Sử Chiến dịch đáng cắp máy bay Liên Xô của đặc nhiệm Mỹ

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong cuộc xung đột Libya - Chad năm 1987 có một trực thăng tấn công Mi-25 “Hind-D” do Liên Xô sản xuất (là mô hình xuất khẩu của Mi-24) đã bị bỏ lại trong cuộc rút lui vội vã của quân đội Libya khỏi Ouadi Doum, cùng cả “kho báu” gồm nhiều phương tiện và thiết bị quân sự khác. Mi-25 “Hind-D” vốn là mối quan tâm lớn của Mỹ bởi đây là trực thăng tấn công nặng nhất trên Trái đất vào thời điểm đó. Nó cũng sở hữu những năng lực mà các phi công xạ thủ của Mỹ chỉ có thể mơ ước. Mi-25 được thiết kế là một máy bay tấn công vũ trang hạng nặng có thể mang theo tối đa 8 binh lính với đầy đủ vũ khí. Chiếc Hind-D có thể vận chuyển các đơn vị đặc nhiệm tới chiến trường và lưu lại ở đó thực hiện nhiệm vụ yểm trợ không quân hoặc thậm chí độc lập tác chiến.
Để thực hành vụ cướp một chiếc trực thăng nặng khoảng 8.000kg đơn vị đặc nhiệm đường không SOAR 160 đã phải sử dụng các biến thể đặc biệt của trực thăng CH-47 Chinook để tập luyện tại vùng sa mạc New Mexico, với điều kiện địa hình, khí hậu khá tương đồng với Chad. Những chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook đã được cải tiến để có thể vận chuyển chiếc Mi-25 nặng nề. Chinook từng chuyên chở nhiều thiết bị quân sự với các khối lượng khác nhau gồm cả xe quân sự Humvee. Thế nhưng vẫn có sự khác biệt lớn giữa xe Humvee 4 bánh và chiếc trực thăng quá khổ Mi-25. Các móc cẩu cần phải gia cố thêm, động cơ cũng phải hiệu chỉnh lại.
Hoạt động chuẩn bị chủ yếu diễn ra trong môi trường ban đêm và ánh sáng yếu. Đầu tiên 6 thùng phi chứa nước cỡ lớn với khối lượng tương đương chiếc Mi-25 được móc vào bên dưới trực thăng Chinook. Các phi công Night Stalkers sau đó lái chiếc Chinook bay tới một Căn cứ hậu cần tiền phương (FSB) giả định. Lần thử nghiệm đầu tiên diễn ra suôn sẻ. Tiếp đến là thực hành mang theo một khung sườn giống với khung sườn của chiếc Mi-25 về kích cỡ, khối lượng và bay thử nghiệm một lần nữa theo các điều kiện tương tự. Night Stalkers lại một lần nữa hoàn thành cuộc tập dượt vượt cả mong đợi của các quan chức giám sát đến từ CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ.
Ngày 21/5/1987 mệnh lệnh thực thi Chiến dịch Mount Hope III được phát đi từ Phòng Bầu Dục. Night Stalkers lập tức tập hợp lực lượng đưa 2 chiếc trực thăng Chinook lên máy bay vận tải hạng nặng C-5 Galaxy, đầu tiên bay đến Đức rồi sau đó tới phi trường Ndjamena ở miền Nam Cộng hòa Chad. Trong khi đó Lục quân Mỹ đã triển khai một đơn vị trinh sát làm nhiệm vụ sục sạo và rà soát các địa điểm xung quanh từ 2 tuần trước đó. Chính phủ Pháp cũng hỗ trợ cho sứ mạng này bằng việc cử tới đây một đơn vị chiến đấu bao quát mặt đất và một nhóm chiến đấu cơ Mirage F.1 có nhiệm vụ che chắn cho tất cả các máy bay tham gia.
Sau khi tới Ndjamena vào ngày 10/6/1987 các phi công của Night Stalkers cùng phối hợp chuyển các trực thăng Chinook ra khỏi chiếc máy bay vận tải Galaxy. Khi đó sự mất mát khủng khiếp của của máy bay C-130 và trực thăng trong Chiến dịch Eagle Claw ở Iran vài năm trước vẫn còn mới mẻ trong tâm trí mọi người, vì vậy sự an toàn và chú ý đến chi tiết là rất quan trọng - và điều đó đã được đền đáp.
Ngày 11/6/1987 nhóm tác chiến bắt đầu triển khai sứ mạng theo kế hoạch. Night Stalkers bay khoảng hơn 800 km vào ban đêm và phải "hốt gọn" chiếc Mi-25 ngay trước khi trời sáng. Đội 1 (mật danh là Chalk 1) bay trước tới Ouadi Doum để cảnh giới cho đội 2 (Chalk 2) đến sau và làm công tác chuẩn bị đánh cắp chiếc Mi-25. Sau khi xâm nhập vào Ouadi Doum, đội Chalk 1 bắt đầu rà soát khu vực và nhanh chóng tiếp cận chiếc Mi-25 trong khi đội Chalk 2 bay ngay phía trên, thả dây xuống để cho nhóm bên dưới chằng buộc chiếc Mi-25. Sau khi yểm trợ cho Chalk 2 rút lui an toàn trở lại Ndjamena, Chalk 1 cũng rời hiện trường lập tức. Trong khi đó dù đóng quân ở cách địa điểm diễn ra vụ việc chỉ vài km nhưng Quân đội Libya đã hoàn toàn không hay biết điều gì đang xảy ra.
Tại một trong những điểm tiếp nhiên liệu một cơn bão cát khủng khiếp đã ập tới đã đẩy đội trực thăng Mỹ rơi vào điều kiện thời tiết từng làm khó những chiếc trực thăng Eagle Claw trong chiến dịch giải cứu con tin thất bại của Mỹ ở Iran. Tuy nhiên những "tay thợ săn đêm" được đào tạo bài bản đã chật vật vượt qua cơn bão cát trong lúc kéo chiếc Hind-D khổng lồ bên dưới. Đến căn cứ tiền phương, các phi công Chinook ăn mừng chiến dịch lớn đầu tiên của họ, một chiến dịch thành công. Chiếc Hind-D được đưa lên một máy bay vận tải C-5 nằm yên đó trong vòng 36 giờ trước khi đáp xuống lãnh thổ Mỹ.
inbound6792700850392928385.jpg

