Nguyễn Quang Sáng là "nhà văn của đồng bào Nam bộ", lối viết của ông vô cùng giản dị, ngọt ngào, nồng ấm về tình người. Trong đó có tác phẩm truyện ngắn "Chiếc lược ngà" được viết năm 1966 khi tác giả ở chiến trường Nam bộ, tác phẩm đã kiến cho người đọc, người nghe vô cùng cảm động vì tình cha con sâu nặng, thắm thiết trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Ngoài ra, tác phẩm còn gây ấn tượng bởi tình cha mãnh liệt của ông Sáu cho con qua đoạn ông Sáu ở chiến khu.
Ông Sáu xa nhà từ khi bé Thu còn bé, đến khi có dịp về muốn ôm cho thỏa nhớ mong, nhưng thật không may do vết sẹo khiến cho bé Thu không nhận cha. Mãi cho đến lúc gần đi thi bé Thu thét lên tiếng gọi cha, ôm hôn cha trong hạnh phúc vỡ oà nhưng đầy tiếc nuối. Trở về chiến khu ông nhớ lời con dặn, ông cố hết sức làm một chiếc lược cho con bằng ngà nhưng chưa kịp trao thì ông đã hy sinh. Bằng tình huống chuyẹn độc đáo tác giả đã thể hiện chân thực tình cẩm ông Sáu dành cho con.
Đoạn trích là câu truyện cảm động về tình cha con, khiến cho người đọc rưng rưng nước mắt trước tình cha con ấm áp. Chiến tranh ác liệc khiến cho tình cha con bị chia rẽ kiến cho ông Sáu không thể gần con. Nỗi ân hận đánh con, cùng với lời dặn của con "Ba về! Ba mua cho con một cây lược cho con nghe ba!" khiến ông khác ghi, thôi thúc ông làm chiếc lược ngà. Chiếc lược ngà như là một kỉ vật kết nối tình cha con, một kỉ vật của sự yêu thương.
Đầu tiên ta đã cảm nhận được tình yêu của ông Sáu dành cho bé Thu trong dáng điệu cử chỉ thái độ khi ông tìm được khúc ngà voi: "Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà". Tình yêu dường như biến con người ta trở thành một đứa trẻ trong dáng điệu chạy nhanh, khoe với khuôn mặt hớn hở. Có lẽ khi ông tìm được khúc ngà, ông đã nghĩ đến đến niềm hạnh phúc của ông và cả bé Thu khi ông tự làm cho con mình một chiếc lược làm từ một vật quý hiếm. Ông đã giữ lời hứa với con và còn quý trọng hơn cả là ông không mua mà làm chiếc lược đó bằng cả đôi tay của mình, dồn tất cả nỗi lòng và tình yêu thương dành cho đứa con của mình. Yêu con, nhớ con nơi quê nhà đang chờ ông, tình cảm đó của ông đã được thể hiện khi ông lấy được khúc ngà với gương mặt "hớn hở như một đứa trẻ được quà", và cái "hớt hải", "khoe" như muốn chia sẻ niềm vui bày tỏ tình cảm của mình thật sâu nặng!
Ngoài ra tình cha tha thiết còn được thể hiện qua cách ông làm nên chiếc lược một cách kỹ lưỡng. Ông Sáu dồn nén vào đó tất cả những nhớ thương dành cho con gái của mình ông "ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và khổ công như những người thợ bạc" .Trong phút chốc, người chiến sĩ bỗng hóa thành một nghệ nhân đang thăng hoa biết bao cảm xúc và tình yêu để tạo ra một sản phẩm nghệ thuật, cái cử chỉ mài chiếc lược như phần nào gỡ rối lòng, khi ông hướng về con gái nơi xa sự day dứt pha lẫn yêu thương mong nhớ. Tình cảm của ông Sáu dành cho con đáng trân trọng biết bao!
(có thể thêm phần khi trao chiếc lước : bộc lộ nguyện ước, chân thành,...)
(bạn có thể cho nghệ thuật của đoạn trích: )
tình huống truyện
Ngôi kể thứ nhất làm cho câu truyện chân thực độc đáo
miêu tả tâm lí tinh tế
ý nghĩa chiếc lược ngà
ngôn ngữ đậm chất nam bộ, truyền cảm
Đoạn trích để diễn tả tình cảm thiêng liêng cảm động của tình cha con thắm thiết giữa hoàn cảnh bom đạn khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Khiến cho ta càng thêm trân trọng sức sống mãnh liệt của tình cha con sâu nặng. Vẻ đẹp của tình người, tình đời ấy như nhắc nhở chúng ta phải biết quý trọng, thương yêu những người thân trong cuộc sống hòa bình mà ta may mắn có được hôm nay.