàn toàn, giữ vùng hoà hiếu cho 2 nước sau chiến tranh, không định quyền độc lập tự chủ của dân tộc.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^