CLB lịch sử Chiến thuật bách chiến bách thắng của quân Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nổi tiếng là một nhà lãnh đạo, quân sự kiệt xuất trong lịch sử thế giới, cuộc đời chinh chiến của Thành Cát Tư Hãn được bao phủ bởi không ít giai thoại ly kỳ, bí ẩn.
Tương truyền rằng, vó ngựa Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn đã từng tạo nên nỗi kinh trên khắp đại lục Á – Âu. Vậy đâu là chìa khóa giúp vị Đại hãn này huấn luyện nên đội quân phi phàm như vậy
Chiến thuật quân sự tài tình của quân đội Thành Cát Tư Hãn đã giúp đế chế này chinh phục hầu hết châu Á, Trung Đông và một phần Đông Âu. Nền tảng ban đầu của chiến lược này là cách thức điều quân kiểu du mục. Các cấu phần còn lại được chính Thành Cát Tư Hãn và tướng lĩnh của mình sáng tạo ra.
Trong phần lớn thời gian của thế kỷ 13, quân Mông Cổ chỉ thua một vài trận đánh và giành chiến thắng hầu hết các trận quan trọng. Nhiều khi, quân đội Mông Cổ thắng kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần. Chiến thắng đầu tiên của quân Mông Cổ là năm 1223 trước người phương Tây. Mông Cổ thua lần đầu tiên trong trận Samara Bend. Ngoài ra, quân Nguyên Mông xâm lược Việt Nam và Nhật Bản cũng bị thất bại thảm hại. Dù vậy, sức mạnh và tầm ảnh hưởng của đạo quân này vẫn ít bị lay chuyển 100 năm sau đó.

1. Tổ chức quân đội theo cơ số 10
Trong một công trình nghiên cứu mang tên "Gió bão phương Đông: Từ Thành Cát Tư Hãn đến Hốt Tất Liệt, chia rẽ đại lục Á - Âu", tác giả đã giới thiệu cặn kẽ những đặc thù về tổ chức cũng như trang bị trong đội quân Mông Cổ hồi thế kỷ thứ 13.
Theo đó, dưới thời kỳ trị vì của Thành Cát Tư Hãn, quân đội nắm quyền khống chế đại bộ phận đời sống và tính mạng của người dân. Cụ thể, nam tử từ 14 tuổi trở lên đều phải xung quân, chỉ có thầy thuốc, quan phủ và tăng lữ được miễn chế độ.
Sau khi nhận được lệnh chiêu mộ nhập ngũ, những binh lính trẻ sẽ rời gia tộc, chuẩn bị sẵn từ 4-5 con ngựa tốt. Thê thiếp và con cái cũng có thể đi theo tòng quân. Nhưng sau khi xuất ngũ, toàn bộ tài sản, gia quyến đều phải rời khỏi doanh trại.
Lều chứa thuốc men, quân trang, khí giới được bố trí biệt lập với khu vực đóng quân. Những binh lính mới gia nhập khi tới doanh trại có thể lập tức tới đây nhận trang bị, sau đó chính thức gia nhập quân ngũ.
Thành Cát Tư Hãn tổ chức quân đội Mông Cổ thành các nhóm theo cơ số 10, gồm có: "Yêm ban" – 10 người một đội; "Châm hồn" – 10 yêm ban, tức 100 người 1 đội;"Minh An" – 10 châm hồn, tức 1000 người 1 đội; "Thổ An" – 10 minh an, tức 10.000 người 1 đội.
Các đơn vị này đều do tướng lĩnh phụ trách hậu cần quản lý, cung cấp và điều động.
Mỗi binh lính đều phải tự chịu trách nhiệm về quân trang của mình và trải qua những cuộc kiểm tra định kỳ. Nếu trang bị cá nhân không đầy đủ, họ sẽ bị đuổi ra khỏi quân ngũ và trục xuất về nhà.
Các binh lính đều được cấp cho một bộ đồ lót làm bằng tơ lụa. Đây cũng là giai thoại nổi tiếng về đội quân huyền thoại này.
Người Mông Cổ tin rằng mũi tên dù sắc bén tới nỗi xuyên thủng giáp, nhưng lại không thể xuyên qua tơ lụa. Trong trường hợp người lính trúng tên, tơ lụa sẽ theo đầu mũi tên găm vào vết thương.
Thông thường, việc rút mũi tên ra khỏi cơ thể sẽ làm vết thương bị rách ra và càng trở nên nghiêm trọng. Nhưng khi có đồ lót tơ lụa, lớp tơ lụa này sẽ quấn vào đầu mũi tên, giúp việc rút tên diễn ra dễ dàng và ít đau đớn hơn.
Binh lính có thể tự mình rút tên bằng cách lay nhẹ tơ lụa xung quanh vết thương hoặc có thể nhờ đến sự chữa trị của thầy thuốc mà không lo vết thương bị xé rách.
Cùng với đồ lót tơ lụa, mỗi binh lính càng được trang bị một chiếc áo thắt eo. Đối với kỵ binh nặng, họ còn có thêm áo giáp cùng một tấm giáp quấn quanh ngực.
Các kỵ binh nặng còn được trang bị khiên gỗ, cùng với đó còn có mũ giáp làm từ da hoặc sắt tùy theo cấp bậc. Về vũ khí, mỗi binh sĩ một bộ cung tiễn với túi mũi tên không dưới 60 tên.
mong-cocc89.jpg



Kỵ binh nhẹ được trang bị một thanh kiếm ngắm cùng 2-3 mũi giáo. Trong khi đó kỵ binh nặng sử dụng kiếm dài lưỡi cong, chùy, rìu chiến và một trường mâu dài tới 4 mét.
Quân trang của binh lính còn có cung cấp đủ lương thực, dụng cụ phục vụ cho những chuyến hành quân xa như đồ cho ngựa chiến, dụng cụ nấu ăn, thịt khô, nước, đồ dũa mài mũi tên, kim may quần áo… và nhiều thứ khác dành cho các nhu cầu thiết yếu trên chiến trường.
Những túi quân trang này được làm từ dạ dày bò. Vật liệu đặc biệt này vừa có khả năng chống nước, co giãn tốt, còn có khả năng tự động nổi lên khi rơi xuống dòng nước.
Biến sở thích du mục thành nội dung huấn luyện quân đội
Chế độ quân đội dưới thời Thành Cát Tư Hãn còn sở hữu một thứ vô cùng trọng yếu. Vị Đại hãn kiệt xuất này đã đem niềm yêu thích của dân du mục trở thành một hình thức huấn luyện quân sự. Đó chính là sở thích vận động, săn bắn.
Hình thức huấn luyện săn mồi sẽ giúp các binh sĩ rèn luyện khả năng sinh tồn và tinh thần phối hợp tác chiến. Con mồi được dùng trong huấn luyện cũng rất đa dạng, từ tuần lộc cho đến lợn rừng, chó sói…
Các khóa huấn luyện đi săn thường diễn ra vào mùa đông, kéo dài 3 tháng. Đây là hình thức huấn luyện bắt buộc và yêu cầu tất cả các binh sĩ đều phải tham gia
Căn cứ theo quy mô lớn nhỏ của các đội, tướng lĩnh sẽ áp dụng các loại chiến thuật khác nhau.
Một phân đội nhỏ có thể dàn trận thành hình cánh cung. Các binh lính trong đội hình sẽ mai phục, dẫn dụ con mồi vào đội hình tập kích. Khi con mồi đã lọt vào bẫy, những người mai phục xung quanh sẽ lập tức bao vây và hạ thủ.
Ngụy trang và đánh lừa là chiến thuật nổi bật của quân Mông Cổ, thậm chí giúp họ thu về không ít chiến thắng trên sa trường.
Bên cạnh đó, một loại trận hình thường dùng khác của quân Mông Cổ còn được biết tới với tên gọi "trường xà trận". Trường xà trận đặc biệt hữu dụng khi tác chiến ở sườn núi. Đại hãn và quan lại cao cấp ở trên đỉnh núi có thể chứng kiến toàn bộ quá trình dàn trận và tấn công.
Cụ thể, binh lính sẽ từ điểm đầu tiên tập hợp và xếp thành một hàng dài, có lúc trải dài tới 130 cây số. Khi có tín hiệu, toàn bộ quân lính với đầy đủ khí giới sẽ lập tức phóng tới điểm cuối, đội hình lúc này chuyển sang hình cung, tựa như con rắn đang uốn cong mình để ngậm lấy đuôi.
Đoàn quân sẽ quét sạch toàn bộ những con mồi trên đường đi, dồn chúng vào vòng vây. Điểm đáng nói là từ khi dàn trận cho tới lúc bao vây, tập hợp, binh lính tuyệt đối không được ra tay giết chết con mồi, càng không được phép để con mồi chạy thoát khỏi vòng vây.
Trong toàn bộ quá trình này, tướng lĩnh sẽ theo sau binh lính để theo dõi, hướng dẫn và chỉ huy hành động của họ.
Sau khi toàn bộ con mồi đã bị dồn vào điểm cuối, Đại hãn sẽ tiến vào vòng vây, chọn cho mình một con mồi để hạ thủ. Đây là một hình thức khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sĩ, bởi họ sẽ được chứng kiến tài nghệ của người lãnh đạo tối cao.
Sau đó, Đại hãn sẽ lên núi, nhường cho các binh lính những con mồi còn lại. Vào lúc này, mỗi người đều có cơ hội thể hiện bản thân trước mặt tướng lĩnh. Họ có thể dùng kiếm, cung tên hoặc trường mâu để phô diễn tài nghệ của mình khi hạ con mồi.
Sau cùng, người già và trẻ em sẽ thỉnh cầu Đại hãn đem những con mồi còn sống phóng sinh. Cuộc đi săn cũng chính thức kết thúc sau nghi thức phóng sinh này.
Bên cạnh cưỡi ngựa, bắn cung và kiếm thuật, các binh lính Mông Cổ còn được rèn luyện về tính kỷ luật vô cùng nghiêm khắc, phải luôn phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh của cấp trên và phối hợp linh hoạt với nhau.
Mặc dù những chiến thuật của họ về mặt bản chất không khác biệt so với chiến thuật của các bộ lạc du mục, nhưng chính mưu lược và sự sáng tạo đã khiến quân đội của họ phát triển vượt bậc.
Thông qua hàng loạt hình thức huấn luyện, đế chế Mông Cổ đã hình thành một đội quân tràn đầy sức chiến đấu với kỹ thuật quân sự đỉnh cao thời bấy giờ.

