Sử 8 Chiến sự ở Đà Nẵng

N

nhocksoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Gồm 3 câu:
Thầy nói ghi tóm tắt ngắn lại cũng đc @@
Câu 1: Hãy cho biết chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định diễn ra như thế nào?
Câu 2: Thực dân Pháp đánh chiếm bất kì lần thứ nhất và hai diễn ra như thế nào?
Câu 3: Trình bày ngắn gọn Hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Hắc Măng(Patơ Nốt)

HUHU mai kt rùi. tkks
 
A

abluediamond

Câu 1:

Chiến sự ở Đà Nẵng:


- Ngày 31/8/1858, tàu chiến của liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận tại cửa biển Đà Nẵng. Kế hoạch của Pháp là ''đánh nhanh, thắng nhanh'', nhanh chóng chiếm được Đà Nẵng làm bàn đạp để kéo quân chiếm Huế, kết thúc chiến tranh.

- Ngày 1/9/1858, Liên quân bắn đại bác lên đôn Điện Hải, An Hải trong suốt ngày đó. Sau cuộc pháo kích, liên quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.

- Mấy lần liên quân tìm cách đánh vào đều bị quan quân đánh bật lại và thiệt hại khá nặng. Sau 6 tháng chiến tranh, chúng hầu như đều dậm chân tại chỗ.

- Tháng 2/1859, Pháp rút quân kéo khỏi Đà Nẵng và đem quân vào Gia Định.

Chiến sự ở Gia Định:

- Sáng ngày 17/2/1859, Pháp tấn công thành Gia Định và khoảng 10h cùng ngày thì Gia Định thất thủ.

- Tháng 2/1861, Pháp được tăng viện lên 4000 quân và 70 tàu chiến.

- Đêm 23/2/1861, Pháp tấn công Đại đồn Chí Hoà. Quân ta và Pháp đều thiệt hại nặng nhưng Pháp chiếm đc đồn.

- Pháp tiếp tục lấn tới, mở cuộc hành binh đẫm máu dọc sông Bảo Định, chiếm được Định tường (12/4), Biên Hòa (18/12/1861) và đến 23/3/1862, thành Vĩnh Long thất thủ.

- 25/6/1862, Pháp tuyên bố lập ra chế độ Soái Phủ ở Nam Kì (Gouverneur Amiral), đánh dấu bước mở đầu chế độ thuộc địa ở Nam kì.



Câu 2:

Lần I:

- Cuối năm 1872, lấy cớ vụ Đuy-puy. Hơn 200 quân Pháp do Gác - ni - e chỉ huy từ Gia Định kéo ra Bắc

- Sáng 20/11/1873, Pháp tấn công thành Hà Nội, hơn 7000 quân cố gắng cản giặc nhưng bị thất bại. Trưa, thành mất. Nguyễn Tri Phương đã tự sát.

- Trong vòng chưa đầy 1 tháng, lần lượt Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định bị thất thủ.

- Ngày 21/12/1873, Pháp đánh ra Cầu Giấy thì bị quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ Đen do Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy phục kích. Gác-ni-e và nhiều sĩ quan, binh lính bị giết tại trận.

- Giữa lúc đó, Nhà Nguyễn lại kí hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874) với Pháp. Theo đó Pháp sẽ rút khỏi Bắc Kì còn lục tỉnh Nam Kì chính thức thuộc Pháp.

Lần II:

- 3/4/1882, Pháp đổ bộ lên hà Nội lần II.

- 25/4/1882, Pháp tấn công Hà Nội, quân ta anh dũng chống trả nhưng đến trưa thành mất. Hoàng Diệu tuẫn tiết.

- Sau đó, Pháp nhanh chóng tỏa ra chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kì.

- 19/5/1883, 500 quân Pháp kéo ra Cầu Giấy bị quân Cờ Đen và quân Hoàng Tá Viêm phục kích. Nhiều sĩ quan, binh lính Pháp bị giết.



