- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chào các bạn, mình là Đ mình vừa trải qua kỳ thi ĐH năm 2018 vừa qua với số điểm 25 điểm. Thực ra mà nói thì điểm số này cũng không hẳn là quá cao nhưng điều khá thú vị ở đây là mình chỉ học, ôn trong vòng hai tháng cuối năm lớp 12 và chỉ dựa phần lớn vào sgk . Trong ba môn Văn Sử Địa thì điểm Văn cũng khá chát, điểm Sử và Địa lần lượt là 9.25 và 8.5.
Hôm nay, mình xin post bài này để chia sẻ với các bạn về phương pháp học môn Lịch Sử, Địa lý của mình cùng với một số bí quyết riêng khác, rất mong các bạn có thể đọc hết.
Về cách học chúng ta có thể hình dung cách học của chúng ta như kiểu đang ăn vậy
Ăn mỗi lần một ít, nhớ phải nhai kĩ để cơ thể dễ hấp thu, ăn quá nhiều sẽ bị nghẹn ( sub: học mỗi lần một ít, có tư duy nghiền ngẫm thì não mới có thể tiếp thu được, học quá nhiều một lúc sẽ bị quá tải khiến não không thể dung nạp hết kiến thức).
Ăn phải chắt lọc đồ ăn, ăn chỗ ngon và bỏ những phần vô bổ, ăn phải đồ thiu, đồ hỏng sẽ bị rối loạn tiêu hóa (học phải chắt lọc kiến thức, tài liệu mà học, học vững phần trọng tâm tham khảo phần đọc thêm và bỏ phần giảm tải. Học phải những kiến thức tài liệu dởm sẽ bị sai lệch dẫn đến rối loạn kiến thức).
Ăn đúng giờ nghỉ đúng giấc ( học cũng thế, chủ động thời gian , không nên học quá khuya làm ảnh hưởng sức khỏe, giảm trí nhớ, mụn, béo phì , lệch đồng hồ sinh học,... các thứ).
Về phương pháp học hiểu bản chất, các bạn nên học theo kiểu : học hiểu, học kỹ sách giáo khoa theo lối phân tích, nhìn nhận vấn đề lịch sử, sự kiện lịch sử dưới mắt nhìn của bản thân từ đó hiểu được bản chất để dễ dàng vận dụng những kiến thức đó.
Học vững kiến thức cơ bản kết hợp xâu chuỗi những kiến thức đó thành một mạch kiến thức, từ châu Âu sang châu Á, từ thế giới về Việt Nam để dễ bề vận dụng xử lý những câu hỏi VD khó nhằn. Mình lấy ví dụ câu này: "điểm giống nhau cơ bản giữa hiệp định Pari và Hiệp định Giơnevơ là được ký kết trong bối cảnh hòa hoãn giữa các nước lớn". Vâng hiệp định Gionever được ký kết vào năm 1954 trong bối cảnh hai miền Triều Tiên vừa ký hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm, hiệp định Pari cũng được kí kết năm 1973 cũng trong bối cảnh hòa hoãn giữa Mỹ và Liên Xô với những thỏa thuận về việc cắt giảm vũ khí chiến lược, ký những hiệp định về việc hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa,... cùng với đó là hiệp định về những cơ sở của quan hệ Đông Đức Tây Đức cũng vừa được ký kết vào năm 1972. Câu này về bản chất nó không khó nhưng nếu không có được khả năng tư duy , xâu chuỗi kiến thức như vậy thì không dễ để làm được.
Về phương pháp ghi nhớ sự kiện : với những sự kiện khá quan trọng các bạn chỉ cần nhớ mốc năm, với những sự kiện quan trọng các bạn phải nhớ mốc tháng + năm, với những sự kiện đặc biệt quan trọng, các bạn phải nhớ mốc ngày + tháng + năm.
Lưu ý : đề thi ĐH sẽ không hỏi mốc thời gian cụ thể, địa điểm lịch sử cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể, không hỏi dạng "đúng nhất" hay "sai nhất", không có dạng "tất cả đều đúng" hay "tất cả đều sai" , lưu ý không nên quá sa đà với các dạng từ khóa nhạy cảm như " quan trọng nhất", "cơ bản nhất", "quyết định nhất" vì nó thường rất ít xuất hiện trong đề thi ĐH.
Học là không ngại hỏi, phải luôn luôn hỏi một cách không ngừng nghỉ.
Học vững kiến thức cơ bản + tài liệu nâng cao kết hợp làm đề( tài liệu gì thì tài liệu nhưng mong các bạn đừng quên rằng : Sách Giáo khoa là nguồn tài liệu cơ bản quý giá nhất, mình khẳng định có thể học mỗi sách giáo khoa mà vẫn có thể đạt được 8.5 điểm môn Sử,Địa lý cũng thế ).
Một chuyện khá đau đầu đối với học sinh nữa đó là vấn đề giáo viên. Mình không có ý đánh đồng tất cả nhưng thực tế là giáo viên hiện nay đa phần khá bất cập, mình nhớ có một vị nào đó từng nói rằng:" hơn 50% giáo viên THPT đi thi ĐH sẽ không nổi 9 điểm". Mình hi vọng các bạn khóa 2k1 nên thức thời: đáp án của giáo viên không hẳn 100% là đúng và cũng xin đừng lấy họ ra làm bức bình phong.
Về phương pháp học ở trên các group, mình xin khuyên các bạn một số điều như sau:
- chắc lọc group chất lượng để bám lấy hoc.
- chăm chỉ làm các câu hỏi trên group, chăm chỉ cmt phát biểu cách suy luận theo slogan: CÀNG NÓI - CÀNG SAI - CÀNG SỬA - CÀNG GIỎI.
- đôi lúc sẽ gặp phải một câu nào đấy với nhiều luồng ý kiến trái chiều, cách tốt nhất là chấm và hóng, hóng những cmt có chất, hóng admin chốt,...
- chọn lấy những tài liệu hay trên gr để học.
- một điều mà các bạn nên lưu ý đấy là không nên quá sa đà vào việc tranh luận với những bạn khác. Tranh luận sẽ giúp chúng ta giỏi hơn nhưng một khi tranh luận quá đà thì nhiều thứ không hay nó sẽ xảy đến làm biến chất cuộc tranh luận , mất thời gian, các thứ,... Khi bạn tranh luận...hãy mở lòng mình ra thật rộng... lắng nghe đối phương nói gì...tiếp đó nếu vẫn cảm thấy vấn đề chưa được giải quyết thì cách tốt nhất trong tình huống này đó là nhẹ nhàng vào wall bạn ấy và ... block :^)
- việc cuối cùng, mình xin nói về "căn bệnh Idol", một căn bệnh khá nan giải của mọi group, bệnh xảy ra khi bạn có chút kiến thức và nghĩ mình có thể thâu tóm thời cuộc, nhét được cả giang sơn vào túi quần đùi, việc này mệt não lắm, các bạn xem ảnh minh họa phía dưới. Thực sự những người như này nếu có là đối thủ của chúng ta thì cũng chẳng có gì phải sợ. sợ là sợ những thanh niên tâm ngẩm tầm ngâm, trầm trầm chắc chắc, họ biết rằng: mình giỏi còn có hàng tá người giỏi hơn mình, họ ngẫm ra rằng: điểm ĐH mới là điều quan trọng nhất chứ cái danh kia cũng chẳng để làm gì, mấy tiếng Idol cũng chẳng ăn được. Những người như thế mới đáng để chúng ta sợ và mới đáng để học hỏi. Các bạn ạ, ai trong chúng ta có cũng mang mầm mống căn bệnh quái ác này, nhưng không sao, quan trọng là việc chúng ta kiểm soát nó như nào, miễn sao đừng để nó lớn hơn não mình là được.
Viết dài cũng khá mỏi tay rồi, hi vọng các bạn có thể đọc và hiểu hết những gì mình nói.
Chúc các bạn thành công.
Người viết: Phùng Tiến Đông
Hôm nay, mình xin post bài này để chia sẻ với các bạn về phương pháp học môn Lịch Sử, Địa lý của mình cùng với một số bí quyết riêng khác, rất mong các bạn có thể đọc hết.
Về cách học chúng ta có thể hình dung cách học của chúng ta như kiểu đang ăn vậy
Ăn mỗi lần một ít, nhớ phải nhai kĩ để cơ thể dễ hấp thu, ăn quá nhiều sẽ bị nghẹn ( sub: học mỗi lần một ít, có tư duy nghiền ngẫm thì não mới có thể tiếp thu được, học quá nhiều một lúc sẽ bị quá tải khiến não không thể dung nạp hết kiến thức).
Ăn phải chắt lọc đồ ăn, ăn chỗ ngon và bỏ những phần vô bổ, ăn phải đồ thiu, đồ hỏng sẽ bị rối loạn tiêu hóa (học phải chắt lọc kiến thức, tài liệu mà học, học vững phần trọng tâm tham khảo phần đọc thêm và bỏ phần giảm tải. Học phải những kiến thức tài liệu dởm sẽ bị sai lệch dẫn đến rối loạn kiến thức).
Ăn đúng giờ nghỉ đúng giấc ( học cũng thế, chủ động thời gian , không nên học quá khuya làm ảnh hưởng sức khỏe, giảm trí nhớ, mụn, béo phì , lệch đồng hồ sinh học,... các thứ).
Về phương pháp học hiểu bản chất, các bạn nên học theo kiểu : học hiểu, học kỹ sách giáo khoa theo lối phân tích, nhìn nhận vấn đề lịch sử, sự kiện lịch sử dưới mắt nhìn của bản thân từ đó hiểu được bản chất để dễ dàng vận dụng những kiến thức đó.
Học vững kiến thức cơ bản kết hợp xâu chuỗi những kiến thức đó thành một mạch kiến thức, từ châu Âu sang châu Á, từ thế giới về Việt Nam để dễ bề vận dụng xử lý những câu hỏi VD khó nhằn. Mình lấy ví dụ câu này: "điểm giống nhau cơ bản giữa hiệp định Pari và Hiệp định Giơnevơ là được ký kết trong bối cảnh hòa hoãn giữa các nước lớn". Vâng hiệp định Gionever được ký kết vào năm 1954 trong bối cảnh hai miền Triều Tiên vừa ký hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm, hiệp định Pari cũng được kí kết năm 1973 cũng trong bối cảnh hòa hoãn giữa Mỹ và Liên Xô với những thỏa thuận về việc cắt giảm vũ khí chiến lược, ký những hiệp định về việc hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa,... cùng với đó là hiệp định về những cơ sở của quan hệ Đông Đức Tây Đức cũng vừa được ký kết vào năm 1972. Câu này về bản chất nó không khó nhưng nếu không có được khả năng tư duy , xâu chuỗi kiến thức như vậy thì không dễ để làm được.
Về phương pháp ghi nhớ sự kiện : với những sự kiện khá quan trọng các bạn chỉ cần nhớ mốc năm, với những sự kiện quan trọng các bạn phải nhớ mốc tháng + năm, với những sự kiện đặc biệt quan trọng, các bạn phải nhớ mốc ngày + tháng + năm.
Lưu ý : đề thi ĐH sẽ không hỏi mốc thời gian cụ thể, địa điểm lịch sử cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể, không hỏi dạng "đúng nhất" hay "sai nhất", không có dạng "tất cả đều đúng" hay "tất cả đều sai" , lưu ý không nên quá sa đà với các dạng từ khóa nhạy cảm như " quan trọng nhất", "cơ bản nhất", "quyết định nhất" vì nó thường rất ít xuất hiện trong đề thi ĐH.
Học là không ngại hỏi, phải luôn luôn hỏi một cách không ngừng nghỉ.
Học vững kiến thức cơ bản + tài liệu nâng cao kết hợp làm đề( tài liệu gì thì tài liệu nhưng mong các bạn đừng quên rằng : Sách Giáo khoa là nguồn tài liệu cơ bản quý giá nhất, mình khẳng định có thể học mỗi sách giáo khoa mà vẫn có thể đạt được 8.5 điểm môn Sử,Địa lý cũng thế ).
Một chuyện khá đau đầu đối với học sinh nữa đó là vấn đề giáo viên. Mình không có ý đánh đồng tất cả nhưng thực tế là giáo viên hiện nay đa phần khá bất cập, mình nhớ có một vị nào đó từng nói rằng:" hơn 50% giáo viên THPT đi thi ĐH sẽ không nổi 9 điểm". Mình hi vọng các bạn khóa 2k1 nên thức thời: đáp án của giáo viên không hẳn 100% là đúng và cũng xin đừng lấy họ ra làm bức bình phong.
Về phương pháp học ở trên các group, mình xin khuyên các bạn một số điều như sau:
- chắc lọc group chất lượng để bám lấy hoc.
- chăm chỉ làm các câu hỏi trên group, chăm chỉ cmt phát biểu cách suy luận theo slogan: CÀNG NÓI - CÀNG SAI - CÀNG SỬA - CÀNG GIỎI.
- đôi lúc sẽ gặp phải một câu nào đấy với nhiều luồng ý kiến trái chiều, cách tốt nhất là chấm và hóng, hóng những cmt có chất, hóng admin chốt,...
- chọn lấy những tài liệu hay trên gr để học.
- một điều mà các bạn nên lưu ý đấy là không nên quá sa đà vào việc tranh luận với những bạn khác. Tranh luận sẽ giúp chúng ta giỏi hơn nhưng một khi tranh luận quá đà thì nhiều thứ không hay nó sẽ xảy đến làm biến chất cuộc tranh luận , mất thời gian, các thứ,... Khi bạn tranh luận...hãy mở lòng mình ra thật rộng... lắng nghe đối phương nói gì...tiếp đó nếu vẫn cảm thấy vấn đề chưa được giải quyết thì cách tốt nhất trong tình huống này đó là nhẹ nhàng vào wall bạn ấy và ... block :^)
- việc cuối cùng, mình xin nói về "căn bệnh Idol", một căn bệnh khá nan giải của mọi group, bệnh xảy ra khi bạn có chút kiến thức và nghĩ mình có thể thâu tóm thời cuộc, nhét được cả giang sơn vào túi quần đùi, việc này mệt não lắm, các bạn xem ảnh minh họa phía dưới. Thực sự những người như này nếu có là đối thủ của chúng ta thì cũng chẳng có gì phải sợ. sợ là sợ những thanh niên tâm ngẩm tầm ngâm, trầm trầm chắc chắc, họ biết rằng: mình giỏi còn có hàng tá người giỏi hơn mình, họ ngẫm ra rằng: điểm ĐH mới là điều quan trọng nhất chứ cái danh kia cũng chẳng để làm gì, mấy tiếng Idol cũng chẳng ăn được. Những người như thế mới đáng để chúng ta sợ và mới đáng để học hỏi. Các bạn ạ, ai trong chúng ta có cũng mang mầm mống căn bệnh quái ác này, nhưng không sao, quan trọng là việc chúng ta kiểm soát nó như nào, miễn sao đừng để nó lớn hơn não mình là được.
Viết dài cũng khá mỏi tay rồi, hi vọng các bạn có thể đọc và hiểu hết những gì mình nói.
Chúc các bạn thành công.
Người viết: Phùng Tiến Đông