2. Cấu trúc quân đội
Nền tảng quan trọng nhất của quân đội Mông Cổ là kỉ luật dựa trên cấu trúc xã hội và sự tuân lệnh tuyệt đối. Theo nhà thám hiểm Giovanni de Pian, những người Mông Cổ “là chủng người biết nghe lệnh nhất thế giới”. Người Mông Cổ không bao giờ dám nói dối và tôn trọng tuyệt đối tướng lĩnh của mình. Thông lệ chọn lính dựa trên huyết thống với vua hoặc do binh sĩ khác tiến cử.

1476120599-147609593454927-5--copy-.jpg

Tướng tài của Thành Cát Tư Hãn do thực lực đi lên chứ không dựa theo vai vế trong xã hội, nổi bật có Tốc Bất Đài và Bạt Đô.

Giữa các đơn vị quân đội không được phép thuyên chuyển binh sĩ. Chỉ huy của mỗi cấp độ có quyền lực tuyệt đối trong việc ra quyết sách mà họ cho là phù hợp nhất. Cấu trúc ra lệnh này chứng minh tính hiệu quả và linh hoạt, nhất là khi quân Mông Cổ có thể tách ra thành từng tốp nhỏ để phục kích kẻ địch. Mỗi người lính có trách nhiệm với vũ khí của mình. Gia đình và vật nuôi của binh sĩ sẽ thường tháp tùng họ trong mỗi cuộc viễn chinh.
Tầng lớp tinh hoa lãnh đạo trong quân đội Mông Cổ được gọi tên là “Kheshig”. Chức năng của họ là lực lượng bảo vệ cho hoàng đế cũng như huấn luyện các binh sĩ trẻ tuổi.
3. Tính linh hoạt
Mỗi người lính Mông Cổ phải nuôi từ 3 đến 4 con ngựa. Thay đổi ngựa giúp họ có khả năng di chuyển với tốc độ cao mà không làm đuối sức vật nuôi. Quân Mông Cổ có thể sống trong điều kiện hết sức khắc nghiệt hoặc chỉ cần uống sữa ngựa cầm hơi. Điều này giúp quân Mông Cổ rất linh động và không phụ thuộc vào thức ăn trồng trọt. Trong lần xâm lược Hungary năm 1241, quân Mông Cổ đi 160km/ngày. Sự linh hoạt cũng giúp một người lính thu thập tin tức, rà soát địa hình dễ dàng hơn đối phương.
1476120599-147609593439456-4--copy-.jpg

