- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Lời người soạn: bài này trích gần như toàn văn, có cả bài dịch (tóm lược) của các nhân chứng trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử
1. Đoạn phỏng vấn với cựu binh Pháp:
- PV: Các ông có công cụ gì để cắt các đường hầm của Việt Minh
- Ông Pierre Flamen (nguyên lính dù, tiểu đoàn dù số 6 DBP): không có cách nào cả. Việc lấp đường hào không có ích gì và không thể đối phó được (với hệ thống đường hào của tướng Giáp)
- PV: các ông nghĩ gì về hệ thống hào của Việt Minh ?
- Ông William Chilaroi (nguyên lính dù, tiểu đoàn dù số 8 DBP): hệ thống hào bóp nghẹt chúng tôi. Chiến lược của họ là vây và đánh với lực lượng tiếp viện. Chúng tôi chẳng còn thức ăn, chẳng còn vũ khí
- PV: hình ảnh gì về ĐBP mà ông còn nhớ nhất ?
- Ông Jacques Allaire (nguyên chỉ huy phân đội của tiểu đoàn dù số 6): điều mà chúng tôi nhớ nhất là lệnh dừng cuộc chiến, vì tất cả các ngọn đồi đều bị đánh sập và chúng tôi bị bao vây hoàn toàn. Tôi phải thừa nhận rằng, vị trí của những người trước mặt chúng tôi là không có gì để đo đếm được. Họ không muốn là thuộc địa nữa, vì chúng toi muốn chiếm lại Đông Dương
2. Hồi ức của cựu binh Pháp qua sách báo
a. Chuẩn bị cho cuộc chiến - chiến cuộc Đông xuân 1953 - 1954
- Theo hồi ức của Jean Pouget (trợ lý của Navarre) thì: "tháng 5/1953, tôi đang đóng quân ở Tây Đức thì được bổ nhiệm là sĩ quan tùy tùng của Navarre. Tướng Navarre nói với tôi: "Số của mình thật nhiều chuyện bất ngờ.... mình tưởng đã yên vị ở khối NATO.... thế mà đùng một cái lại được chọn là Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Thật không thể tưởng tượng nổi... phải cầm quân ở nơi nỏng bỏng này... có lẽ là đến 90% mình sẽ ngã gục ở đó mất" (...) Đông Dương không còn là vấn đề thuộc địa nữa... không phải là để thiết lập chủ quyền của Pháp ở nơi này... Chúng ta đã sa lầy suốt 6 năm ở Đông Dương; chúng ta phải tìm một giải pháp tháo gỡ trong danh dự"
Pouget viết tiếp vế chiến dịch Đông xuân 1953 - 1954: "tháng 8 và tháng 9/1953, mưa rơi trên toàn cõi Đông Dương; hai tháng mùa mưa là mùa chuẩn bị cho những chiến dịch lớn (...). Trong khi những trận mưa rào giảm dần, nhưng cơn sốt chiến trận của con người lại tăng lên. Những người chỉ huy ở cả hai phía đang chuẩn bị".
b. Diễn biến cuộc chiến
- về chọn lựa vị trí tác chiến, Pouget ghi lại: "tới giữa tháng 9, hầu hết các tin tình báo đều khẳng định mục tiêu chính của Việt Minh sẽ là vùng đồng bằng Bắc Kỳ"
- Khi Trung ương Đảng chọn cách đánh là phân tán lực lượng giặc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hồi ức lại: "Bác Hồ cho một ý kiến lớn. Bác nói là địch đang tập trung lực lượng lại. Bác nắm tay và bảo: "Không sợ. Chỉ cần buộc nó phân tán ra (Bác xòe tay ra)". Và ta phải đánh từng cánh".
- Tháng 12/1953, sư đoàn 316 của ta tiến công và giải phóng Lai Châu. Trong sách "Thời điểm của những sự thật", Navarre viết: "chúng tôi biết tin sư đoàn 316 tiến lên Lai Châu và sang Trung Lào. Không thể để đối phương vượt trước. Cần lập tập đoàn cứ điểm để chặn đánh đối phương. Điểm duy nhất thích hợp chính là Điện Biên Phủ".
- 20/11/1953, Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Navarre viết tiếp: "Muốn đánh Điện Biên Phủ, Việt Minh chỉ có thể vận chuyển tiếp tế bằng dân công mang vác. Do vận chuyển khó khăn, Việt Minh không thể sử dụng vũ khí hạng nặng trên chiến trường miền núi với số lượng lớn".
=> Đáp lại Navarre, tướng Võ Nguyên Giáp nói (dịch từ tiếng Pháp): "thực sự là bọn họ có lý với sức mạnh đó. Nhưng họ không thể nào lường trước được sức mạnh của cả một dân tộc; mà dân tộc ấy sẽ hi sinh tất cả dể có được nền độc lập".
- Cựu binh Flamen hồi ức lại: "Tôi chiến đấu ở Việt Nam được năm năm. Và tôi đã nhảy dù xuống Điện Biên Phủ hai lần. Tôi được biết là Việt Minh đang cho chiến dịch hướng lên các đồng bằng. Pháp nhận định rằng, phương án ấy mạo hiểm nên chúng tôi phải hủy bỏ. Đó là không đánh giáp lá cà theo kiểu thông thường. Việt Minh nhận thức, khi muốn tiến chiếm mục tiêu thì họ phải đào hào. Đó là lượng công việc khổng lồ, cần rất nhiều sức người. Nhưng các đường hào này lại có một thế mạnh rất lớn".
- Theo ông Chilaroi: "hệ thống đường hào đã bao vây chúng tôi trong một lòng chảo. Chiến lược của họ là cắt đường tiếp tế, và chúng tôi phải ở vào thế cùng cực. Sức mạnh của Việt Minh là ở tư tưởng, sự kiên nhẫn, kiên trì trong công việc đào đường hào. Đó là một công việc mang tính tác động tâm lý, vì thế chúng tôi đã phục từng ngày đối mặt".
- Theo hồi ức của đại tá Nguyễn Hữu Tài (nguyên chính ủy trung đoàn 209, đại đoàn 312) về quyết định "đánh chắc tiến chắc" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "khi chúng tôi dự hội nghị để phát huy kết quả chiến thắng, thư của Đại tướng và thư của Bác Hồ... hằng ngày, có tác dụng động viên anh em thật, và giữ được quyết tâm ".
Để "đánh chắc tiến chắc" thì có ba bước: (1) đưa pháo vào trận địa vững chắc; (2) đào hào để bao vây, chặn tiếp tế của địch; (3) tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch (lời của tướng Giáp)
- Theo hồi ức của Thượng úy Phạm Bá Miều (nguyên chiến sĩ trung đoàn 174, đại đoàn 316): "đánh ở ngoài vào thì đội xuống (hầm) kiên cố lắm, nên chúng ta phải làm thô sơ"
- Hồi ức của nguyên chiến sĩ Nguyễn Hữu Chấp (trung đoàn 141, đại đoàn 312): "tiến đến đâu thì giao thông hào đến đấy; không thì hi sinh hết. Mỗi ngày rải quân ra đào hàng trăm mét, trong khi đó pháo binh của ta phải sẵn sàng bắn vào pháo binh của địch".
- Hồi ức của Thiếu tướng Trần Giang, nguyên chính trị viên tiểu đoàn 84, trung đoàn 306 và tiểu đoàn 308: "trong khi đó pháo binh của ta phải sẵn sàng bắn vào pháo binh địch. Các hỏa lực của ta bắn vào máy bay, phải bảo vệ cho mình thì dưới này mới làm được"
c. Đường đi của pháo trong chiến thuật "đánh chắc tiến chắc" (đường đi của 24 khẩu pháo vào trận địa):
- Theo Navarre: Việt Minh đã xây dựng một hệ thống đường cho pháo. Các trận địa pháo mặt đất và pháo phòng không. Những trận địa này ngụy trang khéo đến mức chúng tôi khó phát hiện. Pháo của họ được bố trí theo cách thông thường: từng khẩu riêng rẽ được đặt ở vị trí có thể quan sát tốt mục tiêu. Pháo lại được đặt trong hầm và bắn qua lỗ châu mai" (trích sách "Thời điểm của những sự thật" của Navarre). Navarre cũng nói thêm, Việt Minh được trang bị hàng nghìn loại đạn 105, 5.000 viên đạn 75, 15.000 loại đạn 37 phòng không. Theo ước lượng của Bộ tham mưu Pháp tại Hà Nội, khả năng đạn pháo của Việt Minh có thể đảm bảo cho một trận chiến dài độ 5 - 6 ngày, bao gồm đánh 2 đến 3 cứ điểm. Chúng tôi cũng biết là Trung Quốc còn viện trợ sang nhiều nữa
- Theo cựu Trung tá Nguyễn Đức Tình (pháo binh 806, trung đoàn 45, Đại đoàn 351): "Các công sự pháo đều có nắp đậy. Dày 3 mét, có lát gỗ to.Có khóa(chiều cao) 20 đến 80, ép sát rồi dùng nứa, cây rừng và đất đổ lên ".
- Theo ông Tony Atkinson (nhà nghiên cứu lịch sử Australia): Tôi hiểu được chiến thuật của cả hai bên. Toi muốn tự mình tìm thấy những địa điểm lịch sử của cuộc chiến (...) Một cố gắng ấn tượng (khi tác giả theo đường núi). Pháo hạng nặng thì rất nặng, nhưng Việt Minh ẩn dật khiến quân Pháp khó mà tìm ra. Những cố gắng này của Việt Minh thiệt là không thể tin được"
Khi được hỏi về vị trí của cao điểm Him Lam, ông Atkinson bình luận: "Vị trí cao rất quan trọng, vì nó đảm bảo sự kiểm soát đường băng sân bay. Người Pháp biết rằng, cư điểm Độc Lập sẽ bao phủ phần phía bắc của đường băng; phần phía Đông Bắc và Tây Bắc là những cứ điểm mạnh và có vai trò quan trọng. Tôi nghĩ cả hai bên Pháp và Việt Minh đều hiểu những điều tương tự. Đây là vị trí quan trọng và cần chiếm giữ. Vì hàng không là phương tiện vận chuyển duy nhất của Pháp, tôi thấy rằng đây là nơi thật sự hợp lý để Việt Minh bắt đầu".
- Theo nhà nghiên cứu Pháp Ivan Cadeau: Về hệ thống hầm hào của Việt Minh ở Điện Biên Phủ, người Pháp đã theo dõi rất kỹ và rất rõ. Họ biết chính xác cách bố trí lực lượng (của quân ta) qua tình báo, điện đài và các bức ảnh từ không trung. Hệ thống hầm hào quá rõ qua bức ảnh, luôn cập nhật sự phát triển của hệ thống hầm hào... để họ dự đoán ngày nào sẽ tấn công".
e. Quân ta tấn công Him Lam (13/3/1954)
- Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Pháp ghi nhận:
"ngày 13/3 lúc 13 giờ đến 15 giờ tại cứ điểm Him Lam. Đầu của các đường hào đã ở cách hàng rào dây thép gai 50 mét. Một vị trí tập kết đã được tổ chức ở khoảng cách 200 mét về Him Lam. Nhiều đường hào nhánh chạy song song xung quanh cứ điểm.... những quan sát trên phù hợp với nhận định của chúng tôi về chiến thuật của Việt Minh như sau:
- Đào các đường hào đến gần hàng rào dây thép gai
- Khi đường hào đã tiếp cận, tạo cửa mở và dùng chất nổ phá cửa rào
- Tấn công ồ ạt và chiếm cứ điểm".
Cadeau nói thêm: "khi biết đường hào sẽ đến đâu, vị trí nào sẽ bị tấn công và dự đoán chiến thuật sắp tới. Nhưng sức mạnh của Việt Minh là không thể lường trước được. Điểm yếu của quân Pháp là họ không thể đến gần và lấp hào lại."
- Theo nguyên Đại tá Nguyễn Hữu Tài: "khi lực lương ta ồ ạt tấn công cứ điểm Him Lam; tất cả các khẩu pháo, súng cối và tiểu liên bắn liên tiếp, bộ binh xung kích mới bắt đầu xuất kích (...) Đây là một sự kiện đặc biệt phải nói chưa từng có của quân đội ta. Chỉ có ở Điện Biên Phủ mới có chuyện đó " (...). (nghe bài hát) lúc xung phong thì không nghĩ đến cái chết. Chỉ nghĩ đến làm cách nào tiêu diệt quân địch"
- Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Phúc: "Ngày hội mở màn chiến dịch thật cảm động. Khi tôi mở đàn hát, thấy loáng thoán có anh đã khóc vì xúc động".
- Ông Flamen: "Mục tiêu các đường hào của Việt Minh là tiến tới gần nhất các cứ điểm và đường dây thép gai đang được bảo vệ. Họ có thể sử dụng những ống dài bằng tre, có thuốc nổ bên trong. Tôi thật lạ, họ để các ống tre đó vào các dây thép gai, giật ngòi nổ để cắt đứt các dây thép gai, thế là họ tiến vào. Họ đã ở trong cứ điểm của chúng tôi. Thế nên các đường hào cho phép họ tấn công chúng tôi trong điều kiện tốt "
- Thiếu tá Hoàng Minh Châu (nguyên chiến sĩ bộc phá trung đoàn 142, đại đoàn 312): "Thuốc nổ mở hàng rào để cho bộ binh tiến vào. Ống thuốc nổ dài 2 mét, nếu không cẩn thận và bình tĩnh, ngòi không nổ sẽ rất nguy hiểm"
- Đại tá Bạch Ngọc Giáp: "13 giờ 15 ngày 13 (tháng 3/1954), tôi được lệnh phải chiếm lĩnh nhanh và chiếm cận hào, quan sát thật kỹ để nhắm đạn vào (mục tiêu). Bắn vào thì mục đích là uy hiếp bọn địch, (tôi) được lệnh bắn thẳng vào thành. Chỉ huy trưởng và chỉ huy phó bị thương vong"
- Bức điện mật (ngày 13/3 đến 8/4/1954; hồ sơ ghi BP/14) của GONO ghi chi tiết: 2 giờ sáng ngày 14/3, không còn liên lạc với Him Lam từ 0 giờ 15 phút. Theo dõi tiếng động bên trong hệ thống cứ điểm cho thấy Việt Minh đã chiếm hoàn toàn. Trung tá chỉ huy Gaucher đã tử trận"
- Ông Allaire nói thêm: "khi chỉ huy bị tử trận, các binh lính sẽ trở nên sợ hãi; vì vậy cứ điểm Him Lam nhanh chóng bị sụp đổ"
- Thiếu tướng Trần Giang: "Ngày 14.3 ấy, sau đồi Him Lam đến đồi Độc lập. Ta triển khai quân ra, đào công sự, áp sát và phối hợp với pháo binh tiêu diệt đồi Đôc lập.
- Đại tá Nguyễn Trấn (nguyên chiến sĩ cao xạ, trung đoàn 367, đại đoàn 351): "2 giờ 14 phút, lực lượng ta đã tiến công đồi Độc lập. Máy bay, pháo binh của nó cũng đánh dồn dập. Các trận địa, tuyến chiến hào của bộ binh, pháo binh, pháo cao xạ vào trận đánh. Nhiệm vụ đặt ra phải yểm trợ, hiệp đồng các binh chủng (...). Do pháo cao xạ quá bất ngờ, các máy bay và pháo binh Pháp đều không phát huy hiệu quả"
- Bức điện mật của Pháp ghi: ngày 15/3/1954, chúng tôi chỉ còn kiểm soát một nửa cứ điểm Đôc lập. Tập đoàn yêu cầu tăng viện."
- Navarre viết: "Việc thất thủ hai cụm cứ điểm vòng ngoài đã gây những hậu quả nghiêm trọng. Có những biểu hiện hoang mang dao động trong hàng ngũ chúng tôi. Đại tá chỉ huy pháo binh của tập đoàn đã không chịu đựng được sự nhục nhã đã tự vẫn".
