Văn 9 Chiếc lá và cái bóng

_ Yub _

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng sáu 2017
802
904
144
19
Hưng Yên
THPT
Last edited:

Bắc Băng Dương

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng sáu 2018
296
146
51
Hà Nội
THCS Hai Bà Trưng
- Chiếc bóng trên vách là người giả , chiếc lá trên tường là lá giả vậy mà hai cái "giả" đã đưa đến cái "thật" đối nghịch nhau: cái chết và sự sống. Con người vững lòng tin ở sự sống trong việc chờ chồng, nuôi con lại phải đi đến cái chết ( Vũ Nương ) còn con người đang đi vào cái chết lại tìm thấy sự sống ( Giôn-xi )
- Nêu ý nghĩa của hình tượng "Chiếc lá cuối cùng" và hình tượng "chiếc bóng".
+ Ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong truyện "Chiếc lá cuối cùng":Đây là một hình tượng đẹp thể hiện tình yêu thương cao cả và giàu đức hi sinh của cụ Bơ - men dành cho Giôn - xi. Tình yêu thương ấy hóa thân vào hình tượng chiếc lá và nó có sức mạnh thật diệu kì. Nó vực dậy tinh thần cho Giôn-xi, đánh thức trong cô niềm ham sống, yêu đời và đánh thức cả những khát vọng đẹp nơi cô. Một chiếc lá tưởng như nhỏ bé, mong manh mà chứa đựng trong đó bao ý nghĩa lớn lao. Nó là bài ca về lòng nhân ái, khơi gợi lên tình yêu thương cháy bỏng giữa con người với con người.
+ Ý nghĩa của hình tượng chiếc bóng: Chiếc bóng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Dữ, giữ vai trò thắt nút và mở nút câu chuyện. Nó thể hiện cái tình và vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương. Đó là lòng thương nhớ, thủy chung, là khát khao đoàn tụ của người vợ; là tình yêu con của người mẹ, muốn bù đắp cho con sự thiếu vắng tình cha. Đó chỉ là một trò đùa trong thương nhớ, một sự nói dối đầy thiện chí và yêu thương. Nó gợi sự gắn bó như hình với bóng vậy mà lại là con dao chia cắt, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ trẻ. Sự ngộ nhận của đứa trẻ ngây thơ, sự hiểu lầm của người chồng hồ đồ, đa nghi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết oan khiên, đáng thương của Vũ Nương. Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên một tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; một tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội cũ.
=>Kết luận: Hai chi tiết, hình tượng nghệ thuật này đều chứa đựng những quan niệm nhân sinh sâu sắc mà mỗi tác giả muốn gửi tới người đọc: Con người hãy yêu thương nhau, hãy biết cảm thông và chia sẻ với nhau. "Chiếc lá cuối cùng" và "Chuyện người con gái Nam Xương" quả là những tác phẩm nghệ thuật chân chính - nghệ thuật vì cuộc sống con người.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chị bổ sung thêm 1 ý kết luận để em hiểu hơn về luận điểm chính:
- Cùng là "đồ giả" nhưng trong những tình huống khác nhau thì những thứ ấy có tác động đến con người khác nhau. Một bên là cứu rỗi tâm hồn một người sắp bước đến cõi hư vô còn một bên là đẩy con người ta đến bước đường cùng của tuyệt vọng và bi phẫn.
- Chiếc lá và chiếc bóng chỉ là hình tượng đặc trưng cho hoàn cảnh xã hội mà nhân vật đang sống. Nói cách khác, chiếc lá cuối cùng ấy chính là tình yêu thương giữa người và người, là hy vọng về cuộc sống bình an, là sự quan tâm, đùm bọc và giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn, đau khổ. Còn chiếc bóng tượng trưng cho cái khuất lấp đằng sau của con người, là sự uẩn khúc về cái chết oan nghiệt, là về thế giới trọng nam khinh nữ đầy bi ai khiến người người phải xót thương
- Với hai sự việc ấy, chúng tôi đều đau lòng và cảm động về những nhân vật trong truyện. Nhưng một bên là nỗi đau đi kèm với sự trân quý tình người còn một bên là nỗi đau đi kèm với sự xót thương cho thân phận thê lương của người phụ nữ thời phong kiến
 
Top Bottom