Vừa bắn cung vừa cưỡi ngựa là ưu điểm của quân Mông Cổ

1476120600-147609593468961-12--copy-.jpg

Tranh vẽ minh họa một người lính Mông Cổ đang chiến đấu

Trong cuộc xâm lăng vào Kievan Rus, quân Mông Cổ coi sông băng là đường cao tốc. Mùa đông là thời điểm tấn công ưa thích của quân Mông Cổ vì đối phương khi đó sẽ ít hoạt động.
cvj1476587411.jpg

Tranh vẽ quân Mông Cổ xâm lược nước Nga (nguồn: internet)
Hoạt động đơn lẻ giúp quân Mông Cổ ít bị tấn công bằng cung tên so với việc tập hợp thành một quần thể. Nếu nhận thấy quân địch suy yếu, người chỉ huy sẽ đánh trống, phất cờ yêu cầu binh sĩ cầm khiên vào vị trí. Lúc này, cuộc tấn công tổng lực sẽ tiêu diệt những tàn quân cuối cùng.
Khi đánh vào châu Âu, nơi chú trọng đội hình đội ngũ của lực lượng kị binh, quân Thành Cát Tư Hãn tránh giao đấu trực diện mà sử dụng cung tên tiêu diệt kẻ địch từ xa. Nếu áo giáp của quân châu Âu quá dày, họ sẽ tấn công vào ngựa chiến.

4. Luyện tập và kỉ luật
1476120600-147609593414223-10--copy-.jpg
trang bị của cung thủ Mông Cổ


Bài tập bắt buộc với lính Thành Cát Tư Hãn là điều khiển ngựa, bắn cung, đội hình tác chiến. Bài tập này đi kèm kỉ luật được đặt ở mức cao nhất. Dù vậy, quân Mông Cổ không quá cứng nhắc trong việc áp đặt binh sĩ, miễn là chiến thuật đề ra được tuân thủ. Quân Mông Cổ phải tuân thủ vô điều kiện cấp trên và đặc biệt là hoàng đế. Nếu một người lính bỏ trốn khi giao chiến, 9 người còn lại trong đội hình sẽ bị xử tử.
01-1489162331312-17-0-321-490-crop-1489162351507.jpg

Quân Mông Cổ luyện tập (nguồn: soha.vn)
tumblr_lmma3vLbNr1qh6o2ho1_500.gif

"Lều" (nhà ở) của quân Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn (nguôn: thegolfclub.info)

5. Kị binh
60% lính mông cổ là kị binh bắn cung, số còn lại là mặc giáp hạng nặng và cung thủ. Kị binh nhẹ của Mông Cổ thực sự là “nhẹ nhàng” so với tiêu chuẩn thời điểm đó. Điều này giúp lính cưỡi ngựa của Mông Cổ có thể thực thi chiến thuật dễ dàng so với những kị sĩ giáp áo nặng nề của châu Âu.
Những người lính còn lại trong quân đội Thành Cát Tư Hãn trang bị nặng hơn với khiên để cận chiến sau khi cung thủ làm rối loạn đội hình địch. Lính Mông Cổ thường mang mã tấu và rìu.
Bataille_entre_mongols_&_chinois_(1211).jpeg