Câu 3:

* Hiệp ước Nhâm Tuất:

- Thời gian: 5/6/1862

- Hoàn cảnh: sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kì: Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. Pháp yêu cầu triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất.

- Nội dung:

+ Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
+ Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
+ Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Thiên Chúa.
+ Bồi thường cho Pháp 1 khoản chiến phí ~ 288 vạn lạng bạc.
+ Pháp sẽ ''trả lại'' thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc dân chúng ngừng kháng chiến.

* Hiệp ước Giáp Tuất:

- Thời gian: 15/3/1874.

- Hoàn cảnh: năm 1867 Pháp chiếm xong các tỉnh miền Đông Nam Kì và đặt bộ máy cai trị lên đó. Năm 1873 pháp tấn công Bắc Kì lần I nhưng gặp phải sự chiến đấu bất khuất của nhân dân HN, đặc biệt là ngày 21/12/1873, chiến thắng Cầu Giấy ta giết được Giác - Ni - E (Francis Garnier ).
--> Pháp hoang mang, ngược lại triều đình lại sợ mất lòng người nên đã nhu nhược kí hiệp ước vào ngày 15/3/1874.

- Nội dung:
+ Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì
+ Triều Đình Huế chính thức thừa nhận lục tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp

* Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang):

- Thời gian: 25/8/1883

- Hoàn cảnh:

+ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp.
+ Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục đục, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An.
+ Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
+ Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883.

- Nội dung:

+ Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung Kì.
+ Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
+ 3 tỉnh Thanh - Nghệ - Tỉnh được sát nhập vào Bắc Kì.
+ Triều đình chỉ cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc phải thông qua Pháp ở Huế.
+ Công sứ Pháp ở Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những việc của triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
+ Mọi việc đối ngoại với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
+ Triều Đình phải rút quân ở Bắc Kì về Trung Kì.

* Hiệp ước Patonot:

- Thời gian: 6/6/1884.

- Hoàn cảnh:

+ Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
+ Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884.

- Nội dung:

+ Tương tự hiệp ước Hác - Măng (1883)
+ Sửa đổi đôi chút ranh giới khu vực Trung Kì.
 
N

nhocksoc

Câu 1:

Chiến sự ở Đà Nẵng:


- Ngày 31/8/1858, tàu chiến của liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận tại cửa biển Đà Nẵng. Kế hoạch của Pháp là ''đánh nhanh, thắng nhanh'', nhanh chóng chiếm được Đà Nẵng làm bàn đạp để kéo quân chiếm Huế, kết thúc chiến tranh.

- Ngày 1/9/1858, Liên quân bắn đại bác lên đôn Điện Hải, An Hải trong suốt ngày đó. Sau cuộc pháo kích, liên quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.

- Mấy lần liên quân tìm cách đánh vào đều bị quan quân đánh bật lại và thiệt hại khá nặng. Sau 6 tháng chiến tranh, chúng hầu như đều dậm chân tại chỗ.

- Tháng 2/1859, Pháp rút quân kéo khỏi Đà Nẵng và đem quân vào Gia Định.

Chiến sự ở Gia Định:

- Sáng ngày 17/2/1859, Pháp tấn công thành Gia Định và khoảng 10h cùng ngày thì Gia Định thất thủ.

- Tháng 2/1861, Pháp được tăng viện lên 4000 quân và 70 tàu chiến.

- Đêm 23/2/1861, Pháp tấn công Đại đồn Chí Hoà. Quân ta và Pháp đều thiệt hại nặng nhưng Pháp chiếm đc đồn.

- Pháp tiếp tục lấn tới, mở cuộc hành binh đẫm máu dọc sông Bảo Định, chiếm được Định tường (12/4), Biên Hòa (18/12/1861) và đến 23/3/1862, thành Vĩnh Long thất thủ.

- 25/6/1862, Pháp tuyên bố lập ra chế độ Soái Phủ ở Nam Kì (Gouverneur Amiral), đánh dấu bước mở đầu chế độ thuộc địa ở Nam kì.



