Sử CHIẾN SỸ NHẬT BẢN “VIỆT NAM MỚI” Ở SƠN LA

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

...Ở Sơn La, trong đội hình các đơn vị Tây Tiến từ miền xuôi lên chặn đánh quân Pháp từ những năm 1945 – 1946 có một số chiến sỹ “Việt Nam mới” người Nhật. Họ là những người lính Nhật đã đầu hàng Đồng minh, vì không muốn trở lại đất nước khi bị nước ngoài chiếm đóng nên ở lại chiến đấu cùng nhân dân Việt Nam chống Pháp. Những hành động quả cảm của những chiến sỹ người Nhật “Việt Nam mới” đã góp phần cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu cho bộ đội ta. Theo hồi ký của Đại tá Cầm Dịn (nguyên Tỉnh đội trưởng Sơn La, Phó Cục trưởng Cục Chính trị Quân khu II), từ cuối năm 1946, đầu năm 1947, khi quân Pháp đánh xuống Quỳnh Nhai rồi theo sông Đà tiến về Mường La, đơn vị của ông phối hợp với lực lượng bộ đội ở xuôi lên do đồng chí Đức Sơn làm Đại đội trưởng, Nguyễn Phúc làm Chính trị viên tổ chức đánh đồn Mường Sại, Mường Piềng. Khi đơn vị đứng chân tại bản Tam (Chiềng Ngàm – Thuận Châu) để chuẩn bị triển khai chiến đấu thì bất ngờ quân Pháp từ Mường Piềng kéo vào đánh úp bản Bó, bản Mời (nay là xã Bó Mời, Thuận Châu), đốt phá hậu cứ và hành quân về phía sau đơn vị. Được trinh sát báo về, đơn vị lập tức triển khai đội hình chiến đấu, bố trí một chiến sỹ người Nhật Bản phụ trách khẩu trung liên làm hỏa lực và một tiểu đội mai phục ngay cửa ngõ vào bản. Khi địch lọt vào trận địa, chiến sỹ người Nhật dũng cảm cầm khẩu trung liên xông lên vừa bắn vừa hô tiếng Nhật làm quân Pháp hoảng hốt tháo chạy, tiểu đội mai phục đồng loạt nổ súng. Trong trận này địch có 10 người tử trận, ta thu được nhiều vũ khí.
Một người khác cũng chứng kiến tinh thần chiến đấu quả cảm của chiến sỹ “Việt Nam mới” người Nhật ở Sơn La là ông Hà Kim Trọng (xã Nà Mường, huyện Mộc Châu). Ông Hà Kim Trọng tham gia kháng chiến từ sau Cách mạng tháng Tám, năm 1945, làm trưởng ban tiếp tế rồi Ủy viên Ủy ban kháng chiến xã Quy Hướng, Mộc Châu. Trong thời gian tham gia chiến đấu xây dựng và bảo vệ khu căn cứ Mộc Hạ, ông từng gặp 2 chiến sỹ người Nhật trong đội hình đại đội 428 tỉnh Sơn La. Hai người lính Nhật chiến đấu rất gan dạ, dũng cảm, mỗi lần ra trận đều vác súng máy xung phong trước, khiến quân Pháp khiếp sợ mỗi khi nghe tên đại đội 428. Binh lính địch đóng ở Mộc Châu rất hoang mang, thường truyền tai nhau về một đơn vị đặc biệt của Việt Minh có trình độ kỹ, chiến thuật rất giỏi. Nếu gặp đơn vị này nên tránh đánh nhau trực diện là tốt hơn cả... Một chi tiết thú vị được một số cựu binh trong kháng chiến chống Pháp kể lại là nhiều đơn vị bộ đội ta thường áp dụng kinh nghiệm chiến đấu của lính Nhật mỗi khi xung phong đều đồng thanh hô vang khẩu lệnh tiến công bằng... tiếng Nhật, nhằm áp đảo khí thế chiến đấu của địch...

inbound5055894912323379837.jpg
Nguồn: lịch sử Sơn La
 
Top Bottom