Quân Mông Cổ tấn công vào đối phương
Quân Mông Cổ bảo vệ ngựa giống cách họ tự bảo vệ mình, đó là che phủ bằng lớp kim loại. Giáp ngựa chia làm 5 phần và bảo vệ những phần trọng yếu như trán và thân mình. Ngựa chiến Mông Cổ nhỏ nhưng gan lì và hoạt động đường xa tốt. Chúng chịu được thời tiết khắc nghiệt, ngay cả trong mùa đông giá rét ở Nga.
Ngựa Mông Cổ không cần ăn uống mỗi ngày và có thể tự tìm cỏ để sinh tồn. Trước đây từng có cuộc đua ngựa 30km giữa ngựa Mông Cổ và ngựa Ả Rập hay Thoroughbred, tuy nhiên ngựa Mông Cổ chạy đường xa tốt hơn hẳn. Khả năng tác chiến dài hơi giúp Thành Cát Tư Hãn có được lợi thế lớn trước quân địch trong thế trận dài ngày.
Điểm yếu duy nhất của ngựa Mông Cổ là chậm chạp. Chúng thua trong những cuộc đua nước rút với ngựa phương Tây. Dù vậy, quân châu Âu thường trang bị nặng nề nên vẫn bị ngựa Mông Cổ bỏ xa. Lính Thành Cát Tư Hãn thường tới địa điểm tấn công nhanh hơn dự tính của quân địch từ 7 tới 10 ngày.

6. Hậu cần
Quân đội Thành Cát Tư Hãn thường có xe ngựa đi kèm, mang theo lương thực và vũ khí như cung tên, rìu chiến. Trở ngại duy nhất với quân Mông Cổ là không tìm được thức ăn, nước uống cho ngựa nuôi. Điều này khiến quân Mông Cổ từng gặp khó khăn trong trận đánh với người Mamluk ở Syria do khí hậu quá khô cằn. Khi đánh nhau trong trận Mohi, vùng đồng bằng rộng lớn của Hungary không đủ thức ăn khiến gia súc, ngựa chiến bị đói.
1476120600-14760959345891-6--copy-.jpg
Trang phục của quân Mông Cổ được trưng bày ở bảo tàng Nhật Bản

gxm1476587411.jpg

mdy1476587411.jpg

Tranh vẽ minh họa quân Mông Cổ xâm lược Hungaria (nguồn: tin247.com)

7. Liên lạc
Quân Mông Cổ có một hệ thống trạm ngựa giao liên tương tự hệ thống ở Ba Tư cổ. Hệ thống bưu chính này của quân Mông Cổ được xem là ở quy mô lớn đầu tiên kể từ thời La Mã. Ngoài ra, quân Mông Cổ sử dụng cờ hiệu, tù và, cung tên chỉ dấu trong các trận đánh.

8. Đạo quân kharash
Một chiến thuật được Thành Cát Tư Hãn và những hoàng đế Mông Cổ sau này sử dụng là “đạo quân kharash”. Khi chiếm được một vùng nào đó, quân Mông Cổ sẽ bắt giữ dân địa phương và ép họ đứng ở tiền tuyến. Những “lá chắn sống” này sẽ hứng trọn tên của kẻ địch và giúp lính Mông Cổ an toàn. Đạo quân kharash cũng được dùng để phá tường rào của đối phương.

9. Chiến thuật
Nghệ thuật chiến trận của quân đội Thành Cát Tư Hãn nói riêng là sự kết hợp của kỉ luật, rèn luyện, giao liên. Lính Mông Cổ được tập luyện cho mọi khả năng đánh trận nên họ xử lý rất thuần thục trên thực địa. Không giống những nước khác, quân Mông Cổ bảo vệ chỉ huy rất tốt. Kỉ luật và các bài tập cho phép quân Mông Cổ đánh trận không cần chỉ huy liên tục.
01-1489161599336.jpg

Quân Mông Cổ đánh trận (nguồn: soha.vn)

