Sử Chiếc xe tăng 390 và Francoise Demulder.

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. GIẢI MÃ NGẮN GỌN MỘT SỰ THẬT LỊCH SỬ.
( Vì để cắt nghĩa vấn đề này rất dài dòng)
Theo số liệu thống kê chưa chính thức, có khoảng 125 phóng viên từ 13 quốc gia đã có mặt tại Sài Gòn trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975.
Một trong những ký giả nổi bật trong số đó- những người đã bất chấp mọi nguy hiểm, kiên gan bám trụ lại giữa lòng thành phố đang cực kỳ hỗn loạn, trong khi bạn bè, đồng nghiệp đều lần lượt rời Sài Gòn trên những chuyến bay di tản vội vã, để có cơ hội được là những nhân chứng sống cuối cùng của một trong những sự kiện lịch sử lớn nhất thế giới thế kỷ 20.
Người Pháp quả thật không quá lời khi dành tặng cho Francoise Demulder danh hiệu “Nữ phóng viên chiến trường dũng cảm nhất nước Pháp”. Trưa ngày 30/4/1975, trong cái không khí hỗn loạn của chiến tranh, trong khi chỉ có rất ít phóng viên nước ngoài có mặt ở phía trong khuôn viên của dinh Độc Lập và chỉ… ngồi im quan sát mà không dám tác nghiệp, nữ phóng viên ảnh người Pháp mới chỉ 25 tuổi Francoise Demulder, bất chấp mọi nguy hiểm (những người lính tăng từ xa không thể phân biệt được đâu là camera, đâu là… súng chống tăng, hoàn toàn có thể xả súng như một phản ứng tự vệ), với tư thế ngồi xổm, tay lăm lăm chiếc máy ảnh, đối mặt với những chiếc xe tăng đang vừa chạy vừa khạc đạn, bấm máy liên tục.
Francoise Demulder đã được đền đáp xứng đáng nhờ sự quả cảm và lòng say nghề hơn người đó. Francoise Demulder đã là phóng viên ảnh duy nhất chụp được khoảnh khắc chiếc xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cổng chính của Dinh Độc Lập buổi trưa ngày 30/4/1975, đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh Việt Nam.
Hơn thế, bức ảnh có một không hai này còn được vinh danh tới một giá trị vô giá nữa: góp phần “trả lại cho lịch sử một sự thật”. Nhờ bức ảnh của Francoise Demulder, từ góc nhìn phía trong cổng Dinh Độc Lập, số hiệu của chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng dinh Độc Lập hiện lên rõ mồn một: 390. Còn chiếc xe tăng 843 mà báo chí cho rằng đã húc đổ cổng Dinh trước đó đã bị kẹt lại ở cổng phụ của Dinh. Sự thật lịch sử đã được làm sáng tỏ.
Năm 1995, bà Demulder đã trở lại Việt Nam để tìm những người lính trên chiếc xe tăng đã húc đổ cổng dinh Độc Lập. Và chính qua đó bà đã góp phần làm sáng tỏ một chi tiết lịch sử: Theo bức ảnh mà bà ghi lại được, chiếc xe tăng đã húc đổ cổng dinh Độc Lập là xe tăng 390 chứ không phải chiếc 843 như sách báo Việt Nam từng viết. Cũng từ đó những người lính tăng 390 đã được biết đến và được quan tâm nhiều hơn.
Sáng 30/4/1975, hai xe tăng đều nằm trong đội hình của Đại đội 4 thọc sâu, vượt qua cầu Thị Nghè, mở đường cho lực lượng của Quân đoàn 2 tiến về dinh Độc Lập. Trên xe 390 gồm trung úy Vũ Đăng Toàn, chính trị viên đại đội 4, trưởng xe; pháo thủ số 1 Ngô Sỹ Nguyên; pháo thủ số 2 Lê Văn Phượng và lái xe Nguyễn Văn Tập đi sau xe 843 của đại đội trưởng Bùi Quang Thận tiến đến cổng dinh.
Khi đó, xe 843 dẫn đầu đội hình tiến công lao vào cổng phụ của dinh và bị kẹt. Chiếc tăng 390 đi sau lập tức xông lên, húc đổ cánh cổng chính. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận từ xe 843 nhảy ra, chạy lên nóc dinh hạ cờ quân đội Việt Nam Cộng hòa và treo lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên.
2.HÀNH TRÌNH CỦA 2 CHIẾC XE TĂNG 390 VÀ 843 SAU NGÀY 30.4.1975.
- XE TĂNG 390.
Trước khi vào bảo tàng, xe tăng 390 đã cùng những người lính đi một hành trình dài dọc đất nước theo đường tiến công của quân giải phóng. Đây là xe chiến đấu chủ lực hạng trung do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở dây chuyền sản xuất xe T54A của Liên Xô, viện trợ cho Việt Nam năm 1969. Trong hành trình ngang dọc ấy, xe tăng 390 từ A Lưới tham gia chiến đấu giải phóng Huế - Đà Nẵng, trở thành xe đầu tiên húc đổ cổng chính dinh Độc Lập vào trưa 30/4/1975.
Trải qua thời kỳ chống Mỹ, xe tăng 390 tiếp tục tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Campuchia rồi lên tàu thủy, vượt biển ra Bắc, có mặt trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1980, xe cùng đơn vị về đóng quân trên địa bàn Lạng Giang (Bắc Giang) và được sử dụng làm xe huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Khi Binh chủng Tăng thiết giáp khánh thành bảo tàng năm 1999, những người lính năm xưa có mặt trên chiếc xe tăng được mời đến gặp mặt để xác định hiện vật gốc. Nhân viên bảo tàng "làm khó" kíp xe bằng câu hỏi "Các bác có khẳng định đây là chiếc xe đã húc đổ cổng chính Dinh độc lập trưa ngày 30/4/1975 không?".
Pháo thủ Ngô Sỹ Nguyên( quê Diễn Châu- Nghệ An, hiện còn sống)đọc vanh vách đặc điểm nhận dạng xe, như sườn trái tháp pháo vẫn còn 2 vết lõm, sâu chừng một cm do bị đạn bắn. Trên mặt tháp pháo, ngay sau đường hàn cố định có vết lõm dài hơn gang tay do mảnh bom tạo thành. Từng vết lõm, số hiệu xe chính xác như lời các cựu binh miêu tả. Khi đó, nhân viên bảo tàng mở cửa đưa các nhân chứng đến gặp lại chiếc xe. "Xe được sơn mới nhưng nó gắn bó máu thịt với chúng tôi suốt chặng đường chiến đấu từ năm 1972 thì sao quên được", ông Nguyên chia sẻ.
Đại tá Lê Xuân Khanh, Giám đốc nhà máy Z153, nguyên cán bộ phòng kỹ thuật - người tham gia kiểm tra và sửa chữa xe tăng 390 cho biết, năm 1999 phòng kỹ thuật của nhà máy Z153 được lệnh tiếp nhận chiếc xe tăng để sửa chữa. Biết đây là hiện vật có giá trị lịch sử đặc biệt nên đội kỹ thuật cố gắng giữ tính nguyên bản của xe, chỉ thay thế một số phụ tùng hư hỏng thông thường.
Sau gần 2 tháng sửa chữa, xe được bàn giao lại cho Lữ đoàn 201 vận chuyển về bảo tàng. Lực lượng vận chuyển phải dùng xe chuyên dụng mới đưa được hiện vật nặng 36 tấn về nơi trưng bày.
- XE TĂNG 843.
Song hành cùng xe tăng 390 tiến vào dinh Độc Lập là chiếc xe tăng T54B mang số hiệu 843, do Liên Xô (cũ) chế tạo và viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Sau ngày thống nhất, xe tăng 843 được lệnh ra tiếp quản cảng Nhà Bè (nay là cảng Nhà Rồng) rồi hành quân về tổng kho Long Bình. Sau đó, xe được đưa ra Hà Nội dự triển lãm mừng ngày thống nhất.
Kết thúc triển lãm, xe tăng 843 trở về làm nhiệm vụ huấn luyện tại Lữ đoàn 203 cho đến năm 1979 thì được đưa về trưng bày tại bảo tàng.
Năm 2011, khi lập hồ sơ công nhận xe tăng là bảo vật quốc gia, bảo tàng mời các nhân chứng đến chứng thực chiếc xe tăng là hiện vật gốc. Kíp xe gồm trưởng xe Bùi Quang Thận, pháo thủ số 2 Nguyễn Văn Kỷ cùng lái xe Lữ Văn Hỏa (pháo thủ số 1 Thái Bá Minh đã mất trước đó) một lần nữa được hội ngộ "người bạn cũ".
Những người lính năm xưa nhớ rõ vết xước của núm nhựa chiếc cần lái bên tay phải do lái xe Hỏa va phải khi thay băng đạn đại liên. Lá chắn bùn phía đuôi xe bị biến dạng khi quay xe đi trong rừng Trường Sơn. Vết lõm phía đầu xe có đường kính 3 cm, sâu một cm là vết đạn quân Mỹ bắn trước đầu xe làm pháo thủ Nguyễn Văn Kỷ bị thương khi đang sử dụng súng 12,7 ly bắn bộ binh Mỹ ở căn cứ Nước Trong. Giờ đây, mảnh đạn ấy vẫn còn nằm trong cổ tay ông Kỷ.
GIẢI THÍCH THÊM : 2 chiếc xe tăng mang số hiệu 390 và 843 đang trưng bày trong khuôn viên Dinh Độc lập mà rất nhiều du khách tham quan ( trong đó có tôi) hay chụp ảnh lưu niệm là 2 chiếc xe tăng phiên bản cùng loại chứ không phải là 2 chiếc xe tăng đó húc đổ cổng ( chính và phụ) Dinh Độc lập sáng 30.4.1975.

inbound3131594038012427643.jpg inbound9008800650900677042.jpg inbound3719676966043664105.jpg inbound4932122515521376648.jpg inbound609480036607392152.jpg

Nguồn:Trần Trung Hiếu
 
  • Like
Reactions: G-11F
Top Bottom