Sử 12 Chiến thắng Bình Giã

H

hardyboywwe

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÁC HỒ VỚI CHIẾN THẮNG BÌNH GIÃ
QUANG TOẠI (*)
Sau “Đồng khởi”, phong trào cách mạng ở miền Nam bước vào thời kỳ mới: Thời kỳ chiến tranh cách mạng kết hợp đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, phát triển chiến tranh nhân dân, lật đổ chính quyền tay sai phát xít, giành độc lập, thống nhất đất nước.
Các kế hoạch Mácnamara, Stalây-Taylo bình định miền Nam trong vòng 18 tháng với quốc sách ấp chiến luọc của đế quốc Mỹ ở miền Nam, với sự sụp đổ của chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm đang đi vào khủng hoảng. Đặc biệt trong hai năm 1963, 1964 với chiến thắng Ấp Bắc, cách mạng miền Nam phát triền lớn mạnh, đầy đế quốc Mỹ và tay sai đứng trước nguy cơ thất bại.
Bác Hồ với tầm nhìn chiến lược đă khẳng định: “Sự thật đã nói rõ: Đế quốc Mỹ càng đánh càng thua. Quân và dân miền Nam càng đánh càng thắng”(1).
Chỉ trong 10 tháng đầu năm 1964, quân và dân miền Nam đã tiêu diệt của địch 488 trung đội,63 đại đội, 13 tiếu doàn. Trong tháng 12 năm 1964 thắng lợi càng dồn dập”.
Vào những tháng cuối năm 1954, Đảng bộ và quân dân Biên Hòa, Bà Rịa- Long Khánh về cơ bản đã đánh bại quốc sách ấp chiến lược của địch, giải phóng nhiều vùng nông thôn rộng lớn dọc các trục giao thông quan trọng: quốc lộ l, quốc lộ 15, 20, liên tỉnh lộ 2… tạo điều kiện thuận lợi cho chủ lực miền Nam mở chiến dịch Đông-Xuân 1964 – 1965 và sau này gọi tên là chiến dịch Bình Giã.
Với chiến thắng Bình Giã, quân dân Biên Hoà, Bà Rịa đă ghi một dấu son chói người trong lịch sử dân tộc, tạo ra một bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đánh dấu sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
Trong bài báo đã dẫn, Bác viết Để kết thúc năm 1964 vẻ vang, và mớ đầu cho năm 1965 thắng lợi nhiều hơn nữa, to hơn nữa, quân và dân miền Nam đã giáng cho địch nhũng đòn sấm sét ớ trận địa Bình Giã
Đây là một chiến dịch lớn đàu tiên mà quân giải phóng miền Nam thực hiện và thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. ấp chiến lược Bình Giã là một ấp kiểu mẫu của địch ở Bà Rịa có hệ thống hào sâu, dây kẻm gai dầy đặc và canh phòng cẩn mật với nhiều lực lượng vũ trang, bán vũ trang ngụy. Ta đánh vào Bình Giã tạo ra một bất ngờ lớn với địch. Không thể để một ấp chiến lược kiểu mẫu lọt vào tay “Cộng sản”, Mỹ- ngụy đã huy động một lực lượng khá lớn và phản kích quyết liệt.
Bác viết tiếp: Địch đã huy động 5 tiếu đoàn và hơn 100 máy bay. Trong mấy hôm đầu, chúng đã dội 10 ngàn quá đạn, 400 tên lửa và hàng trăm quả bom…”. Nhưng đế quốc Mỹ với phương tiện chiến tranh hiện đại, cơ động nhanh cũng đành thất thủ trước chân đồng vai sắt của quân giải phóng. Người cho biết: Sau 5 ngày đêm chiến đấu, du kích đã tiêu diệt 500 ngụy và 18 Mỹ, bắn rơi, bắn Hồng 36 máy bay. Hãng AP đã viết rằng: “Bình Giã là một trận của Mỹ- Khánh” bị thua đau nhất trong lịch sử chiến tranh ớ miền Nam Việt Nam”.
Bác chỉ rõ, cùng với các chiến thắng ở An Lão, Tam Kỳ, Long Mỹ… chiến thắng vang dội ở Bình Giã càng cổ vũ dư luận nước Mỹ lên án cuộc chiến tranh xăm lược của Mỹ ở miền Nam, làm phân hoá bộ máy cầm quyền Hoa Kỳ. Đặc biệt chiến thắng Bình Giã là thất bại to lớn của Mỹ- Khánh đã làm cho báo chí Anh, Mỹ hết sức bi quan. Các báo Anh viết “Rõ ràng là chính quyền miền Nam của Mỹ đang đi đến sụp đổ hoàn toàn (Thời báo)”. “Không bao giờ Mỹ thấy rõ thất bại của họ ở miền Nam Việt Nam như trong mấy ngày qua (Báo Người bảo vệ)”. Báo Mỹ viết. “Đốí với vấn đề miền Nam Việt Nam, người Mỹ chỉ thấy con đường xuống dốc (UPI)”, “Mỹ chắc chắn sẽ gặp những thất bại to lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ ( Luận đàm Nữu Ước )”… “Những cố gắng của Mỹ ở Nam Việt Nam chỉ là vô ích,như dựng đứng một cái bao tải rỗng tuếch (Bưu điện Hoa Thịnh Đốn)” và “Tình hình Mỹ ớ Nam Việt Nam hiện nay giống như tình hình của Pháp trước ngày Điện Biên Phủ (Luận đàm Nữu Ước).
Và bằng giọng văn châm biếm, khôi hài, Bác viết tiếp: “Tình thế của đế quôc Mỹ vừa bi lại vừa bí “.
Bác bận trăm công nghìn việc, nhưng Người luôn luôn theo dõi từng bước phát triển của phong trào cách mạng miền Nam bởi vì “Miền Nam luôn trong trái tim tôi”- như Bác nói. Và vinh dự thay cho Đảng bộ, quân dân Bà Rịa – Long Khánh (ngày nay là Đồng Nai ), một trong những “điểm nóng” gian khổ của miền Đông gian lao mà anh dũng đã được Bác ngợi khen qua chiến công chói lọi Bình Giã.
Tin tưởng vào Trung ương, vào Bác, không phụ lòng tin của Người, Đảng bộ và quân dân Đồng Nai trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước luôn tâm niệm lý tưởng của Bác, làm theo lời Bác đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào .
Và mùa xuân 1975, 6 năm sau ngày Bác đi xa, Đảng bộ và quân dân ta lại làm nên một chiến công to lớn: Chiến dịch Xuân Lộc giải phóng thị xã Long Khánh thường lợi, mở đường cho đại quân ta bước vào chiến dịch mang tên Người: Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
T. Q. T
(*) Trần Quang Toại , Giám đốc Bảo tàng Đồng Nai
1. Bài viết “Điện Biên nhỏ và nhịp cầu vàng” của Chiến sĩ (bút danh của Bác trên báo Nhân dân số 3934 ngày 7-1-1965, Hồ Chí Minh toàn tập. Nhà xuất bàn Sự thật. 1989.
 
Top Bottom