Nếu có thể, chỉ huy quân Mông Cổ sẽ tìm địa điểm có vị trí cao nhất rồi đưa ra quyết định chiến lược trong trận chiến. Ngoài ra, vị trí cao giúp họ quan sát hiệu lệnh tốt hơn so với ở trên mặt đất. Cuối cùng, vị trí này an toàn hơn khi giao chiến.
Quân phương Tây chú trọng vào phẩm chất cá nhân, yêu cầu người chỉ huy phải dũng cảm, kiên gan. Ngược lại, quân Mông Cổ coi chỉ huy là tài sản vô giá. Một tướng Mông Cổ như Tốc Bất Đài không thể cưỡi ngựa do tuổi cao và quá béo, nhưng người này vẫn được quân sĩ tôn trọng tuyệt đối. Tốc Bất Đài là cánh tay phải của Thành Cát Tư Hãn.
Tình báo và chiến sách
Quân Thành Cát Tư Hãn do thám quân địch rất cẩn trọng trước mỗi lần ra trận. Trước khi xâm lược châu Âu, Tốc Bất Đài và Bạt Đô, hai tướng tài dưới thời Thành Cát Tư Hãn được mệnh danh là “bách chiến bách thắng”, dành hẳn 10 năm trinh sát “Lục địa già”. Mọi con đường ở La Mã, các tuyến hàng hải quan trọng, mức độ quản lý của mỗi vùng đất đều được tính toán chi tiết.
Khi xâm lược một khu vực, quân Mông Cổ làm tất cả mọi cách để chiếm toàn bộ thành phố hoặc thị trấn trọng yếu. Một số chiến thuật “ưa thích” là đổi dòng chảy của một con sông qua thành phố, chặn nguồn tiếp tế hoặc dùng “biển người địa phương” tràn vào địa điểm định tấn công. Khi dòng người ồ ạt tràn vào thành phố, lương thực, nước uống ở đây sẽ bị tiêu hao nhanh chóng và quân Mông Cổ chỉ đợi đối phương đầu hàng.
Tâm lý chiến
Quân Mông Cổ sử dụng tâm lý chiến rất hiệu quả, nhất là khi muốn truyền bá sự sợ hãi và lo sợ tới một thành phố. Lí do bởi quân Mông Cổ không muốn chiến tranh xảy ra để thành phố cần xâm lược bị phá hủy tan hoang. Khi một nơi đầu hàng, người dân phải tham gia vào quá trình cung cấp vật lực, nhân lực cho trận chiến tiếp theo của quân Mông Cổ.
Chiến thuật quân Thành Cát Tư Hãn hay sử dụng là chia nhỏ đội hình, tấn công du kích để khiến đối phương cảm giác choáng ngợp. Tấn công bên sườn hoặc vờ rút lui là hai chiến sách thường được sử dụng nhất.
Một kĩ thuật khác quân Thành Cát Tư Hãn hay dùng là xuất hiện ở một ngọn đồi cao rồi lại có mặt ở địa điểm khác định sẵn. Mục đích là khiến đối phương cảm giác quân Mông Cổ có mặt ở mọi nơi, từ mọi hướng với lực lượng vô cùng áp đảo. Nếu áp sát quân địch vào ban đêm, mỗi lính Mông Cổ được yêu cầu đốt 5 ngọn đuốc để tạo cảm giác “ngợp” với đối phương.
Ngoài ra, quân Mông Cổ cũng thường buộc cành cây vào đuôi ngựa hoặc rải lá đằng sau để tạo cảm giác quân số rất đông đảo. Mỗi người lính nuôi 3 tới 4 con ngựa nên việc này cũng dễ dàng hơn khi áp dụng tâm lý chiến.
Từ những vùng đất hoang tàn, qua nhiều thập kỷ, người Mông Cổ đã xây dựng nên một đế chế bất khả chiến bại. Xét về dân số, Mông Cổ chỉ là một nước nhỏ, nhưng họ đã làm rung chuyển thế giới cách đây hơn 800 năm nhờ những thủ lĩnh xuất chúng với một đạo kỵ binh thiện chiến giỏi cưỡi ngựa, bắn cung và có tầm nhìn thay đổi thế giới.
Theo Business Insider, Mông Cổ xây dựng lực lượng quân đội rất chuyên nghiệp, sáng tạo và luôn học hỏi cái mới. Các tướng quân thời đó thực sự là những kỹ sư bậc thầy, sử dụng mọi công nghệ từng xuất hiện trong lịch sử loài người, trong khi những đế chế khác cố chấp và không chặt chẽ liên kết trong chiến đấu.
Người Mông Cổ nổi tiếng với những chiến thuật chiến đấu hiệu quả. Binh lính được rèn luyện qua nhiều trận chiến từ quy mô nhỏ đến lớn. Thành tích chiến đấu của đội quân Mông Cổ trong thời kỳ đỉnh cao dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn thậm chí còn được đánh giá cao hơn chiến tích của các chỉ huy nổi tiếng như: Alexander Đại Đế hay Hannibal Barca thời Cộng hòa La Mã.
Lối đánh của người Mông Cổ có hai điểm nổi bật, đó là bất ngờ đánh nhanh thắng nhanh và giả thua rồi đột ngột tấn công. Cả hai chiến thuật này đều làm cho hàng ngũ địch mất tinh thần, rối loạn.
Nhiều tướng lĩnh Đông Âu đã thất trận trước chiến thuật thứ hai. Sự kết hợp giữa đội quân tinh nhuệ và chiến thuật thông minh đã làm nên nhiều chiến thắng huy hoàng cho vùng đất cao nguyên này.
Người Mông Cổ sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau. Họ chế tạo kiếm lưỡi cong giúp binh lính dễ dàng xử lý khi chiến đấu trên ngựa cũng như trên bộ. Bên cạnh kiếm thì chùy, búa, dao găm và đặc biệt là cung tên cũng được sử dụng rộng rãi.
Trong sử sách, khả năng sáng tạo và sử dụng tên bắn của người Mông Cổ đã được công nhận. Mông Cổ nổi tiếng với loại tên còi (một loại mũi tên rỗng tạo ra âm thanh như tiếng huýt), chủ yếu được người thủ lĩnh sử dụng để ra hiệu trong trận mạc.
 

