Hóa 12 [Chia sẻ] NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG - CUỘC CHIẾN TÂM LÝ KỲ THI - ÔN THI CÓ CHIẾN LƯỢC

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
23
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Còn đúng 5 tuần nữa, các em sẽ bước vào kì thi quan trọng nhất đời học sinh - KỲ THI THPTQG 2019. Nếu như các em vẫn còn đang chìm đắm trong mạng xã hội, trò chơi điện tử, thì bây giờ là lúc dừng những việc đó lại. Đừng than thở, lo lắng nữa ! Đây chính là thời điểm vàng để xốc lại tinh thần và ôn thi một cách hiệu quả, có chiến lược nhé. Anh có một số dặn dò sau :
A. THI THỬ NHƯNG ÁP LỰC THẬT
Tâm lý thi không vững, vào phòng làm bài bị rợn ngợp trước đề thi nên hoang mang dẫn đến kết quả thi thử kém ?
Đừng BI QUAN các em nhé. Hãy lấy thất bại đó làm bàn đạp để vững bước tới thành công
Áp lực về điểm số là điều bình thường trong cuộc sống, tạo cho các em sức đề kháng tâm lý cho kỳ thi quan trọng phía trước. Tuy nhiên, học sinh nên xác định rằng đó chỉ là thử, cơ hội vẫn còn, không nên quá căng thẳng. Các em cứ cố gắng hết sức mình, kết quả thế nào cũng nên chấp nhận".
20180703.jpg

B. THÀNH BẠI 99% LÀ TÂM LÝ THI

Khi các em đi thi thì việc chuẩn bị một tâm lý vững vàng là rất quan trọng
Nhớ lấy tám chữ sau :
"Làm hết sức mình, chấp nhận kết quả".
Luôn nhớ trong đầu rằng :
"Căng thẳng không giải quyết được vấn đề".
Sẽ có những lúc gần đến ngày thi, thậm chí là ngay sau khi nhận đề, em chẳng nhớ gì cả. Đây là một hiện tượng tâm lý - khoa học
hết sức bình thường :
Vùng hypothalamus trong não bộ bình thường (trong trạng thái bình tĩnh) tiết ra ít các hormone căng thẳng Nhưng khi vào phòng thi thì mọi chuyện đảo ngược hoàn toàn, những suy nghĩ sợ điểm thấp, sợ thất bại khiến não bộ nhận diện đối mặt với mối đe dọa. Ngay lập tức, vùng hypothalamus sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng như norepinephrine và cortisol. Chúng tác động đến 2 vùng não còn lại (hippocampus-hồi hải mã và hypothalamus- vùng dưới đồi) , khiến khả năng tư duy và nhớ lại thông tin bị suy giảm.
hippocampus.jpg

Khi đó, ta phải làm gì ? Hãy nhắm mắt, rồi hít thở sâu để lấy lại sự tự tin và bình tĩnh. Tự nhiên "chữ" sẽ quay trở lại cùng sự tự tin đó, càng đặt bút viết càng nhớ !

Sẽ có cả những lúc em thấy mệt mỏi và chán chường đến mức muốn bỏ cuộc. Đó là khi càng học, càng ôn càng thấy mình hổng quá nhiều, sờ vào chỗ nào cũng quên. Hãy lấy một tờ giấy ra, mặt trước ghi tất cả những điều em sẽ có được nếu thi đỗ, mặt sau ghi những gì em phải gánh chịu nếu trượt và đọc nó hàng ngày để lấy quyết tâm.
220e429cd17fa50fd8807b663b49e1c1.jpg

C. MỘT SỐ KINH NGHIỆM XƯƠNG MÁU KHI ÔN THI TRONG GIAI ĐOẠN GẤP RÚT VÀ KHI ĐI THI
- Một khi đã ngồi vào bàn học, tắt tất cả các loại thiết bị điện tử. Quan trọng là chất lượng giờ học. Học 2 tiếng tập trung còn hơn cả ngày ngồi giở sách ra rồi lại đóng vào.
- Giai đoạn này hãy nắm thật chắc kiến thức cơ bản và luyện nhiều đề lý thuyết. Ví dụ như theo ma trận đề môn Hóa năm nay, có 25/40 câu lý thuyết cơ bản, chiếm đến 6,25 điểm rồi. Đừng để vào phòng thi mà vẫn còn lăn tăn công thức này nọ là hỏng việc.​
matrandethihoa.png
- Tin vào bản thân mình và sức mạnh của TỰ HỌC. Vào thời điểm nhạy cảm này, chúng ta dễ dàng nghe theo những bí kíp thần thánh trên mạng, những lời đồn đại về trung tâm A ra bài sát lắm, lò luyện B toàn ôn trúng đề... Thời tiết này học ở nhà với điều hoà là hiệu quả rồi. Không được nao núng, tự học, tự suy ngẫm, tự tư duy sẽ nhớ lâu hơn.
- Ngủ trước 12 giờ
- Đừng cố học thuộc nếu không thể học, hãy ưu tiên, chắc chắn những gì mình có thể học trước.
- Đeo đồng hồ khi đi thi. Còn 10 phút thì tô đáp án và check xem có lệch dòng không rồi quay lại làm bài tiếp.​
12506739-austere-time-is-money-concept.jpg
- Nhất định phải đọc kĩ đề ! Bây giờ 0.2 thôi là em đã bỏ qua hàng nghìn đối thủ rồi, em có muốn mất điểm vào những câu sai ngớ ngẩn kiểu "chọn đáp án không đúng" không?
- Việc ai người nấy làm. Có những người sinh ra chỉ để làm xao nhãng người khác bằng cách xin giấy. Dù trong phòng có đứa nào phao, ngủ quên, bỏ thi... thì đó cũng không phải việc của mình. Thi đỗ rồi hỏi thăm nó sau cũng được :p
- Đừng nộp bài sớm. Thừa thời gian thì check lại từng câu một hoặc ngồi ngắm giám thị. Nộp sớm mà khoanh sót câu nào thì nỗi tiếc nuối được nhân lên 1000 lần đấy.
- Thi xong là xong, không check đáp án. Vừa tốn thời gian, vừa vô ích lại làm ảnh hưởng tinh thần thi môn tiếp theo.

D. VỚI MÔN HÓA NÓI RIÊNG

lich-thi-THPT-quoc-gia-2019-7858-1554103508.jpg

Môn Hóa sẽ là môn thứ 2 trong tổ hợp thi KHTN Lý - Hóa - Sinh. Anh có những dặn dò như sau :
- Như anh đã đề cập ở trên, giờ là lúc ôn tập lại những gì mình đã có, xây dựng nền tảng vững chắc trước đã. Mỗi ngày hãy bỏ ra một ít thời gian luyện đề LÝ THUYẾT, giờ SGK ra check lại những gì mình còn thiếu sót và đừng cố nhối nhét những gì mình không thể học nhé.
- Khi thi môn Lý xong, "LET IT GO" ! Đừng so đáp án mà để xuống tinh thần làm ảnh hướng đến bài thi Hóa.
- Làm tất cả các câu dễ trước mà ăn chắc 6,25 điểm, những câu tính toán để sau - KHÔNG ĐÂM ĐẦU VÀO BÀI KHÓ. Những bài như peptit, este, đồ thị zigzac... thì khi nào còn thừa thời gian và chắc chắn những câu còn lại hẵng làm. Nên nhớ : Điểm bài khó nhất cũng chỉ tương đương với điểm bài dễ nhất
- Hết giờ mà có những câu chưa làm được, đừng để trống. Hãy khoanh bừa hết những câu này cùng 1 đáp án, nhỡ đâu được thêm 0,2 - 0,4 thậm chí 1 điểm thì sao :p

MỘT LẦN NỮA, CHÚC CÁC EM 2001 THI TỐT VÀ ĐẬU VÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MÌNH MƠ ƯỚC
 
Top Bottom