Về vấn đề so sánh chiến dịch Việt Bắc và chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 như sau:
1. Hoàn cảnh:
Chiến dịch Việt Bắc: do Pháp mở. Sau khi chiếm được các đô thị, trục đường giao thông chính nhưng Pháp không tiêu diệt được cơ quan đầu não kháng chiến của ta, kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh” cũng không thể thực hiện được. Pháp buộc phải kéo dài và mở rộng chiến tranh bằng việc mở một cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc.
Chiến dịch biên giới thu đông: Do ta chủ động mở. Thất bại trong chiến dịch Việt Bắc làm phá sản hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Ta có thêm điều kiện để chủ động mở chiến dịch mới nhằm giành thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ.
2. Diễn biến"
a. Chiến dịch Việt Bắc:
- Đường quốc lộ số 3, bộ đội và du kích của ta đã bao vây quân địch nhảy dù xuống Việt Bắc như Bắc Cạn, chợ Đồn, tập kích các vị trí như chợ Rã, Bạch Thông, Ngân Sơn…với 20 trận phục kích lớn nhỏ khiến cho bọn địch không thể phát huy được tác dụng.
- Trên đường thủy: bộ đội ta đánh hàng chục trận lớn nhỏ điển hình là chiến thắng Khoan Bộ - Đoan Hùng, trận Khe Lau.
- Ngoài ra, trên đường bộ dọc theo quốc lộ số 4 bộ đội và du kích của ta đã phục kích đánh nhiều trận điển hình là trận phục kích trên đèo bông Lau. Ngày 30/10/1947, tiêu diệt 27 xe cơ giới, diệt và bắt 240 tên địch. Đường quốc lộ số 4 trở thành con đường chết của Pháp. Như vậy, cả hai gọng kìm đều bị bẻ gẫy.
- Phối hợp với chiến dịch Việt Bắc, trong thu đông năm 1947 quân và dân cả nước đã anh dũng chiến dấu.
- Đến ngày 19/12/1947, Pháp rút khỏi Việt Bắc, chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp đã bị thất bại.
b. Chiến dịch biên giới:
• Ngày 16/9/1950, ta nổ súng đánh cụm cứ điểm Đông Khê và làm chủ được Đông Khê đẩy địch vào tình thế nguy khốn.
• Quân Pháp ở Cao Bằng buộc phải rút lui theo đường số 4 được thực hiện theo kế hoạch “ hành quân kép”:
-Cho quân lên đánh thị xã Thái Nguyên để thu hút hỏa lực của ta về phía đó đồng thời đỡ đòn cho địch ở mặt trận Biên giới.
-Cho quân từ Thất Khê lên đón và yểm trợ cho quân từ Cao Bằng rút về.
• Ta đã đoán được kế hoạch của địch nên kiên trì mai phục để tiêu diệt địch.Từ mùng 1 đến 8 /10/1950, ta đã đập tan kế hoạch rút quân của địch và cuộc tấn công của chúng lên Thái Nguyên. Ta đã tiêu diệt 7 tiểu đoàn và đánh tan một tiểu đoàn khác.
• Từ ngày mùng 10 - 22/10/1950, quân Pháp hốt hoảng và buộc phải rút khỏi các cứ điểm còn lại trên đường số 4 là Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Đình Lập, An Châu. Trên đường rút lui tiếp tục bị ta truy kích và tiêu diệt.
3. Kết quả:
a. Chiến dịch Việt Bắc:
- Sau 75 ngày đêm chiến đấu anh dũng, ta đã biến Việt Bắc thành mồ chôn giặc Pháp ta loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch, hạ 16 máy bay, 11 tàu chiến và ca nô, hàng trăm xe pháo, phá hủy rất nhiều vũ khí và quân trang quân dụng.
- Ta vẫn kiểm soát được vùng biên giới Cao – Bắc – Lạng, Trung ương Đảng, Chính phủ được bảo vệ an toàn, quân chủ lực được trưởng thành trong chiến đấu
b. Chiến dịch Biên giới:
• Tiêu diệt và bắt sống 8300 tên địch, thu trên 3000 tấn vũ khí cùng với phương tiện chiến tranh của địch.
• Khai thông biên giới Việt – Trung trên một đoạn dài 750km từ Đình Lập đến Cao Bằng sang Lào Cai với 75 vạn dân, giải phóng 4 thị xã quan trọng là Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, mở đường liên lạc quốc tế, chọc thủng hành lang Đông – Tây.
• Căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng và nối liền với quốc tế cũng như các địa phương khác trên cả nước.
4. Ý nghĩa:
a. Chiến dịch Việt Bắc:
- Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp, nó chứng tỏ ta có khả năng đẩy lùi được những cuộc hành binh lớn của địch.
- Chứng minh đường lối kháng chiến của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn đồng thời chứng tỏ được tính vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.
- Làm thất bại hoàn toàn chiến lược “ Đánh nhanh thắng nhanh”, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta tạo điều kiện đưa cuộc kháng chiến bước sang thời kì mới.
b. Chiến dịch Biên giới:
• Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp, là chiến dịch đầu tiên do ta chủ động mở và bắt đầu giành thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ.
• Là thất bại lớn của địch cả về quân sự và chính trị, địch bị đẩy lui vào thế phòng ngự bị động và càng thêm lúng túng về mọi mặt.
• Tạo thế và lực mới đưa cuộc kháng chiến của ta bước sang thời kì phản công cục bộ.
• Chứng tỏ sự trưởng thành về nhiều mặt của quân đội ta từ đánh du kích sang đánh tập trung quy mô lớn. Là bước nhảy vọt của ta về chiến thuật (chọn điểm tấn công kết hợp đánh đồn diệt viện và kết hợp công kiên với vận động chiến). Về chỉ đạo chiến tranh, về mặt huy động nhân tài vật lực cho một chiến dịch lớn.
• Thắng lợi của chiến dịch Biên giới có ý nghĩa chiến lược lớn đối với toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau chiến thắng Biên giới ta đã chủ động mở liên tiếp những cuộc phản công và tiến công giành thắng lợi trên khắp mặt trận quân sự và các mặt trận khác.
• Sau chiến thắng Biên giới, đã hình thành thế chiến tranh giữa ta và Pháp có sự thay đổi căn bản là quân ta liên tiếp giành thế chủ động đẩy địch ngày càng lún sâu vào thế bị động.
Chúc thành công!