Bài 1/ Trên cơ sở kiến thức về truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu) mà em đã học, quan sát kĩ hình dưới đây và nhận xét :
- Cách nhìn nhận về gã chồng vũ phu của người đàn bà hàng chài có gì khác so với cách nhìn nhận và thái độ của Đẩu, Phùng và thằng bé Phác?
-
Từ đó, giúp em hiểu rõ hơn điều gì về người đàn ông này nói riêng và cách nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống nói chung ?
View attachment 152840
Bài 2
View attachment 152839
Bài 1:
Người đàn bà hàng chài nhìn nhận về gã chồng vũ phu và cách nhìn của chánh án Đẩu, Phùng, thằng bé Phác là hai cách nhìn nhận khác nhau, mỗi bên nhìn nhận một phía.
- Người đàn bà hiểu được chồng mình là một người đàn ông cục tính, nóng nảy nhưng bên trong con người ấy vốn rất hiền lành. Cuộc sống mưu sinh quá vất vả, quá khốn khổ đã khiến người đàn ông ấy trở nên hung bạo như vậy. Tuy là người chồng tàn bạo, vũ phu như thế nhưng xét đến trước đây, hắn cũng hiền lành, không bao giờ đánh vợ. Hơn nữa, người đàn bà hàng chài còn nghĩ cho những đứa con của mình, lo cho cuộc sống của chúng, nếu li dị chồng, bà sống cũng không được, huống chi những đứa con còn nhỏ dại của mình
- Chánh án đẩu, nghệ sĩ Phùng và thằng bé Phác lại nghĩ khác. Ba người đều nhìn nhận người đàn ông kia là một kẻ vũ phu, chỉ biết đến bạo lực để giải toả nỗi khổ. Họ chỉ nhìn vào điểm xấu của hắn mà khuyên người đàn bà kia bỏ chồng, đâu nghĩ tới rằng người đàn ông đó và người đàn bà này có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời
- Qua hai cách nhìn nhận trên, ta thấy được hình tượng người đàn ông vũ phu vừa đáng thương vừa đáng trách. Cái đáng trách của hắn, ai ai cũng nhìn thấy: vũ phu, bạo lực gia đình. Nhưng hắn cũng đáng thương: sống một cuộc sống nghèo túng, vất vả, chính cái cuộc sống đó đã đẩy con người hiền lành thành một con người cục tính. Hắn vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân gây ra nỗi đau gia đình.
- Từ cách nhìn nhận nhân vật người đàn ông vũ phu, ta rút ra được bài học về cách nhìn nhận mọi sự vật, sự việc trong cuộc sống: luôn nhìn vào hai mặt, xem xét một cách kĩ lưỡng, đừng áp đặt cách nghĩ của mình lên người khác
Bài 2: