Sử 9 Chiến lược chiến tranh ở Việt Nam

Phạm Quốc Tuấn

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng chín 2017
17
1
6
15
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, 4 chiến lược chiến tranh ở việt nam: Chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh và đông dương hóa chiến tranh
- hoàn cảnh?
- Nội dung?
- Thực hiện?
- Ta đã làm gì để chống lại chiến lược này?
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Nội dungChiến lược chiến tranh đặc biệtchiến tranh cục bộViệt Nam hóa chiến tranh và đông dương hóa chiến tranh
Hoàn cảnhCuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện Chiến lược chiến tranh đặc biệt+ Sau thất bại của "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ đẩy mạnh chiến tranh, chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ"Sau thất bại của "Chiến tranh cục bộ", Mĩ tiếp tục thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, chuyển sang Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" & mở rộng chiến tranh ra toàn Đông dương với chiến lược "Đông".
Quy môChủ yếu ở miền nam Việt NamMở rộng ra cả hai miền Nam - BắcDiễn ra toàn Đông Dương
Lực lượngtiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống "cố vấnquân Mĩ, quân đội 1 số nước đồng minh Mĩ và quân đội Sài GònDiễn ra chủ yếu bằng lực lượng quân đội Sài Gòn
Âm mưu"Dùng người Việt đánh người Việt"Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta, cố dành lại thế chủ động trên chiến trường..."Dùng người Việt đánh người Việt" và "Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương"
Thủ đoạn + Đề ra kế hoạch Mtalay - Taylo bình định miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng
+ Tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm, lập "ấp chiến lược", sử dụng các chiến thuật mới như "trực thăng vận", "Thiết xa vận"
+ Mở cuộc hành quân "Tìm diệt" vào căn cứ của Quân giải phóng ở Vạn Tường
+ Mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô
+ Mĩ và quân Đồng Minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, đồng thời là tăng lực lượng quân Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu người Việt.
+ Mĩ dùng các thủ đoạn như: lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với kháng chiến của nhân dân ta
Hành động của quân ta
  • Về Quân sự:
+ 1961 - 1962, Quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, tiêu diệt nhiều bốt lẻ...
+ 2/1/1963, quân ta dành thắng lợi mở đầu vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho)
  • Về chính trị: Có những bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ phật giáo, "đội quân tóc dài" chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm.
  • Đấu tranh phá ấp chiến lược:
+ Cuộc đấu tranh và "ấp chiến lược" diễn ra gay go, quyết liệt giữa ta và địch, có hàng chục triệu người tham gia...
+ Cuối 1964, địch chỉ còn kiểm soát được 3300 ấp (khoảng 1/5 số ấp dự kiến) và tới tháng 6/1965 đã giảm xuống mức thấp nhất. "Ấp chiến lược" - xương sống của chiến tranh đặc biệt - đã bị phá sản về cơ bản.

  • Về Quân sự:
+ Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" bằng sức mạnh của cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương với ý chí quyết chiến thắng giặc Mĩ xâm lược.
+ Vạn Tường mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt trên khắp Miền Nam.
+ TRong hai trận mùa khô (Đông Xuân 1965 - 1966 và Đông Xuân 1966 - 1967) quân ta đã dành được những thắng lợi nhất định
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mẫu thân 1968 dù có những tổn thất và hạn chế nhưng đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải thừa nhận thất bại của "Chiến tranh cục bộ", chấm dứt điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc...
  • Về chính trị: Tại thành thị, công nhân, các tầng lớp lao động khác, học sinh, sinh viên... đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ...
  • Đấu tranh phá ấp chiến lược: + Quân chúng được sự hộ trợ của lực lượng vũ trang đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng "ấp chiến lược"
  • Về Quân sự:
+ Từ 30/4 đến 30/6/1970 quân đội Việt nam có sự phối hợp của quân đội Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của quân Mĩ và quân Sài Gòn
+ Từ 12/2 đến 23/3/1971, quân đội Việt nam có sự phối hợp của quân đội Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên "lam Sơn - 719" của quân Mĩ và quân Sài Gòn
+ Cuộc tiến công chiến lược năm 1972
  • Về chính trị: Phong trào học sinh, sinh viên phát triển rầm rộ đã thu hút đông đảo giới trẻ tham gia
  • Đấu tranh phá ấp chiến lược: Tại các vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi, ven đô thị đều có phong trào của quần chúng nổi dậy chống Bình định, phá "ấp chiến lược"
[TBODY] [/TBODY]
 
Top Bottom