Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chào mọi người, tự dưng có bạn hỏi về bí quyết học văn, thì Shenn nghĩ ngay đến cái chủ đề này. Trước khi vào nội dung chính thì mình cũng muốn giải thích một chút. Đối với mình, "ghi điểm" là ngoài việc đạt được yêu cầu cơ bản thì phải làm cho bài viết của mình thêm sâu sắc, thuyết phục giám khảo. Dưới đây, mọi nội dung bao gồm cả ví dụ cũng đều là mình viết, hẳn sẽ có chút thiếu sót và mong các bạn góp ý nhiều. Mình học Văn không giỏi, nhưng hi vọng bài viết này có thể giúp được các bạn. Bắt đầu thôi.
Đương nhiên, nếu muốn "hót" thật hay thì phải nắm thật chắc kiến thức. Hãy đảm bảo rằng bạn đã có đầy đủ kiến thức cơ bản về tác phẩm văn học (nhân vật, giá trị,...) và kĩ năng (hình thành luận điểm chẳng hạn). Một khi không nắm chắc những điều đó, cho dù bài văn của bạn có gọi là đủ ý cơ bản, nhưng sẽ rất gượng gạo và không thể sâu sắc.
Phần dẫn dắt mình sẽ không nói đến nữa, mình sẽ nói đến việc nêu ra vấn đề nghị luận ở bài viết. Tại sao lại vậy? Vì mình thấy nhiều bạn có một dẫn dắt rất hoa mĩ nhưng yêu cầu đối với một mở bài thì chưa đáp ứng. Ví dụ, khi khẳng định vẻ đẹp bức tranh mùa xuân thiên nhiên, con người cũng như ước nguyện cống hiến cao đẹp của Thanh Hải trong "Mùa xuân nho nhỏ", có bạn đã xử lí chưa được khôn khéo mặc dù đầu tư, tra cứu khá nhiều. Bạn ấy viết về sự thi vị của mùa xuân đã tác động đến bút lực tài hoa của thi sĩ như thế nào một cách da diết, miên man, nhưng đến lúc khẳng định vấn đề nghị luận, bạn ấy "quên béng" mất một vế vô cùng quan trọng: tấm lòng tha thiết với cuộc đời và ước nguyện hiến dâng những gì tinh túy nhất cho mùa xuân của đất nước. Phác họa nhanh mở bài, mình có thể làm như sau:
Vấn đề nghị luận có thể là ý kiến đánh giá nên hãy nêu được điều đó ở mở bài, giống như việc khẳng định "chắc nịch" bạn đang muốn trình bày điều gì, đó cũng là thứ để bám khi trình bày phần thân bài nhé. Đừng để mất điểm ở MB
- Còn tiếp (Dự là mình sẽ còn viết dài)
P.S: Nếu được ủng hộ, mình sẽ làm tiếp phần NLXH. Nhớ chia sẻ vấn đề của bạn nhé
1. Bạn phải có gì trước tiên?
Đương nhiên, nếu muốn "hót" thật hay thì phải nắm thật chắc kiến thức. Hãy đảm bảo rằng bạn đã có đầy đủ kiến thức cơ bản về tác phẩm văn học (nhân vật, giá trị,...) và kĩ năng (hình thành luận điểm chẳng hạn). Một khi không nắm chắc những điều đó, cho dù bài văn của bạn có gọi là đủ ý cơ bản, nhưng sẽ rất gượng gạo và không thể sâu sắc.
2. Mở bài?
Phần dẫn dắt mình sẽ không nói đến nữa, mình sẽ nói đến việc nêu ra vấn đề nghị luận ở bài viết. Tại sao lại vậy? Vì mình thấy nhiều bạn có một dẫn dắt rất hoa mĩ nhưng yêu cầu đối với một mở bài thì chưa đáp ứng. Ví dụ, khi khẳng định vẻ đẹp bức tranh mùa xuân thiên nhiên, con người cũng như ước nguyện cống hiến cao đẹp của Thanh Hải trong "Mùa xuân nho nhỏ", có bạn đã xử lí chưa được khôn khéo mặc dù đầu tư, tra cứu khá nhiều. Bạn ấy viết về sự thi vị của mùa xuân đã tác động đến bút lực tài hoa của thi sĩ như thế nào một cách da diết, miên man, nhưng đến lúc khẳng định vấn đề nghị luận, bạn ấy "quên béng" mất một vế vô cùng quan trọng: tấm lòng tha thiết với cuộc đời và ước nguyện hiến dâng những gì tinh túy nhất cho mùa xuân của đất nước. Phác họa nhanh mở bài, mình có thể làm như sau:
Thanh Hải là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ hiện đại thời kì đầu. Đưa vào những thi phẩm của mình dòng tâm tư giản đơn, chân thành, thơ Thanh Hải đã để lại ấn tượng sâu sắc bởi chất mộc mạc mà thấm đẫm tinh thần yêu quê hương, đất nước. Viết năm 1980 - không lâu sau trước khi tác giả qua đời, "Mùa xuân nho nhỏ" là một bài thơ tiêu biểu cho đặc trưng nghệ thuật ấy. Đến với "Mùa xuân nho nhỏ", người đọc không chỉ được chiêm ngưỡng bức tranh mùa xuân đẹp tươi của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc tưng bừng thời kì đổi mới, mà còn cảm nhận sâu sắc ước nguyện chân thành muốn được cống hiến cho đất nước, cuộc đời của Thanh Hải.
- Còn tiếp (Dự là mình sẽ còn viết dài)
P.S: Nếu được ủng hộ, mình sẽ làm tiếp phần NLXH. Nhớ chia sẻ vấn đề của bạn nhé
Last edited: