Ai giải giúp em mấy bài này với:
- Câu 1: Tại sao nói trận chiến Bạch Đằng (938) là 1 chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
- Câu 2: Sau 1000 năm đấu tranh giành độc lập chống Bắc thuộc, tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta những gì?
- Câu 3: Tại sao Ngô Quyền lại chọn sông Bạch Đằng làm nơi tiêu giệt giặc?
- Câu 4: Khái quát lịch sử Đăk Lăk?
- Câu 5: 2 nhà nước đầu tiên của nước ta là gì? Tên? Vua? Kinh đô? Thời gian thành lập? Hãy thống kê nó vào bảng.
Mọi người làm giúp em với ạ!!!
Mai em thi rùi!

Em cảm ơn trước ạ!!
Mình thấy câu trả lời của bạn
@Vương Mạc Thần còn hơi thiếu sót nên mình bổ sung thêm nhé!
Câu 1: Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
- Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
- Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.
- Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.
Câu 2: Sau 1000 năm đấu tranh giành độc lập chống Bắc thuộc, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:
- Tiếng nói, các phong tục tập quán truyền thống và nếp sống văn hóa đặc trưng của dân tộc.
- Lòng yêu nước nồng nàn.
- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập chủ quyền của đất nước.
- Sự dũng cảm và ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
Câu 3: Vì ông đã biết được lợi ích của sông Bạch Đằng, ông biết lợi dụng lúc thủy triều lên xuống để nhử giặc vào bãi cọc.
Câu 4: Khái quát lịch sử Đắk Lắk:
I. Những dấu vết của người nguyên thuỷ trên vùng đất Đắk Lắk
- Các nhà khoa học phát hiện một số viên cuội có dấu vết tạo tác của con người tại Păn Lăm.
- Vào năm 2002, tại Ea Đar ( huyện Ea Kar ), các nhà khảo cổ đã phát hiện được chiếc rìu làm từ đá cứng, tương đối thô, trên thân còn nhiều vết ghè đẽo nhỏ, có vết mài nhẵn ở hai mặt sát rìa lưỡi.
- Sang thời đại đá mới, lương thực, thức ăn dồi dào, phong phú hơn đã cho phép họ định cư khá lâu dài ở một khu vực nhất định. Phát triển của nghề thủ công đương thời, nhất là nghề chế tác đá và nghề làm gốm.
- Họ cũng biết sử dụng nguyên liệu đồng, thiếc và thuật luyện kim, kĩ thuật chế tác đá, phát triển nghề làm gốm.
II. Khái quát lịch sử Đắk Lắk từ đầu công nguyên đến cuối thế kỉ XIX
- Từ đầu công nguyên đến thế kỉ XV, Đắk Lắk đã trải qua nhiều xáo trộn vì chiến tranh, là nơi tranh chấp liên miên giữa các quốc gia cổ Phù Nam, Chân Lạp và Chăm - pa.
- Sau năm 1471, Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đã trở thành một bộ phận của nhà nước phong kiến Đại Việt.
Câu 5:
Tên nước | Vua | Kinh đô | Thời gian thành lập |
Văn Lang | Hùng Vương | Bạch Hạc ( Phú Thọ ) | Thế kỉ VII TCN |
Âu Lạc | An Dương Vương | Phong Khê ( nay là Cổ Loa
huyện Đông Anh, Hà Nội ) | Năm 207 TCN |
[TBODY]
[/TBODY]
Học tốt ^^