Câu 2:

Lần I:

- Cuối năm 1872, lấy cớ vụ Đuy-puy. Hơn 200 quân Pháp do Gác - ni - e chỉ huy từ Gia Định kéo ra Bắc

- Sáng 20/11/1873, Pháp tấn công thành Hà Nội, hơn 7000 quân cố gắng cản giặc nhưng bị thất bại. Trưa, thành mất. Nguyễn Tri Phương đã tự sát.

- Trong vòng chưa đầy 1 tháng, lần lượt Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định bị thất thủ.

- Ngày 21/12/1873, Pháp đánh ra Cầu Giấy thì bị quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ Đen do Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy phục kích. Gác-ni-e và nhiều sĩ quan, binh lính bị giết tại trận.

- Giữa lúc đó, Nhà Nguyễn lại kí hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874) với Pháp. Theo đó Pháp sẽ rút khỏi Bắc Kì còn lục tỉnh Nam Kì chính thức thuộc Pháp.

Lần II:

- 3/4/1882, Pháp đổ bộ lên hà Nội lần II.

- 25/4/1882, Pháp tấn công Hà Nội, quân ta anh dũng chống trả nhưng đến trưa thành mất. Hoàng Diệu tuẫn tiết.

- Sau đó, Pháp nhanh chóng tỏa ra chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kì.

- 19/5/1883, 500 quân Pháp kéo ra Cầu Giấy bị quân Cờ Đen và quân Hoàng Tá Viêm phục kích. Nhiều sĩ quan, binh lính Pháp bị giết.



Câu 3:

* Hiệp ước Nhâm Tuất:

- Thời gian: 5/6/1862

- Hoàn cảnh: sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kì: Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. Pháp yêu cầu triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất.

- Nội dung:

+ Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
+ Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
+ Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Thiên Chúa.
+ Bồi thường cho Pháp 1 khoản chiến phí ~ 288 vạn lạng bạc.
+ Pháp sẽ ''trả lại'' thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc dân chúng ngừng kháng chiến.

* Hiệp ước Giáp Tuất:

- Thời gian: 15/3/1874.

- Hoàn cảnh: năm 1867 Pháp chiếm xong các tỉnh miền Đông Nam Kì và đặt bộ máy cai trị lên đó. Năm 1873 pháp tấn công Bắc Kì lần I nhưng gặp phải sự chiến đấu bất khuất của nhân dân HN, đặc biệt là ngày 21/12/1873, chiến thắng Cầu Giấy ta giết được Giác - Ni - E (Francis Garnier ).
--> Pháp hoang mang, ngược lại triều đình lại sợ mất lòng người nên đã nhu nhược kí hiệp ước vào ngày 15/3/1874.

- Nội dung:
+ Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì
+ Triều Đình Huế chính thức thừa nhận lục tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp

* Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang):

- Thời gian: 25/8/1883

- Hoàn cảnh:

+ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp.
+ Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục đục, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An.
+ Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
+ Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883.

- Nội dung:

+ Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung Kì.
+ Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
+ 3 tỉnh Thanh - Nghệ - Tỉnh được sát nhập vào Bắc Kì.
+ Triều đình chỉ cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc phải thông qua Pháp ở Huế.
+ Công sứ Pháp ở Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những việc của triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
+ Mọi việc đối ngoại với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
+ Triều Đình phải rút quân ở Bắc Kì về Trung Kì.

* Hiệp ước Patonot:

- Thời gian: 6/6/1884.

- Hoàn cảnh:

+ Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
+ Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884.

- Nội dung:

+ Tương tự hiệp ước Hác - Măng (1883)
+ Sửa đổi đôi chút ranh giới khu vực Trung Kì.
Sao mà của bạn dài như của cô mình ghi@@
Tóm tắt lại giùm mình đc k
mình có ghi nè
đc thì pm yahoo: l_thanhloc
Very Thanks
 
Top Bottom