Qua nhân vật ông SÁU trong truyện chiếc lược ngà , tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì ?
Nêu suy nghĩ của bản thân về văn bản đó .
giúp mik nhanh nha [^_^]
- Qua nhân vật ông Sáu trong truyện "Chiếc lược ngà", tác giả muốn gửi gắm thông điệp về tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp
Dàn ý suy nghĩ về văn bản "Chiếc lược ngà"- Nguyễn Quang Sáng
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
TB:
1. Khái quát về tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: truyện ngắn Chiếc Lược Ngà được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, khi ông đang hoạt động tại chiến trường miền Đông Nam Bộ. Đây cũng là thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra vô cùng ác liệt.
- Tình huống truyện
+ Nhờ tình huống truyện kịch tính mà tình cảm cha con được thể hiện một cách sâu sắc, tha thiết
2. Hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu
- Ông Sáu rời nhà đi kháng chiến từ khi Thu chưa ra đời, trong suốt tám năm trời, ông chưa một lần được về thăm nhà cũng như chưa từng một lần nhìn thấy con gái của mình. Bé Thu cũng vậy, nó chỉ biết ông qua tấm hình chụp chung với má.
- Khi cuộc kháng chiến p kết thúc, ông được về thăm nhà vài ngày. Ông vui mừng biết chừng nào. Ông luôn hạnh phúc nghĩ về cuộc đoàn tụ với gia đình, nhất là với đứa con gái bé bỏng của ông. Nào ngờ, bé Thu lại không hề nhận ra ông và coi ông như người xa lạ. Chỉ đến khi ông Sáu phải rời đi, bé Thu mới nhận ra cha mình
3. Tình cảm bé Thu dành cho cha
- Trong suốt ba ngày phép, bé Thu tỏ ra rất lạnh nhạt, xa cách. Khi cần phải nói với ông Sáu, nó luôn nói trổng. Sự lạnh nhạt lên đến đỉnh điểm khi nó quyết liệt từ chối mọi sự quan tâm, chăm sóc của cha. Tình cảm của em cũng dễ hiểu, bởi em quá yêu thương cha mình, nên khi em thấy một người đàn ông khác lạ nhận làm cha mình thì em không thể chấp nhận.
- Và rồi, nhờ có ngoại giải thích nên bé Thu đã hiểu nguyên nhân có vết sẹo trên khuôn mặt người cha. Bây giờ, em mới sững sờ, hối tiếc không nhận ra cha sớm hơn.
- Trước lúc ông Sáu lên đường, nỗi niềm, tâm trạng của Bé Thu bộc lộ rõ trên khuôn mặt, vẻ mặt nó sầm lại, buồn rầu cái nhìn của nó không ngơ ngác, lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa
- Khi ông Sáu chuẩn bị lên đường, bao nhiêu tình cảm dành cho cha lâu nay bị dồn nén và xen lẫn sự ân hận nên Thu đã bộc lộ tình cảm một cách mãnh liệt. Và Thu cất tiếng gọi ba. Đó không phải tiếng gọi bình thường mà là tiếng kêu, tiếng kêu mà "như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người". Mỗi khi đọc đến đây, ta đều không thể cầm được nước mắt bởi tiếng kêu nghe thật xót xa. Tiếng "ba" ấy nó đã cố đè nén suốt bao năm nay, bây giờ cất lên, tiếng "ba" ấy như vỡ tung ra ngay từ đáy lòng nó
- Kèm với tiếng gọi là hành động nhanh như một con sóc, nó chạy xô tới chỗ ba, nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Sự xúc động cao độ đã khiến "làm tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên"
- Thu vừa ân hận vừa hối tiếc, mong sao có thể bù đắp cho ba nên nó vừa khóc vừa van vỉ ba ở nhà, không cho ba đi nữa. Rồi "nó hôn ba nó khắp cùng, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa".
- Sợ ba đi mất, hai tay nó siết chặt, hai chân cũng câu chặt lấy ba và đôi vai nhỏ bé run run. Tình cảm của bé Thu dành cho ba mới to lớn, mạnh mẽ làm sao!
=> Qua những biểu hiện tâm lí và hành động của Thu, ta thấy được một cô bé có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng rất dứt khoát, rạch ròi. Sự cứng đầu tưởng như ương ngạnh của em không đáng trách mà qua đó ta lại càng thêm xúc động trước tình yêu thương cha mãnh liệt của em.
4. Tình cảm ông Sáu dành cho bé Thu
* Tình cảm ông Sáu dành cho bé Thu trong những ngày nghỉ phép
- Tám năm trời xa cách, chưa được gặp mặt con nên ông Sáu không thể kìm nén được cảm xúc "cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh", " không chờ xuồng cập bến, anh nhún chân nhảy thót lên bờ, xô chiếc xuồng tạt ra"
- Không chìm nổi xúc động vết thẹo dài bên má phải đỏ ửng lên, giần giật, trông rất trông rất dễ sợ.
- Với lòng mong nhớ của ông, ông nghĩ rằng con sẽ chạy xô vào lòng mình, sẽ ôm chặt lấy cổ. Nhưng không Thu đã hoảng sợ và bỏ chạy. Quá đau đớn, bất ngờ khiến mặt anh sẩm lại trông thật đáng thương
- Trong mấy ngày ở nhà, ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về, gần gũi con, mong con gọi một tiếng "Ba". Nhưng đáp lại tấm lòng của ông bé Thu lại càng xa lánh khiến ông khổ tâm vô cùng
- Lúc chia tay, ông cũng rất muốn lại gần con nhưng lại sợ con bỏ chạy nên "Chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu"
- Khi con đã nhận ra cha, ông không kìm được xúc động mà khóc lên. Đó là những giọt nước mắt hạnh phúc, nghẹn ngào trước tình cảm mãnh liệt của con
* Tình cảm ông Sáu dành cho bé Thu khi trở về căn cứ
- Sau khi chia tay với gia đình trở lại khu căn cứ, ông Sáu đã sống trong tâm trạng nhớ thương xen lẫn sự day dứt, ân hận vì đã trót đánh mắng con gái. Lời dặn của con trước lúc chia tay "ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba" đã thúc đẩy ông làm một cây lược ngà tặng con
- Bởi thế khi kiếm được khúc ngà voi, ông mừng rỡ vô cùng, "hớn hở như một đứa trẻ được quà". Ông hết tâm trí vào việc làm cây lược. Ông đã tỉ mỉ kiên nhẫn khéo léo như một người thợ bạc chế tác khúc ngà voi thành một một chiếc lược xinh xắn
- Cuối cùng, ông gò lưng tỉ mỉ khắc từng nét "yêu nhớ tặng Thu con của ba"
- Chiếc lược là tất cả tình cảm mà ông dành cho con. Nó như gỡ rối phần nào được tâm trạng người cha. Nó trở thành một vật quý giá, thiêng liêng đối với ông Sáu. Mỗi khi nhớ con ông đều mang cây lược ra ngắm rồi mài lên mái tóc cho thêm bóng, thêm mượt
- Nhưng ông Sáu không kịp trao cây lược ngà đến tận tay cho con gái. Người cha ấy đã hi sinh, trước khi nhắm mắt không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, ông lấy cây lược trao cho bác Ba và gửi gắm ước nguyện đời mình cho người bạn
=> Ông Sáu là người cha yêu thương con hết mực. Đối với ông, bé Thu là tất cả niềm tin, cuộc sống của ông. Ông luôn tiếc nuối không thể bên cạnh con lâu hơn, luôn muốn bù đắp để con có được hạnh phúc...
KB:
- Tổng kết lại giá trị nội dung, nghệ thuật
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm, nêu cảm xúc bản thân