Nguồn: Hội yêu lịch sử và khí tài quân sự
 

Hồ Phong Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng mười hai 2019
672
618
106
Bình Định
Sao Fireee
Trong cuộc xung đột Libya - Chad năm 1987 có một trực thăng tấn công Mi-25 “Hind-D” do Liên Xô sản xuất (là mô hình xuất khẩu của Mi-24) đã bị bỏ lại trong cuộc rút lui vội vã của quân đội Libya khỏi Ouadi Doum, cùng cả “kho báu” gồm nhiều phương tiện và thiết bị quân sự khác. Mi-25 “Hind-D” vốn là mối quan tâm lớn của Mỹ bởi đây là trực thăng tấn công nặng nhất trên Trái đất vào thời điểm đó. Nó cũng sở hữu những năng lực mà các phi công xạ thủ của Mỹ chỉ có thể mơ ước. Mi-25 được thiết kế là một máy bay tấn công vũ trang hạng nặng có thể mang theo tối đa 8 binh lính với đầy đủ vũ khí. Chiếc Hind-D có thể vận chuyển các đơn vị đặc nhiệm tới chiến trường và lưu lại ở đó thực hiện nhiệm vụ yểm trợ không quân hoặc thậm chí độc lập tác chiến.
Để thực hành vụ cướp một chiếc trực thăng nặng khoảng 8.000kg đơn vị đặc nhiệm đường không SOAR 160 đã phải sử dụng các biến thể đặc biệt của trực thăng CH-47 Chinook để tập luyện tại vùng sa mạc New Mexico, với điều kiện địa hình, khí hậu khá tương đồng với Chad. Những chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook đã được cải tiến để có thể vận chuyển chiếc Mi-25 nặng nề. Chinook từng chuyên chở nhiều thiết bị quân sự với các khối lượng khác nhau gồm cả xe quân sự Humvee. Thế nhưng vẫn có sự khác biệt lớn giữa xe Humvee 4 bánh và chiếc trực thăng quá khổ Mi-25. Các móc cẩu cần phải gia cố thêm, động cơ cũng phải hiệu chỉnh lại.
Hoạt động chuẩn bị chủ yếu diễn ra trong môi trường ban đêm và ánh sáng yếu. Đầu tiên 6 thùng phi chứa nước cỡ lớn với khối lượng tương đương chiếc Mi-25 được móc vào bên dưới trực thăng Chinook. Các phi công Night Stalkers sau đó lái chiếc Chinook bay tới một Căn cứ hậu cần tiền phương (FSB) giả định. Lần thử nghiệm đầu tiên diễn ra suôn sẻ. Tiếp đến là thực hành mang theo một khung sườn giống với khung sườn của chiếc Mi-25 về kích cỡ, khối lượng và bay thử nghiệm một lần nữa theo các điều kiện tương tự. Night Stalkers lại một lần nữa hoàn thành cuộc tập dượt vượt cả mong đợi của các quan chức giám sát đến từ CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ.
Ngày 21/5/1987 mệnh lệnh thực thi Chiến dịch Mount Hope III được phát đi từ Phòng Bầu Dục. Night Stalkers lập tức tập hợp lực lượng đưa 2 chiếc trực thăng Chinook lên máy bay vận tải hạng nặng C-5 Galaxy, đầu tiên bay đến Đức rồi sau đó tới phi trường Ndjamena ở miền Nam Cộng hòa Chad. Trong khi đó Lục quân Mỹ đã triển khai một đơn vị trinh sát làm nhiệm vụ sục sạo và rà soát các địa điểm xung quanh từ 2 tuần trước đó. Chính phủ Pháp cũng hỗ trợ cho sứ mạng này bằng việc cử tới đây một đơn vị chiến đấu bao quát mặt đất và một nhóm chiến đấu cơ Mirage F.1 có nhiệm vụ che chắn cho tất cả các máy bay tham gia.
Sau khi tới Ndjamena vào ngày 10/6/1987 các phi công của Night Stalkers cùng phối hợp chuyển các trực thăng Chinook ra khỏi chiếc máy bay vận tải Galaxy. Khi đó sự mất mát khủng khiếp của của máy bay C-130 và trực thăng trong Chiến dịch Eagle Claw ở Iran vài năm trước vẫn còn mới mẻ trong tâm trí mọi người, vì vậy sự an toàn và chú ý đến chi tiết là rất quan trọng - và điều đó đã được đền đáp.
Ngày 11/6/1987 nhóm tác chiến bắt đầu triển khai sứ mạng theo kế hoạch. Night Stalkers bay khoảng hơn 800 km vào ban đêm và phải "hốt gọn" chiếc Mi-25 ngay trước khi trời sáng. Đội 1 (mật danh là Chalk 1) bay trước tới Ouadi Doum để cảnh giới cho đội 2 (Chalk 2) đến sau và làm công tác chuẩn bị đánh cắp chiếc Mi-25. Sau khi xâm nhập vào Ouadi Doum, đội Chalk 1 bắt đầu rà soát khu vực và nhanh chóng tiếp cận chiếc Mi-25 trong khi đội Chalk 2 bay ngay phía trên, thả dây xuống để cho nhóm bên dưới chằng buộc chiếc Mi-25. Sau khi yểm trợ cho Chalk 2 rút lui an toàn trở lại Ndjamena, Chalk 1 cũng rời hiện trường lập tức. Trong khi đó dù đóng quân ở cách địa điểm diễn ra vụ việc chỉ vài km nhưng Quân đội Libya đã hoàn toàn không hay biết điều gì đang xảy ra.
Tại một trong những điểm tiếp nhiên liệu một cơn bão cát khủng khiếp đã ập tới đã đẩy đội trực thăng Mỹ rơi vào điều kiện thời tiết từng làm khó những chiếc trực thăng Eagle Claw trong chiến dịch giải cứu con tin thất bại của Mỹ ở Iran. Tuy nhiên những "tay thợ săn đêm" được đào tạo bài bản đã chật vật vượt qua cơn bão cát trong lúc kéo chiếc Hind-D khổng lồ bên dưới. Đến căn cứ tiền phương, các phi công Chinook ăn mừng chiến dịch lớn đầu tiên của họ, một chiến dịch thành công. Chiếc Hind-D được đưa lên một máy bay vận tải C-5 nằm yên đó trong vòng 36 giờ trước khi đáp xuống lãnh thổ Mỹ.
View attachment 140833

Nguồn: Hội yêu lịch sử và khí tài quân sự
Chắc cái máy bay đang kéo cảm thấy rất là mệt mỏi khi kéo cái ở dưới lên. Nó said :"Ôi mom ơi, chết tôi mất, ăn gì mà nặng dữ vậy!" :D
 
Top Bottom