- Trung tá Phạm Hồng Cư: "Sau khi quân ta tiêu diệt các cứ điểm Him Lam và Độc lập, cũng là được lệnh tiến công và bao vây Bản Kéo. (ta) đề nghị cho một cán bộ địch vận, biết tiếng Thái ra bắt loa vận động tiểu đoàn Thái ở khu vực Mường Thanh: "Hãy trở về với bố mẹ, trở về với bản làng, đừng có chết thay cho người Pháp"
1. Đoạn phỏng vấn với cựu binh Pháp:
- PV: Các ông có công cụ gì để cắt các đường hầm của Việt Minh
- Ông Pierre Flamen (nguyên lính dù, tiểu đoàn dù số 6 DBP): không có cách nào cả. Việc lấp đường hào không có ích gì và không thể đối phó được (với hệ thống đường hào của tướng Giáp)
- PV: các ông nghĩ gì về hệ thống hào của Việt Minh ?
- Ông William Chilaroi (nguyên lính dù, tiểu đoàn dù số 8 DBP): hệ thống hào bóp nghẹt chúng tôi. Chiến lược của họ là vây và đánh với lực lượng tiếp viện. Chúng tôi chẳng còn thức ăn, chẳng còn vũ khí
- PV: hình ảnh gì về ĐBP mà ông còn nhớ nhất ?
- Ông Jacques Allaire (nguyên chỉ huy phân đội của tiểu đoàn dù số 6): điều mà chúng tôi nhớ nhất là lệnh dừng cuộc chiến, vì tất cả các ngọn đồi đều bị đánh sập và chúng tôi bị bao vây hoàn toàn. Tôi phải thừa nhận rằng, vị trí của những người trước mặt chúng tôi là không có gì để đo đếm được. Họ không muốn là thuộc địa nữa, vì chúng toi muốn chiếm lại Đông Dương
2. Hồi ức của cựu binh Pháp qua sách báo
a. Chuẩn bị cho cuộc chiến - chiến cuộc Đông xuân 1953 - 1954
- Theo hồi ức của Jean Pouget (trợ lý của Navarre) thì: "tháng 5/1953, tôi đang đóng quân ở Tây Đức thì được bổ nhiệm là sĩ quan tùy tùng của Navarre. Tướng Navarre nói với tôi: "Số của mình thật nhiều chuyện bất ngờ.... mình tưởng đã yên vị ở khối NATO.... thế mà đùng một cái lại được chọn là Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Thật không thể tưởng tượng nổi... phải cầm quân ở nơi nỏng bỏng này... có lẽ là đến 90% mình sẽ ngã gục ở đó mất" (...) Đông Dương không còn là vấn đề thuộc địa nữa... không phải là để thiết lập chủ quyền của Pháp ở nơi này... Chúng ta đã sa lầy suốt 6 năm ở Đông Dương; chúng ta phải tìm một giải pháp tháo gỡ trong danh dự"
Pouget viết tiếp vế chiến dịch Đông xuân 1953 - 1954: "tháng 8 và tháng 9/1953, mưa rơi trên toàn cõi Đông Dương; hai tháng mùa mưa là mùa chuẩn bị cho những chiến dịch lớn (...). Trong khi những trận mưa rào giảm dần, nhưng cơn sốt chiến trận của con người lại tăng lên. Những người chỉ huy ở cả hai phía đang chuẩn bị".
b. Diễn biến cuộc chiến
- về chọn lựa vị trí tác chiến, Pouget ghi lại: "tới giữa tháng 9, hầu hết các tin tình báo đều khẳng định mục tiêu chính của Việt Minh sẽ là vùng đồng bằng Bắc Kỳ"
- Khi Trung ương Đảng chọn cách đánh là phân tán lực lượng giặc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hồi ức lại: "Bác Hồ cho một ý kiến lớn. Bác nói là địch đang tập trung lực lượng lại. Bác nắm tay và bảo: "Không sợ. Chỉ cần buộc nó phân tán ra (Bác xòe tay ra)". Và ta phải đánh từng cánh".
- Tháng 12/1953, sư đoàn 316 của ta tiến công và giải phóng Lai Châu. Trong sách "Thời điểm của những sự thật", Navarre viết: "chúng tôi biết tin sư đoàn 316 tiến lên Lai Châu và sang Trung Lào. Không thể để đối phương vượt trước. Cần lập tập đoàn cứ điểm để chặn đánh đối phương. Điểm duy nhất thích hợp chính là Điện Biên Phủ".
- 20/11/1953, Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Navarre viết tiếp: "Muốn đánh Điện Biên Phủ, Việt Minh chỉ có thể vận chuyển tiếp tế bằng dân công mang vác. Do vận chuyển khó khăn, Việt Minh không thể sử dụng vũ khí hạng nặng trên chiến trường miền núi với số lượng lớn".
=> Đáp lại Navarre, tướng Võ Nguyên Giáp nói (dịch từ tiếng Pháp): "thực sự là bọn họ có lý với sức mạnh đó. Nhưng họ không thể nào lường trước được sức mạnh của cả một dân tộc; mà dân tộc ấy sẽ hi sinh tất cả dể có được nền độc lập".
- Cựu binh Flamen hồi ức lại: "Tôi chiến đấu ở Việt Nam được năm năm. Và tôi đã nhảy dù xuống Điện Biên Phủ hai lần. Tôi được biết là Việt Minh đang cho chiến dịch hướng lên các đồng bằng. Pháp nhận định rằng, phương án ấy mạo hiểm nên chúng tôi phải hủy bỏ. Đó là không đánh giáp lá cà theo kiểu thông thường. Việt Minh nhận thức, khi muốn tiến chiếm mục tiêu thì họ phải đào hào. Đó là lượng công việc khổng lồ, cần rất nhiều sức người. Nhưng các đường hào này lại có một thế mạnh rất lớn".
- Theo ông Chilaroi: "hệ thống đường hào đã bao vây chúng tôi trong một lòng chảo. Chiến lược của họ là cắt đường tiếp tế, và chúng tôi phải ở vào thế cùng cực. Sức mạnh của Việt Minh là ở tư tưởng, sự kiên nhẫn, kiên trì trong công việc đào đường hào. Đó là một công việc mang tính tác động tâm lý, vì thế chúng tôi đã phục từng ngày đối mặt".
- Theo hồi ức của đại tá Nguyễn Hữu Tài (nguyên chính ủy trung đoàn 209, đại đoàn 312) về quyết định "đánh chắc tiến chắc" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "khi chúng tôi dự hội nghị để phát huy kết quả chiến thắng, thư của Đại tướng và thư của Bác Hồ... hằng ngày, có tác dụng động viên anh em thật, và giữ được quyết tâm ".
Để "đánh chắc tiến chắc" thì có ba bước: (1) đưa pháo vào trận địa vững chắc; (2) đào hào để bao vây, chặn tiếp tế của địch; (3) tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch (lời của tướng Giáp)
- Theo hồi ức của Thượng úy Phạm Bá Miều (nguyên chiến sĩ trung đoàn 174, đại đoàn 316): "đánh ở ngoài vào thì đội xuống (hầm) kiên cố lắm, nên chúng ta phải làm thô sơ"
- Hồi ức của nguyên chiến sĩ Nguyễn Hữu Chấp (trung đoàn 141, đại đoàn 312): "tiến đến đâu thì giao thông hào đến đấy; không thì hi sinh hết. Mỗi ngày rải quân ra đào hàng trăm mét, trong khi đó pháo binh của ta phải sẵn sàng bắn vào pháo binh của địch".
- Hồi ức của Thiếu tướng Trần Giang, nguyên chính trị viên tiểu đoàn 84, trung đoàn 306 và tiểu đoàn 308: "trong khi đó pháo binh của ta phải sẵn sàng bắn vào pháo binh địch. Các hỏa lực của ta bắn vào máy bay, phải bảo vệ cho mình thì dưới này mới làm được"
c. Đường đi của pháo trong chiến thuật "đánh chắc tiến chắc" (đường đi của 24 khẩu pháo vào trận địa):
- Theo Navarre: Việt Minh đã xây dựng một hệ thống đường cho pháo. Các trận địa pháo mặt đất và pháo phòng không. Những trận địa này ngụy trang khéo đến mức chúng tôi khó phát hiện. Pháo của họ được bố trí theo cách thông thường: từng khẩu riêng rẽ được đặt ở vị trí có thể quan sát tốt mục tiêu. Pháo lại được đặt trong hầm và bắn qua lỗ châu mai" (trích sách "Thời điểm của những sự thật" của Navarre). Navarre cũng nói thêm, Việt Minh được trang bị hàng nghìn loại đạn 105, 5.000 viên đạn 75, 15.000 loại đạn 37 phòng không. Theo ước lượng của Bộ tham mưu Pháp tại Hà Nội, khả năng đạn pháo của Việt Minh có thể đảm bảo cho một trận chiến dài độ 5 - 6 ngày, bao gồm đánh 2 đến 3 cứ điểm. Chúng tôi cũng biết là Trung Quốc còn viện trợ sang nhiều nữa
- Theo cựu Trung tá Nguyễn Đức Tình (pháo binh 806, trung đoàn 45, Đại đoàn 351): "Các công sự pháo đều có nắp đậy. Dày 3 mét, có lát gỗ to.Có khóa(chiều cao) 20 đến 80, ép sát rồi dùng nứa, cây rừng và đất đổ lên ".
- Theo ông Tony Atkinson (nhà nghiên cứu lịch sử Australia): Tôi hiểu được chiến thuật của cả hai bên. Toi muốn tự mình tìm thấy những địa điểm lịch sử của cuộc chiến (...) Một cố gắng ấn tượng (khi tác giả theo đường núi). Pháo hạng nặng thì rất nặng, nhưng Việt Minh ẩn dật khiến quân Pháp khó mà tìm ra. Những cố gắng này của Việt Minh thiệt là không thể tin được"
Khi được hỏi về vị trí của cao điểm Him Lam, ông Atkinson bình luận: "Vị trí cao rất quan trọng, vì nó đảm bảo sự kiểm soát đường băng sân bay. Người Pháp biết rằng, cư điểm Độc Lập sẽ bao phủ phần phía bắc của đường băng; phần phía Đông Bắc và Tây Bắc là những cứ điểm mạnh và có vai trò quan trọng. Tôi nghĩ cả hai bên Pháp và Việt Minh đều hiểu những điều tương tự. Đây là vị trí quan trọng và cần chiếm giữ. Vì hàng không là phương tiện vận chuyển duy nhất của Pháp, tôi thấy rằng đây là nơi thật sự hợp lý để Việt Minh bắt đầu".
- Theo nhà nghiên cứu Pháp Ivan Cadeau: Về hệ thống hầm hào của Việt Minh ở Điện Biên Phủ, người Pháp đã theo dõi rất kỹ và rất rõ. Họ biết chính xác cách bố trí lực lượng (của quân ta) qua tình báo, điện đài và các bức ảnh từ không trung. Hệ thống hầm hào quá rõ qua bức ảnh, luôn cập nhật sự phát triển của hệ thống hầm hào... để họ dự đoán ngày nào sẽ tấn công".
e. Quân ta tấn công Him Lam (13/3/1954)
- Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Pháp ghi nhận:
"ngày 13/3 lúc 13 giờ đến 15 giờ tại cứ điểm Him Lam. Đầu của các đường hào đã ở cách hàng rào dây thép gai 50 mét. Một vị trí tập kết đã được tổ chức ở khoảng cách 200 mét về Him Lam. Nhiều đường hào nhánh chạy song song xung quanh cứ điểm.... những quan sát trên phù hợp với nhận định của chúng tôi về chiến thuật của Việt Minh như sau:
- Đào các đường hào đến gần hàng rào dây thép gai
- Khi đường hào đã tiếp cận, tạo cửa mở và dùng chất nổ phá cửa rào
- Tấn công ồ ạt và chiếm cứ điểm".
Cadeau nói thêm: "khi biết đường hào sẽ đến đâu, vị trí nào sẽ bị tấn công và dự đoán chiến thuật sắp tới. Nhưng sức mạnh của Việt Minh là không thể lường trước được. Điểm yếu của quân Pháp là họ không thể đến gần và lấp hào lại."
- Theo nguyên Đại tá Nguyễn Hữu Tài: "khi lực lương ta ồ ạt tấn công cứ điểm Him Lam; tất cả các khẩu pháo, súng cối và tiểu liên bắn liên tiếp, bộ binh xung kích mới bắt đầu xuất kích (...) Đây là một sự kiện đặc biệt phải nói chưa từng có của quân đội ta. Chỉ có ở Điện Biên Phủ mới có chuyện đó " (...). (nghe bài hát) lúc xung phong thì không nghĩ đến cái chết. Chỉ nghĩ đến làm cách nào tiêu diệt quân địch"
- Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Phúc: "Ngày hội mở màn chiến dịch thật cảm động. Khi tôi mở đàn hát, thấy loáng thoán có anh đã khóc vì xúc động".
- Ông Flamen: "Mục tiêu các đường hào của Việt Minh là tiến tới gần nhất các cứ điểm và đường dây thép gai đang được bảo vệ. Họ có thể sử dụng những ống dài bằng tre, có thuốc nổ bên trong. Tôi thật lạ, họ để các ống tre đó vào các dây thép gai, giật ngòi nổ để cắt đứt các dây thép gai, thế là họ tiến vào. Họ đã ở trong cứ điểm của chúng tôi. Thế nên các đường hào cho phép họ tấn công chúng tôi trong điều kiện tốt "
- Thiếu tá Hoàng Minh Châu (nguyên chiến sĩ bộc phá trung đoàn 142, đại đoàn 312): "Thuốc nổ mở hàng rào để cho bộ binh tiến vào. Ống thuốc nổ dài 2 mét, nếu không cẩn thận và bình tĩnh, ngòi không nổ sẽ rất nguy hiểm"
- Đại tá Bạch Ngọc Giáp: "13 giờ 15 ngày 13 (tháng 3/1954), tôi được lệnh phải chiếm lĩnh nhanh và chiếm cận hào, quan sát thật kỹ để nhắm đạn vào (mục tiêu). Bắn vào thì mục đích là uy hiếp bọn địch, (tôi) được lệnh bắn thẳng vào thành. Chỉ huy trưởng và chỉ huy phó bị thương vong"
- Bức điện mật (ngày 13/3 đến 8/4/1954; hồ sơ ghi BP/14) của GONO ghi chi tiết: 2 giờ sáng ngày 14/3, không còn liên lạc với Him Lam từ 0 giờ 15 phút. Theo dõi tiếng động bên trong hệ thống cứ điểm cho thấy Việt Minh đã chiếm hoàn toàn. Trung tá chỉ huy Gaucher đã tử trận"
- Ông Allaire nói thêm: "khi chỉ huy bị tử trận, các binh lính sẽ trở nên sợ hãi; vì vậy cứ điểm Him Lam nhanh chóng bị sụp đổ"
- Thiếu tướng Trần Giang: "Ngày 14.3 ấy, sau đồi Him Lam đến đồi Độc lập. Ta triển khai quân ra, đào công sự, áp sát và phối hợp với pháo binh tiêu diệt đồi Đôc lập.
- Đại tá Nguyễn Trấn (nguyên chiến sĩ cao xạ, trung đoàn 367, đại đoàn 351): "2 giờ 14 phút, lực lượng ta đã tiến công đồi Độc lập. Máy bay, pháo binh của nó cũng đánh dồn dập. Các trận địa, tuyến chiến hào của bộ binh, pháo binh, pháo cao xạ vào trận đánh. Nhiệm vụ đặt ra phải yểm trợ, hiệp đồng các binh chủng (...). Do pháo cao xạ quá bất ngờ, các máy bay và pháo binh Pháp đều không phát huy hiệu quả"
- Bức điện mật của Pháp ghi: ngày 15/3/1954, chúng tôi chỉ còn kiểm soát một nửa cứ điểm Đôc lập. Tập đoàn yêu cầu tăng viện."
- Navarre viết: "Việc thất thủ hai cụm cứ điểm vòng ngoài đã gây những hậu quả nghiêm trọng. Có những biểu hiện hoang mang dao động trong hàng ngũ chúng tôi. Đại tá chỉ huy pháo binh của tập đoàn đã không chịu đựng được sự nhục nhã đã tự vẫn".
- Trung tá Phạm Hồng Cư: "Sau khi quân ta tiêu diệt các cứ điểm Him Lam và Độc lập, cũng là được lệnh tiến công và bao vây Bản Kéo. (ta) đề nghị cho một cán bộ địch vận, biết tiếng Thái ra bắt loa vận động tiểu đoàn Thái ở khu vực Mường Thanh: "Hãy trở về với bố mẹ, trở về với bản làng, đừng có chết thay cho người Pháp"
Last edited: