5. Ngợi khen tác giả?
Đây cũng là một cách liên hệ, mở rộng vấn đề cảm nhận. Nếu khéo léo, bạn sẽ cho thấy sự cảm nhận tinh tế của mình cũng như cách đánh giá vấn đề "cao thủ". Và tất nhiên, các bạn không thể làm bừa được =)))) Có một vài lưu ý cho mọi người:
- Đối tượng phù hợp: Bạn không thể ca ngợi Nguyễn Minh Châu là cây bút truyện ngắn trong khi truyện ngắn chỉ là một thế mạnh của ông, Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi, còn cái danh đó thuộc về Lê Minh Khuê và Nguyễn Thành Long. Cũng tương tự, không phải nhà thơ nào trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng là nhà thơ cách mạng.
- Khía cạnh phù hợp trong tác phẩm: Giả sử, trong bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh có khổ thơ thứ ba đã đem lại triết lí sâu xa về sự vững vàng của con người trưởng thành được tôi luyện từ gian khó, bạn có thể ngợi ca sự sâu sắc toát ra từ ngòi bút tài hoa này, nhưng cái hay đến từ triết lí đó không áp dụng cho khổ thơ một và hai. Tương tự, hãy xem hai ví dụ của phần 4 (Bình luận)
- Tránh tâng bốc quá đà
- Đừng hời hợt và rập khuôn
6. Trình bày về nghệ thuật và đánh giá, bình luận nâng cao về nội dung?
Đây là một phần vô cùng cần thiết. Theo mình biết, cùng một đề văn, nhưng đáp án mỗi tỉnh khác nhau. Ví dụ đặc sắc nhất là chuyện biểu điểm phần Nghệ thuật. Có tỉnh chỉ yêu cầu khẳng định tí nghệ thuật, có tỉnh thì chơi tận 0.5 cho nghệ thuật ở đoạn văn cuối phần thân bài. Vậy thì trúng phải ai chủ quan không làm nghệ thuật đầy đủ thì chào tạm biệt với 0.5 điểm quý giá. Cho nên ở đây thừa còn hơn thiếu, và thêm nữa, đánh giá về nghệ thuật còn khiến bài viết sâu sắc hơn. (Trích comment phía trên trên của mình =)))
Vị trí của đoạn văn này là ở cuối phần thân bài, sau khi phân tích tất cả khía cạnh của nội dung của đề bài đã cho. Bạn có thể mở đầu luận điểm này như sau: Làm nên thành công trong việc thể hiện... của tác giả... còn là cách thể hiện tài hoa, độc đáo. Sau đó, bạn nêu từng nét nghệ thuật đặc sắc, cho thấy ý nghĩa của nó trong việc thể hiện nội dung, đánh giá giá tổng quát, nâng cao,...