Attachments

  • FB_IMG_1562478337226.jpg
    FB_IMG_1562478337226.jpg
    17.6 KB · Đọc: 65
  • FB_IMG_1562478345395.jpg
    FB_IMG_1562478345395.jpg
    31.9 KB · Đọc: 69
  • FB_IMG_1562478350574.jpg
    FB_IMG_1562478350574.jpg
    26.2 KB · Đọc: 67
  • FB_IMG_1562478361209.jpg
    FB_IMG_1562478361209.jpg
    31.9 KB · Đọc: 69
Last edited:

Hy _ Nhiên

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
5 Tháng mười một 2018
501
1,205
176
18
Nghệ An
THcS Quỳnh Hồng
Có rất nhiều điểm giống với nhà thanh của Trung Quốc từ chiến thuật dùng nga huấn luyện bằng cách Đi săn và cả trang phục chiến đấu nữa.... Trùng hợp vậy
Thành Cát Tư Hay là cha hay anh trai của Hốt Tất Liệt nhỉ
 
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Có rất nhiều điểm giống với nhà thanh của Trung Quốc từ chiến thuật dùng nga huấn luyện bằng cách Đi săn và cả trang phục chiến đấu nữa.... Trùng hợp vậy
Thành Cát Tư Hay là cha hay anh trai của Hốt Tất Liệt nhỉ
Thành Cát Tư Hãn là ông nội của Hốt Tất Liệt

Thành Cát Tư Hãn có nhiều con ruột và vài người là con ngoài giá thú. Sau khi ông mất thì ngôi vua mông co bị khuyết, các quý tộc đã cử cha của Hốt Tất Liệt là thân vương Tolui (Đà Lôi) lên cầm quyền vào năm 1227. Sau khi Tolui len ngôi, một cuộc dau tranh giành quyền lực giữa các thân vương mông co no ra và làm chính quyền Mông Cổ suy yếu một thời gian, các cuộc chinh phạt giảm dần, chị tập trung theo hướng nhằm vào vùng Trung Hoa với ba nước Đại Liêu, Tây Hạ và Nam Tống. Anh trai cả của Hốt Tất Liệt là Mông Kha lên ngôi và tạm thời xoa dịu đươc phe phái, bắt đầu chiến tranh với quân nam Tống. Mông kha bất ngờ chết trận ở đất Trung Hoa và các em của ông (tức mongkha) lại dau tránh giành quyền lực lần nữa - lớn nhất là dau tranh giữa Hốt Tất Liệt và a lý bất ca. Hốt Tất Liệt được sự ung hộ của các quý tộc mông co đã nhanh chóng đánh bại em trai, lên ngôi kha han của Mông Cổ năm 1271 và tạm thời thong nhất được nước mông co. Năm 1279, Hốt Tất Liệt doi ten nước là nguyên
 
Last edited:
Top Bottom